Nhóm các biện pháp quản lý giá cả

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 25)

Ngoài mục tiêu tránh gian lận thương mại, biện pháp liên quan đến việc xác định giá tính thuế hải quan có thể được sử dụng như một công cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước. Trị giá tính thuế hải quan cao hay thâp sẽ tác động trực tiếp đến khoản thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp phải nộp và qua đó tác động lến giá bán của sản phẩm của Việt Nam trên thị trường nước nhập khẩu.

Trước đây, các nước đang phát triển thường không sử dụng giá thực tế ghi trên hóa đơn để tính thuế mà dụng trị giá tính thuế tối thiểu hoặc giá tham khảo. Thậm trí hải quan Thái Lan còn sử dụng giá hóa đơn cao nhất của sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ bất kỳ nước nào trong thời gian đó đế xác địnht trị giá tính thuế. Cách xác định tùy tiện này đôi khi khiến nhà xuất khẩu phải chịu thuế cao một cách vô lý và không thể dự đoán được khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm của mình.

Đến hay hầu hết các nước đã sử dụng Hiệp định về định giá hải quan của WTO để tính thuế nhập khẩu. Théo đó, giá tính thuế nhập khẩu là giá thực trả hoặc sẽ được trả khi hàng được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.

Hiệp định trị giá hải quan (ACV) mà tên đầy đủ là Hiệp định thực hiện Điều VII của GATT 1994. Nội dung cơ bản của ACV là yêu cầu cơ quan hải quan xác định giá hàng hóa bị đánh thuế trên cơ sở giá ghi trên hợp đồng, hóa đơn (gọi là trị giá giao dịch)

Trị giá giao dịch không chỉ bao gồm giá ghi trên hợp đồng mà còn có thể bao gồm một số chi phí khác: tiền hoa hồng, tiền môi giới, tiền đóng gói, lệ phí giấy phép, chi phí vận chuyển và bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF)

ACV không cho phép tính các chi phí sau vào trị giá giao dịch: cước vận tải nội địa sau khi nhập khẩu, chi phí lắp ráp, duy tu, bảo hành sau khi nhập khẩu, các loại thuế sau khi nhập khẩu.

Ngoài biện pháp về trị giá tính thiếu hải quan, hiện nay rất nhiều nước thể hiện mối quan ngại về các biện pháp phụ thu và phí đang được sử dụng tràn lan như một

20

loại thuế nhập khẩu trá hình nhằm cản trở thương mại. Danh mục các mặt hàng chịu phụ thu không cố định là một trong những lợi thế giúp các nước nhập khẩu bảo hộ tạm thời và giảm khả năng dự đoán của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 25)