Một số rào cản pháp lý khác

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 67)

a) Luật Phòng chống biểu thị thông tin không đúng

Hàng hóa bán trên thị trường Nhật Bản không được phép phóng đại nội dung quảng cáo hoặc phản ánh sai sự thật nhằm gây ngộ nhận là sản phẩm tốt. Trường hợp biểu thị thông tin không rõ ràng khiến khách hàng không nhận biết được nước sản xuất cũng bị Nhật Bản cấm.

b) Luật chống bán phá giá

Là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bán phá giá vào Nhật Bản. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá được Nhật Bản nói riêng và các nước trên thế giới nói chung sử dụng như một hình thức “bảo hộ hợp pháp” đối với sản xuất nội địa của mình.

c) Luật thủy sản

Là luật khung liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động có liên quan đến thủy sản. Tại mỗi lĩnh vực là những luật điều chỉnh riêng, ví dụ: Luật Cảng cá, chợ cá; Luật Sản xuất, nuôi trồng thủy sản bền vững; Luật về hợp tác xã nghề cá... Bộ luật Thủy sản Nhật Bản được ban hành năm 1963 và sửa đổi, bổ sung ngày 22/6/2002. Mục tiêu của Bộ luật Thủy sản là bảo đảm sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững, phát triển bền vững ngành thủy sản nhằm cung cấp ổn định sản phẩm cho nhân dân. Đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật này là toàn bộ các hoạt động thủy sản như khai thác, nuôi trồng, chế biến và lưu thông, phân phối (nghề câu cá

62

giải trí tại Nhật Bản cũng được coi là đối tượng quản lý). Những yêu cầu đối với người kinh doanh thủy sản là phải coi trọng phát triển bền vững, có chính sách thu hút và đào tạo nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thủy sản. Yêu cầu đối với khâu chế biến, tiêu thụ bao gồm phải có chính sách coi trọng người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng những mặt hàng thủy sản có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các làng cá của Nhật Bản phải có chính sách nâng cao điều kiện sống, đẩy mạnh hoạt động làng nghề. Nhật Bản triển khai chính sách hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng thủy sản từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông. Ngoài luật, các văn bản dưới luật luôn được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường và xã hội.

d) Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

Luật này áp dụng cho các trường hợp sử dụng bao bì đóng gói/dụng cụ chứa. Chất liệu của bao bì và dụng cụ chứa phải ghi rõ ràng, xúc tiến việc thu hồi có phân loại để tái sử dụng hoặc tái chế nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Kể từ tháng 4/2000, các bao bì/dụng cụ chứa làm bằng giấy và nhựa sẽ chịu sự chi phối của Luật này.[6]

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)