Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 30)

* Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp

Nhiều nước trên thế giới đang áp dụng quyền kinh doanh xuất nhập kaharu và doanh nghiệp thương mại nhà nước như một rào cản đối với thương mại quốc tế. Ở một số quốc gia, chỉ có những doanh nghiệp do nhà nước chỉ định mới được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu một số loại hàng hóa. Các nước thường biện minh rằng hoạt động này nhằm mục đích bình ổn giá và khối lượng của các mặt hàng có khả năng ảnh hưởng lớn đến cân đối của nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, các biện pháp hạn chế quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã bóp méo thương mại, tạo độc quyền cho một số doanh nghiệp nhà nước.

* Các biện pháp liên quan đến đầu tư

Chính phủ các nước thường hay đặt ra điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài để khuyến khích đầu tư theo một số mục tiêu ưu tiên. Các biện pháp như vậy có thể tác động lớn đến thương mại quốc tế. Trong thời gian tới, khi các nhà đầu tư Việt Nam có thể vươn ra thị trượng thế giới, chúng ta cần chú trọng đến biện pháp này.

Ngoài ra, còn có các biện pháp khác liên quan đến đầu tư là hàm lượng nội địa, tức là, nước nhận đầu tư buộc chủ đầu tư phải sử dụng một lượng nguyên liệu đầu vào nhất định của địa phương trong quá trình sản xuất. Hay, Chính phủ sở tại có thể đặt ra các yêu cầu nhất định về tỷ lệ ngoại hối, các biện pháp như yêu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước, yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu, yêu cầu bắt buộc về loại sản phẩm yêu cầu về chuyển lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong xu thế tự do hóa thương mại hiện nay, các nước dần dần loại bỏ toàn bộ các rào cản đầu tư liên quan đến thương mại, tuân theo những qui định trong hiệp định TRIMs của WTO.

25

Các biện pháp độc quyền mà tạo nên một tình huống độc quyền, bằng cách đưa ra các quyền riêng biệt cho một nhóm hoặc một nhóm hạn chế của những người điều hành kinh tế của các lí do xã hội, tài chính hoặc kinh tế.

- Một kênh đối với nhập khẩu: tất cả việc nhập khẩu hoặc việc nhập khẩu hàng hóa chọn lọc phải được hướng tới qua các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp do nhà nước quản lý. Đôi khi khu vực tư nhân cũng có thể được cấp các quyền nhập kaharu tiêng biệt.

- Quản lý thương mại nhà nước - Cơ quan nhập khẩu duy nhất

- Các dịch vụ quốc gia bắt buộc: các quyền riêng biệt được Chính phủ thừa nhận về bảo hiểm quốc gia và các công ty tàu biển đối với tất cả hoặc một phần cụ thể của việc nhập khẩu.

- Bảo hiểm quốc gia bắt buộc

* Gần đây một số nước, đặc biệt là các nước phát triển đang tạo ra những rào cản mới đối với thương mại quốc tế

Đó là các biện pháp gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động để hạn chế nhập khẩu. Nếu bị áp dụng những biện pháp này, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, sẽ rất khó thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.

Không một nước nào trên thế giới lại từ bỏ việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan như một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước hay để đạt được một số mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Theo qui định của WTO, các nước sẽ dần dần xóa bỏ một số hàng rào phi thuế quan đặc biệt là những biện pháp hạn chế định lượng. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, việc tạo ra và sử dụng các công cụ phi thuế mới, tinh vi hơn là điều không thể trành khỏi. Là một nước đang phát triển, lại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam càng cần phải hiểu rõ các hàng rào phi thuế quan để vừa đẩy mạnh được xuất khẩu vừa bảo hộ hiệu quả các ngành sản xuất non trẻ trong nước.

26

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 30)