Từ phía Nhà nước và các Hiệp hội thủy sản

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 102)

3.2.1.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Nhà nước cần rà soát lại Luật Thủy sản của Việt Nam để bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình mới. Nâng hệ thống các tiêu chuẩn ngành thành những quy định mang tính bắt buộc thực hiện đối với mọi cơ sở. Hiện nay, hệ thống các chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa toàn diện và đủ mạnh. Cần thiết phải bổ sung và chỉnh sửa làm sao có tác dụng răn đe, giáo dục người dân không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, để nâng cao chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam.

- Kiểm soát chặt chẽ hóa chất và kháng sinh cấm: Bộ Thủy sản đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp cùng các trung tâm chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng các loại hóa chất và kháng

97

sinh trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản. Xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm minh những trường hợp lưu hành, buôn bán các hóa chất, kháng sinh cấm.

Theo đó, Bộ Thủy sản cần yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường giám sát quá trình sản xuất và chế biến. Bởi trên thực tế, cũng đã có những trường hợp công nhân làm việc tại các nhà xưởng vệ tinh sử dụng kem bôi tay khi làm việc tại phân xưởng chế biến hoặc tại công đoạn bóc vỏ dẫn đến việc lây nhiễm kháng sinh có trong kem bôi tay vào sản phẩm.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, phải thực hiện kiểm tra chứng nhận về dư lượng kháng sinh cấm trong thủy sản theo quy định của cơ quan chức năng Nhật Bản, đồng thời tham khảo kỹ các văn bản và quy định mới của Bộ Thủy sản. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, cần phải đăng ký kiểm tra chất lượng theo quy định và chỉ được phép đưa lô hàng vào chế biến, tiêu thụ khi kết quả kiểm tra do Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản và các trung tâm thuộc cục đạt yêu cầu.

Riêng hệ thống cơ quan thuộc Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, Bộ Thủy sản yêu cầu cơ quan này kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp đồng thời thực hiện nghiêm công tác kiểm tra kháng sinh cấm trong các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản. Trong quá trình triển khai, nếu gặp phải vướng mắc, các trung tâm phải có báo cáo nhanh về cơ quan cấp trên để có biện pháp giải quyết kịp thời.

- Về đối ngoại, hiện nay giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa có thỏa thuận về kiểm dịch hàng thủy sản. Kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm dịch Việt Nam chưa được công nhận tương đương tại thị trường Nhật Bản. Mặc dù trước khi xuất khẩu, hàng thủy sản Việt Nam đã được kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận, tuy nhiên khi hàng cập cảng đến vẫn bị kiểm tra bắt buộc lại rồi mới được thông quan. Vấn đề dư lượng kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn chưa được khắc phục triệt để nên vẫn có nguy cơ Nhật Bản dựng lên các hàng rào kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng thủy sản của ta. Để khắc phục hiện trạng này, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Bộ Thương mại cần phối

98

hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy hợp tác và kí kết thỏa thuận kiểm dịch trong lĩnh vực thủy sản với phía Nhật Bản.

Hiện nay, phương pháp tiếp cận của cơ quan đồng cấp hai nước đang có một số khác biệt. Do đó, phía Việt Nam dự kiến sẽ đề xuất phía Nhật Bản thay đổi cách tiếp cận quản lý phù hợp với cách làm của nhiều nước, đồng thời không tập trung kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu như hiện nay. Nếu hai bên chưa thống nhất về tiêu chuẩn phương pháp thử tại phòng kiểm nghiệm, phía Nhật Bản cần hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo cho các kiểm nghiệm viên về phương pháp phân tích dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm để có kết quả tương đồng.

Được biết, trong chuyến làm việc Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản với Cục Y dược thực phẩm Nhật Bản từ ngày 25-28/12/2006, phía Nhật Bản đã đồng ý thảo luận việc ký kết thỏa thuận song phương trong công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước.

3.2.1.2. Giải pháp về nguyên liệu

Việc đảm bảo chất lượng ngay từ khâu nuôi trồng, khai thác là điểm nóng cần quản lý chặt chẽ, để tạo nguồn nguyên liệu sạch đảm bảo chất lượng cung cấp cho các cơ sở chế biến xuất khẩu. Đối với nguồn nguyên liệu nuôi trồng, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu: Hiện nay, tình trạng nuôi trồng thủy sản một cách tự phát của người dân vẫn còn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, do quy hoạch tổng thể phát triển ngành chưa được phê duyệt, quy hoạch cụ thể vùng ở một số địa phương cũng chưa được xây dựng, đã dẫn đến những tổn thất lớn trong nuôi trồng thủy sản và làm tàn phá môi trường sinh thái. Nhà nước cần rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch các vùng nuôi thủy sản một cách tổng thể cũng như cho các đối tượng thủy sản nuôi cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả nuôi trồng, giảm thiểu dịch bệnh. Các vùng nuôi trồng thủy sản phải được quy hoạch nằm trong vùng không có các nguồn ô nhiễm, các chất gây độc hại về vệ sinh an toàn thực phẩm từ môi trường xung quanh, đảm bảo hạn chế tối đa các mối nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm nuôi. Quy hoạch cần gắn liền với vấn đề cơ sở hạ tầng

99

trong nuôi trồng thủy sản, bao gồm: Thủy lợi hóa trong nuôi trồng, xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng hệ thống điện, đường giao thông trong vùng nuôi trồng thủy sản. Xây dựng hệ thống cấp thoát nước, vùng nuôi phải được bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của các ngành khác ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm của thủy sản nuôi. Nước cấp cho ao nuôi phải được xử lý qua ao lắng trước khi dẫn vào ao nuôi, còn nước thải ra phải được xử lý trong ao xử lý nước thải trước khi dẫn vào hệ thống tiêu nước chung.

- Triển khai nuôi trồng thủy sản bền vững: Nuôi trồng thủy sản bền vững phải đạt được các yêu cầu: Kiểm soát được dịch bệnh; thân thiện với môi trường và tạo ra sản phẩm nuôi an toàn. Để đạt được như vậy, nhà nước cần đầu tư thúc đẩy công tác hướng dẫn, tuyên truyền, giúp đỡ người nuôi thực hiện theo Gaqp và CoC. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các vùng nuôi, và cấp giấy chứng nhận cho các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn. Từng bước thực hiện các vùng nuôi sạch tại một số địa phương rồi sau đó mới nhân rộng ra cả nước. Như vậy sẽ củng cố sự tin tưởng của khách hàng cũng như tăng uy tín cho sản phẩm thủy sản nuôi của Việt Nam, giúp sản phẩm thủy sản của Việt Nam vượt qua hàng rào phi thuế để thâm nhập sâu rộng vào thị trường Nhật Bản.

- Phát triển sản xuất nhân tạo các loại giống sạch bệnh, chất lượng cao: Con giống khỏe sạch bệnh có ý nghĩa rất quan trọng đến chất lượng nguồn nuôi trồng. Vì vậy cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống bởi các cơ quan Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư, hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực phát triển giống thủy sản nhân tạo chất lượng cao.

- Kiểm tra, giám sát vùng nguyên liệu trước thu hoạch: Các cơ quan quản lý chất lượng, cụ thể là Cục quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQAVED) và các chi nhánh của mình cần tăng cường kiểm tra một cách toàn diện các vùng, các cơ sở nuôi thủy sản đối với các chất cấm theo yêu cầu của thị trường hiện nay. Thực hiện kiểm tra đối với các đối tượng nuôi như là tôm phải được kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh cấm như Chloramphenol, AOZ, AMOZ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ phải được kiểm tra dư lượng kim loại nặng, độc tố

100

sinh học,... Việc kiểm tra này phải được thực hiện trước khi thu hoạch và sau đó có danh sách thông báo kết quả kiểm tra gửi tới các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn để các doanh nghiệp có cơ sở lựa chọn nguồn nguyên liệu an toàn phục vụ sản xuất.

Đối với nguồn nguyên liệu khai thác tự nhiên, cơ quan kiểm dịch cũng phải lấy mẫu từ các tàu thuyền, đại lý thu gom để tiến hành kiểm nghiệm xem có chất bảo quản trong nguyên liệu hay không.

3.2.1.3. Giải pháp về khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất và hiệu quả của các hoạt động từ đánh bắt, nuôi trồng đến sản xuất chế biến xuất khẩu. Là một nước đi sau, nên thực trạng khoa học công nghệ của Việt Nam còn nhiều yếu kém. Vì vậy, Nhà nước cần có một số biện pháp để phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho sự phát triển của ngành thủy sản như sau:

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt cho công tác tạo giống thủy sản (như là cho đẻ con giống, thuần hóa giống nhập khẩu, công tác bảo tồn quỹ gen...); đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản; cũng như nghiên cứu kĩ thuật kiểm soát và xử lý môi trường nuôi, kĩ thuật phòng và trị bệnh thủy sản, các mô hình nuôi sạch, nuôi sinh thái, nuôi hữu cơ hướng đến sản xuất sản phẩm thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

- Đối với lĩnh vực chế biến thủy sản, cần tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, tiết kiệm chi phí, năng lượng... Nhà nước cũng cần đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở chế tạo các thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến thủy sản.

- Công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng còn nhiều bất cập. Nhà nước cũng cần phải đầu tư trang thiết bị cho các địa phương, các cơ quan kiểm dịch các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại như các thiết bị kiểm tra nhanh phục vụ công tác kiểm tra các hóa chất, chất kháng sinh... nhằm rút ngắn thời gian kiểm tra. Nếu được sự hỗ trợ đầu tư từ phía Nhà nước, giảm được chi

101

phí kiểm tra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, người nuôi thực hiện một cách toàn diện hơn.

3.2.1.4. Giải pháp về nhân lực

Con người chính là một nhân tố quyết định đối với sự phát triển của một lĩnh vực nào đó. Những vấn đề liên quan tới chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu không đảm bảo trong thời gian vừa qua, các công đoạn từ nuôi trồng, sản xuất, thị trường, quản lý... còn nhiều bất cập trong thời gian qua một phần do trình độ, khả năng, ý thức của ta còn nhiều yếu kém. Để khắc phục, Nhà nước cần đầu tư quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo và hỗ trợ công tác phát triển nhân lực.

- Nhà nước cần mở các lớp, các chương trình có sự giúp đỡ về kinh phí tại các địa phương để đào tạo nâng cao kiến thức cho nông dân, hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản thực hiện tuân thủ theo kỹ thuật, cách thức phòng chống bệnh có hiệu quả. Khuyến cáo, giáo dục bà con không sử dụng các hóa chất, thuốc chữa bệnh kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

- Nhà nước đứng ra tổ chức có hỗ trợ kinh phí các lớp đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học liên quan tới các vấn đề nổi cộm trong xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản cho các doanh nghiệp, mời các chuyên gia của Việt Nam, chuyên gia của Nhật hay quốc tế sang dạy. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham quan, khảo sát tại thị trường Nhật Bản nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh cũng như cách thức đáp ứng nhu cầu của thị trường

3.2.1.5. Giải pháp về quản lý

- Tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo hướng gắn kết giữa các khâu của quá trình sản xuất thành từng nhóm sản phẩm, bao gồm người sản xuất nguyên liệu, người cung ứng dịch vụ hỗ trợ cho nuôi trồng, đại lý thu mua với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nhằm quản lý tốt hơn các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

- Hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho tất cả các khâu tham gia vào quá trình sản xuất, từ nuôi trồng, đánh bắt, con giống, thức ăn, thuốc thú y, bảo quản, vận chuyển, sản xuất, chất lượng sản phẩm,... của các nhóm sản phẩm

102

chủ lực, phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu. Xây dựng các quy trình, hướng dẫn thực hiện hệ thống truy nguyên nguồn gốc cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Để xây dựng hệ thống truy thu nguồn gốc một cách hiệu quả, các cơ quan chuyên ngành kết hợp với các địa phương làm sao để có sự quản lý, thống kê một cách toàn diện các vùng nuôi, các cơ sở nuôi thủy sản đồng thời thực hiện việc đánh số, kí hiệu cho từng cơ sở, vùng nuôi. Đối với thủy sản đánh bắt cũng vậy, thực hiện hệ thống thông tin phân định tàu thuyền đánh bắt, vùng đánh bắt... Các dữ liệu này sẽ rất có ích đối với các doanh nghiệp trong việc quản lý truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Làm được điều này, từng bước chúng ta sẽ tiến tới xây dựng một hệ thống truy nguyên nguồn gốc hoàn chỉnh cho chuỗi sản phẩm thủy sản và có thể áp dụng mã vạch để quản lý.

- Cần quy hoạch trên cơ sở liên kết cấp vùng: Việc thành lập hiệp hội chế biến thủy sản cấp vùng làm trung tâm liên kết các hoạt động phát triển công nghiệp chế biến thủy sản giữa các địa phương sẽ phát huy sức mạnh nội lực. Từ đó tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan quản lý Nhà nước - doanh nghiệp chế biến với người nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản tăng tốc trong thời gian tới.

- Quản lý hóa chất, thuốc chữa bệnh trong nuôi trồng: Mặc dù Nhà nước đã có quy định như vậy nhưng việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng và bảo quản thủy sản vẫn diễn ra nên cần thiết phải có các biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn tình trạng này. Cần nghiêm cấm tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản sử dụng các loại hóa chất, thuốc kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng nêu trong danh mục do Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành. Không được sử dụng thuốc dùng cho người, hóa chất dùng trong công nghiệp để phòng trị bệnh cho động vật thủy sản và xử lý môi trường để nuôi trồng thủy sản. Không sử dụng các loại thuốc, hóa chất dùng cho động vật trên cạn để phòng và trị bệnh cho động vật dưới nước. Không được lạm dụng, sử dụng quá mức các loại kháng sinh, hóa chất đối với động vật thủy sản. Khuyến khích sử dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản.

103

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát từ khâu xuất nhập khẩu, sản xuất tới khâu lưu thông và kinh doanh các loại hóa chất, kháng sinh dùng trong nuôi trồng

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)