Các động thái từ phía Việt Nam trong việc đối phó với rào cản phi thuế quan

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 86)

quan của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản

Trước những vấn đề đang nảy sinh ngày một nhiều của ảnh hưởng hàng rào phi thuế quan đến hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật, trong những năm gần đây các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có những động thái tích cực nhằm khắc phục những khó khăn trong việc “vượt rào”, trong đó, rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề bức bối nhất để xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản.

Từ cuối năm 2006, Nhật Bản đã thực hiện những thay đổi về chính sách kiểm soát dư lượng kháng sinh khiến nhiều nước xuất khẩu thủy sản sang thị trường này bị từ chối hoặc chuyển trả do sản phẩm bị phát hiện chứa dư lượng cao hơn mức giới hạn mới và phải qua chế độ kiểm tra tăng cường. Việt Nam cũng là một trong những nước bị ảnh hưởng khá nặng nề của chính sách này. Ðã có thời điểm, nhất là trong các quí I và II/2007, hàng thủy sản Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường Nhật Bản.

Ðứng trước tình hình nóng bỏng của xuất khẩu sang Nhật, Bộ Thuỷ sản trước đây và NAFIQAVED phối hợp chặt chẽ với VASEP đã đưa ra nhiều biện pháp đẩy mạnh quản lý mua bán và sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với nguyên liệu. Ngày 11/7/2007, Bộ Thuỷ sản cũ ra Quyết định số 06/2007/QÐ-BTS về việc áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản. Theo đó, chỉ những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm của Bộ Thủy sản mới được phép xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản. Những doanh nghiệp này phải thực hiện kiểm tra chứng nhận nhà nước về dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm đối với 100% lô hàng giáp xác, nhuyễn thể chân đầu và sản phẩm phối chế từ các loại nguyên liệu thủy sản nêu trên trước khi xuất khẩu vào Nhật Bản.[26] Kể từ sau khi thực hiện Quyết định 06 năm 2007, tỉ lệ lô hàng bị cảnh báo dư lượng kháng sinh cấm đã có xu hướng giảm đáng kể từ 4,6% trong 6 tháng cuối năm 2006 xuống còn 0,39% trong năm 2009, và chỉ còn 0,25% vào năm 2011.

81

Cộng đồng các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã cùng nhau thảo luận và đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ có lô hàng bị nhiễm, tự chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình và trước lợi ích của cả cộng đồng. Hạn chế xuất khẩu những lô hàng có nguy cơ nhiễm cao như tôm PUD biển cỡ nhỏ. Khâu bảo quản nguyên liệu ngay sau khi đánh bắt của ngư dân đã được xác định như một điểm có nguy cơ cao nhất về sử dụng kháng sinh cấm. Các khu vực nuôi cá tra là vùng trọng điểm để kiểm soát việc sử dụng hoá chất trị bệnh cho cá. Các nhà máy tăng cường kiểm tra nguyên liệu đầu vào, không thu mua nguyên liệu chứa tạp chất và áp dụng chặt chẽ các chương trình quản lý chất lượng HACCP, SSOP.

Bên cạnh đó, cộng đồng các doanh nghiệp cũng chủ động đề xuất các biện pháp quản lý hợp lý, và quyết liệt nhằm chống ách tắc xuất khẩu sang thị trường này. Sau một thời gian áp dụng đồng bộ các biện pháp, xuất khẩu đã có những tín hiệu khả quan. Các thành phần tham gia trong cả chuỗi sản xuất thủy sản, từ người đánh bắt, lưu giữ và bảo quản nguyên liệu, người nuôi cá đến các nhà chế biến xuất khẩu đã phần nào nhận rõ tầm quan trọng về sự liên kết nhân quả trong toàn bộ chuỗi giá trị.

Ngày 24/8/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và VASEP đã ký kết Thoả thuận hợp tác với các nội dung chủ yếu trong việc đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, dự án phát triển, các quy phạm pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản và nông ngư dân, huy động nguồn lực nhà nước và xã hội tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật liên quan đến sự phát triển của cộng đồng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản.

Công tác thông tin phục vụ nhu cầu phát triển ngành thủy sản và một số lĩnh vực quan trọng khác về áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, xã hội hoá một số dịch vụ công về kiểm tra, đánh giá và công nhận hệ thống chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và xây dựng các tổ chức quản lý cộng đồng... cũng đang được các doanh nghiệp hết sức chú trọng.

82

Cũng trong năm 2007, ngành thuỷ sản đã tham gia xây dựng Luật An toàn Vệ sinh Thực phẩm và dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, cùng với áp dụng các biện pháp cấp bách kiểm soát hoá chất, kháng sinh cấm trong hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản, qui định chỉ tiêu kiểm tra và mức giới hạn tối đa cho phép đối với thuỷ sản xuất khẩu, cũng như các hoạt động kiểm tra hoá chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng, chế biến, tỉ lệ mạ băng trong sản phẩm.

Việc kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại đã được thực hiện với tất cả thuỷ sản chủ lực, nuôi tập trung (tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh, cá basa, cá tra, cá rô phi, cua). Chỉ tiêu và tần suất lấy mẫu kiểm tra đối với từng đối tượng cụ thể được thực hiện theo đúng quy định của thị trường EU. Kết quả có 12 mẫu thuỷ sản nuôi, 2 mẫu thuỷ sản đại lý và 15 mẫu nước bị phát hiện vượt mức giới hạn cho phép đối với chỉ tiêu dư lượng hoá chất kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng, và tất cả đã bị xử lý đúng qui định.

Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng được thực hiện tại 100% số vùng. Các trường hợp phát hiện mật độ tảo độc vượt quá giới hạn đều được áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo qui định. Các trường hợp phát hiện chất độc DSP dương tính đều bị đình chỉ thu hoạch, lấy mẫu kiểm tra tăng cường tảo độc và chất độc, cho đến khi kết quả kiểm tra chất độc, tảo độc đạt mức cho phép.

Cho đến tháng 9/2007, Đoàn thanh tra EU đã ghi nhận Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các qui định của EU. Các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng chấp nhận nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.

Nhằm giữ vững thị trường Nhật Bản rất khắt khe về qui định, ngành thuỷ sản đã tổ chức 120 khoá đào tạo 3.500 lượt ngư dân, chủ đầm nuôi, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản để phổ biến qui định mới của Nhật. Nhờ đó, tỉ lệ các lô hàng bị cảnh báo kháng sinh cấm so với tổng số lô hàng xuất khẩu đã từ 4,6% trong 6 tháng cuối năm 2006, xuống còn 1,6% trong 6 tháng đầu năm 2007. Đến tháng 7/2007, tỉ lệ này chỉ còn 0,75%, và tháng 8/2007 là 0,5%, tỷ lệ này tiếp tục giảm trong năm 2008

83

và 2009, còn 0,45% vào năm 2009, bước sang năm 2010 tỷ lệ này có tăng lên 0,7% tuy nhiên đến cuối năm 2011, đầu năm 2012 đã có xu hướng giảm so với năm 2010 và đầu năm 2011.

Phối hợp với các địa phương, viện, trường, chuyên gia quốc tế, chúng ta đã tìm ra nguyên nhân “bệnh sữa” trên tôm hùm tại 5 tỉnh miền Trung, đề ra phương pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả. Hoạt động kiểm dịch tại trại giống trước khi xuất bán được triển khai đều khắp và đạt tỉ lệ 75% - 85%, đặc biệt tại Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, kiểm tra 16 tỉ tôm sú post, phát hiện 23 triệu post không đạt yêu cầu...

Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 82/2009/TT-BNNPTNT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thuỷ sản. Theo đó, sẽ có những quy chuẩn sau được áp dụng cho mặt hàng thủy sản:

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thuỷ sản - điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường, ký hiệu QCVN 02-14:2009/BNNPTNT (Sau đây gọi tắt là “QCVN 02-14: 2009/BNNPTNT”)

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơ sở sản xuất giống thủy sản - điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường, ký hiệu QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT (Sau đây gọi tắt là “QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT”).

Trong đó, QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT áp dụng đối với các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, các cơ quan quản lý hoạt động liên quan đến sản xuất giống thủy sản trong phạm vi cả nước cũng bao gồm các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý. Vị trí xây dựng các cơ sở này phải có nguồn nước sạch đáp ứng yêu cầu của cơ sở sản xuất giống, nguồn điện ổn định, giao thông thuận tiện và tách biệt với khu vực dân cư, xa các nhà máy công nghiệp, hóa chất và chế biến thực phẩm; mặt bằng vững chắc, địa tầng ổn định, không nằm trong vùng bị xói lở và nằm trong quy hoạch của địa phương hoặc có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản phải thực hiện chứng nhận hợp quy về điều kiện chung đảm bảo an

84

toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường theo Quyết định số 24/2007/QĐ- BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngoài các điều kiện chung bắt buộc mọi cơ sở sản xuất giống thủy sản phải thực hiện theo các quy định tại quy chuẩn này, các cơ sở sản xuất giống tùy từng đối tượng cụ thể phải áp dụng các điều kiện riêng phù hợp với quy trình sản xuất giống theo quy định hiện hành của nhà nước.[26]

Ngày 15/3/2010, tại buổi làm việc với Cục Y dược và Thực phẩm, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã cho biết, Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm tra Trifluralin đối với cá tra xuất khẩu sang Nhật. NAFIQAVED cho biết thêm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đồng ý loại bỏ sản phẩm có chứa Trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thu hồi và tiêu huỷ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản chứa Trifluralin còn tồn kho. Tại buổi làm việc, đại diện Cục đã giới thiệu hoạt động kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, trong đó tập trung giới thiệu cơ cấu tổ chức và năng lực của cơ quan thẩm quyền và hệ thống kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản. Bên cạnh đó, NAFIQAVED cũng đề xuất hợp tác giữa cơ quan thẩm quyền của hai nước trong việc đánh giá năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm và thừa nhận kết quả kiểm nghiệm của NAFIQAVED, tránh kiểm tra hai lần đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, đồng thời tiến tới ký kết thoả thuận hợp tác kiểm soát chất lượng thủy sản xuất nhập khẩu của hai nước.

Gần đây, trước nguy cơ mất thị trường lớn nhất của sản phẩm tôm do việc Nhật Bản áp dụng mức dư lượng 0,01ppm đối với Ethoxyquin và kiểm tra 100% các lô hàng tôm xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam. Giữa tháng 11 vừa qua, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn đã cử đoàn đại biểu sang làm việc trực tiếp với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản. Theo đó, đoàn đã đề nghị Nhật Bản xem xét để nâng hạn mức dư lượng Ethoxyquin lên một cách hợp lý, tương thích với tình hình chung của thế giới. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám – đại diện đoàn Việt Nam cho biết, kết thúc chuyến làm việc, cơ quan chức năng

85

Nhật Bản vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Đại diện Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết, đầu tháng 11 vừa qua, Ủy ban An toàn thực phẩm Nhật Bản đã xem xét những vấn đề Việt Nam kiến nghị nhưng chưa đưa ra được kết quả cuối cùng. Cùng với việc đàm phán với phía Nhật Bản, ngày 12/9/2012, tại cuộc họp bàn biện pháp quản lý Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã yêu cầu Tổng cục Thủy sản rà soát ngay danh mục các loại thức ăn nuôi tôm thương phẩm có chứa và không chứa Ethoxyquin để ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người nuôi tôm sử dụng thức ăn không chứa Ethoxyquin, đặc biệt với cơ sở nuôi tôm làm nguyên liệu chế biến XK vào Nhật Bản. Đồng thời xây dựng đề cương và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, lấy mẫu kiểm nghiệm thức ăn có chứa Ethoxyquin nhằm xác định mức dư lượng tối đa (MRL) của Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản.

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)