Các biện pháp về bảo vệ thương mại tạm thời

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 29)

Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời đầu tiên thường được các nước áp dụng là tự vệ. Theo đó các nước có thể hạn chế nhập khẩu tạm thời bằng cách tăng thuế nhập khẩu hoặc áp dụng hạn chế định lượng nếu cơ quan điều tra của nước này chứng minh được rằng khối lượng hàng hóa nhập khẩu tăng lên đáng kể và tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa đang sản xuất mặt hàng tương tự hoặc mặt hàng trực tiếp cạnh tranh.

Việc cho phép nâng mức độ bảo hộ tạm thời này nhằm giúp cho ngành sản xuất nội địa có đủ thời gian để thích ứng trước sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập. Do đó thời hạn tối đa để áp dụng biện pháp này cho một sản phẩm cũng chỉ kéo dài trong một thời gian trong vòng 8 tháng.

Biệp pháp thứ hai trong nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời là biện pháp chống bán phá giá. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi giá xuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tương tự sản xuất tại nước xuất khẩu. Các nước được phép đánh thuế chống bán phá giá khi điều tra được rằng hàng nhập khẩu được bán pháp giá vào thị trường nước mình (và tính được biên độ phá giá) đồng thời chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt hai cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước.

Các nước đang phát triển ít khi có cơ hội áp dụng biện pháp này do hạn chế về thông tin, trình độ kỹ thuật. Đa số các vụ kiện về chống bán phá giá được trình lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đều do Mỹ, EU, Canada, những nước pháp triển khác đưa ra.

Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời thứ ba là biện pháp trợ cấp và các biên pháp đối kháng. Chính phủ có thể trợ cấp cho doanh nghiệp dưới dạng tiên trực tiếp (cho không, cho vay ưu đãi, cấp thêm vốn), bảo lãnh trả các khoản vay, hoãn các khoản thuế phải thu... nhằm giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nội địa. Khi chính phủ nước nhập khẩu điều tra và xác định được rằng hàng hóa nhập khẩu đã được trợ cấp bán vào nước mình gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự trong nước thì nước này có quyền đánh thuế đối kháng. Tuy

24

nhiên, cũng giống như thuế chống bán phá giá, không có mức thuế suất cố định cho thuế đối kháng mà thuế suất này tùy thuộc vào mức độ tổn hại đối với sản xuất trong nước của nước nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 29)