Hệ thống thuế quan

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 35)

2.1.1.1. Thuế quan

Năm 1955, Nhật Bản là thành viên của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Năm 1970, việc kiểm soát thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng đã được Nhật Bản xóa bỏ. Năm 1980, ngoài các sản phẩm nông nghiệp và một số sản phẩm công nghệ cao, hầu hết các rào cản thuế quan đã được Nhật Bản gỡ bỏ. Sau đây sẽ là các mức thuế nhập khẩu mà Nhật Bản đang áp dụng:

a. Mức thuế ưu đãi theo các Hiệp định tự do thương mại song phương được kí kết giữa Nhật Bản và Singapore (có hiệu lực từ ngày 30/11/2002); giữa Nhật Bản và Mexico (có hiệu lực từ ngày 1/4/2005); giữa Nhật Bản và Malaisia (có hiệu lực từ ngày 13/7/2006). Mức thuế này được áp dụng cho các hàng hóa trong danh mục đối tượng của Hiệp định. Các mặt hàng khác sẽ áp dụng mức thuế (d).

b. Mức thuế ưu đãi dành cho các nước chậm phát triển (LDC): Những mặt hàng nằm trong danh mục ưu đãi thuế quan chung dành cho các nước đang phát triển, và các mặt hàng nằm trong danh mục ưu đãi thuế dành cho các nước chậm phát triển được miễn thuế. Những mặt hàng nằm ngoài hai danh mục này sẽ được áp dụng mức thuế (d).

c. Mức thuế ưu đãi chung: dành cho các nước đang phát triển. Áp dụng với những mặt hàng nằm trong danh mục ưu đãi thuế quan chung dành cho các nước đang phát triển. Những mặt hàng nằm ngoài danh mục này sẽ áp dụng mức thuế (d)

d. Mức thuế dành cho các nước thành viên của WTO, mức thuế dành cho các nước được hưởng ưu đãi thuế tối huệ quốc theo hiệp định giữa chính phủ Nhật Bản và chính phủ nước đó. Đây là mức thuế được xác định trên cam kết WTO và các hiệp định quốc tế khác.

30

Đối với các mặt hàng đồng thời nằm trong danh mục thuế theo hiệp định và thuế tạm thời thì áp dụng mức thuế thấp hơn giữa hai mức thuế này.

Đối với mặt hàng nằm trong danh mục thuế theo hiệp định nhưng không nằm trong danh mục thuế tạm thời thì áp dụng mức thuế thấp hơn giữa mức thuế theo hiệp định và mức thuế chung.

Đối với mặt hàng nằm ngoài danh mục thuế theo hiệp định thì áp dụng mức thuế (e) hoặc (f).

e. Mức thuế tạm thời: được quy định theo Luật thuế tạm thời. Đây là mức thuế mang tính tạm thời được áp dụng thay cho mức thuế cơ bản trong một thời gian nhất định trong trường hợp khó áp dụng mức thuế cơ bản. Nếu mức thuế tạm thời thấp hơn tất cả các mức thuế còn lại thì áp dụng mức thuế tạm thời.

f. Mức thuế cơ bản: là mức thuế cơ bản căn cứ theo Luật thuế quan Nhật Bản, được áp dụng trong một thời gian dài (nhưng không áp dụng với các nước thành viên của WTO). Trong trường hợp mức thuế tạm thời nhỏ hơn mức thuế chung thì áp dụng mức thuế tạm thời.

Ngoài thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải đóng 5% thuế tiêu thụ thông thường, được áp dụng đối với tất cả mặt hàng bán tại Nhật Bản. Loại thuế này phải được thanh toán ngay khi khai báo hải quan hàng nhập khẩu. Thuế tiêu thụ được tính trên trị giá CIF của hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Bao bì được miễn thuế nếu chúng chứa một lượng hàng ít hơn 10.000 Yên.

2.1.1.2. Chế độ thuế quan đặc biệt

Ngoài các loại thuế và mức thuế suất trên đây, Nhật Bản còn ban hành ba loại thuế đặc biệt, đó là:

- Thuế khẩn cấp: là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu để bảo vệ kịp thời ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự tăng nhanh nhập khẩu do giá hàng hóa nước ngoài rẻ.

- Thuế đối kháng: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu để đối lại các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài được hưởng trợ cấp của chính phủ. Các loại

31

thuế đối kháng chỉ có thể được sử dụng với một số điều kiện hạn chế và khi có thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

- Thuế chống phá giá: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, khi một công ty nước ngoài bị coi là bán hàng hóa của mình tại Nhật ở mức giá thấp hơn giá thành hay thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó tại nước xuất khẩu.

Nhìn chung, Nhật Bản đã có đạo luật rõ ràng về việc áp dụng quy chế thuế quan đặc biệt để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất nội địa mỗi khi có thiệt hại thật sự do việc bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu của nước ngoài.[9]

2.1.1.3. Hệ thống ưu đãi thuế quan

Hệ thống ưu đãi phổ cập là kết quả của cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD). Mục đích của hệ thống này là tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy công nghiệp hóa và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển bằng việc giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu ở các nước này.

Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1/8/1971, dựa trên Hiệp ước của UNCTAD năm 1970. Thuế GSP thường thấp hơn thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) từ 10 đến 100%. Hiện nay Nhật Bản dành chế độ GSP cho 142 nước và 15 vùng lãnh thổ, trong đó có 50 nước được hưởng ưu đãi thuế dành cho các nước chậm phát triển. Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước và vùng lãnh thổ được hưởng chế độ GSP.

Theo chế độ GSP, với các mặt hàng nông sản và hải sản (từ chương 1 đến 24 trong hệ thống HS), Nhật Bản dành ưu đãi cho 339 mặt hàng với thuế suất thấp hơn thuế suất WTO từ 10% đến 100% và không giới hạn hạn ngạch. Tuy nhiên, nếu việc công nhận quy chế ưu đãi cho một sản phẩm gây ảnh hưởng xấu tới ngành sản xuất trong nước thì một quy định ngoại lệ sẽ được đưa ra để tạm hoãn quy chế ưu đãi cho sản phẩm này.

Hầu hết sản phẩm công nghiệp (chương 25 đến 97 trong hệ thống HS) được hưởng ưu đãi không chịu thuế nhập khẩu trừ 118 mặt hàng không được hưởng ưu đãi gồm: muối, dầu thô, gelatin, đồ da, lông cừu, dê, thỏ và các sản phẩm từ lông, gỗ dán,

32

kén tằm, lụa thô, sợi lụa, vải lụa, sợi bông và sản phẩm dệt, giày và các bộ phận của giày...và 78 hạng mục (1.264 mặt hàng) nhạy cảm với mức thuế suất 20%, 40%, 60% hoặc 80% so với thuế suất MFN, có hạn ngạch trần được tính cho mỗi năm tài chính.

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)