Khái quát về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 53)

thuỷ sản nhập khẩu

2.2.1.Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhật Bản là nước có nhiều quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với từng nhóm mặt hàng thủy sản, Nhật Bản đều đề ra các quy định pháp lý tương ứng:

Bảng 2.2: Quy định của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu

Mã HS Nhóm mặt hàng Quy định tương ứng 0301 0302 0303 0304 Cá sống Cá tươi trữ lạnh Cá đông lạnh

Philê và thịt cá tươi/trữ lạnh/đông lạnh

Luật vệ sinh thực phẩm Luật kiểm dịch

0305 Cá khô/ướp muối/ướp chượp – tức ngâm

nước muối/xông khói, bột cá Luật vệ sinh thực phẩm

0306

Giáp xác sống/tươi/trữ lạnh/đông lạnh/khô/ướp muối/ngâm nước muối/hấp/luộc

Luật vệ sinh thực phẩm

0307 Nhuyễn thể sống/tươi/trữ lạnh/đông

lạnh/khô/ướp muối/xông khói Luật kiểm dịch

1603 1604 1605

Chất chiết xuất từ cá/giáp xác/nhuyễn thể Cá chế biến, trứng cá muối/chế biến Giáp xác, nhuyễn thể chế biến

Luật vệ sinh thực phẩm

1212 Rong, tảo Luật vệ sinh thực phẩm

Luật bảo vệ thực vật

48  Một số điều khoản quan trọng

Điều 6: Danh sách những thực phẩm bị cấm:

- Thực phẩm đã biến chất (hư hỏng, thối rữa)

- Thực phẩm chứa chất độc hại hoặc bị nghi ngờ chứa chất độc hại - Thực phẩm mang nguồn bệnh hoặc nghi ngờ có chứa mầm bệnh - Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc chứa hợp chất lạ

Điều 7 – 8: Cấm nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm

Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Thực phẩm - Dược phẩm, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội sẽ quyết định cấm nhập khẩu, kinh doanh những mặt hàng có hại cho sức khỏe con người, hoặc buộc doanh nghiệp phải coi mặt hàng đó là mặt hàng “phi thực phẩm”.

Khi “tai nạn” xảy ra, nếu nghi ngờ nguyên nhân là do một chất nào đó có trong thực phẩm, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội cũng ra quyết định cấm nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng này. Trong trường hợp lệnh cấm đã được thực thi, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội nhận được đơn yêu cầu điều tra, kết quả cho thấy mặt hàng đó không có hại cho sức khỏe con người, Bộ sẽ hủy bỏ lệnh cấm hoặc xóa bỏ một phần lệnh cấm.

Bất cứ một quyết định nào về thực phẩm, hóa chất, kháng sinh, phụ gia trước khi ban hành, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản đều tham khảo ý kiến của Hội đồng Thực phẩm – Dược phẩm.

Các điều khoản khác:

Việc kiểm định chất lượng hàng hóa, nhất là thực phẩm tươi sống được Nhật Bản thực hiện rất nghiêm ngặt. Nhật Bản quy định các trường hợp xây kho và kinh doanh thủy sản tươi sống phải xin giấy phép kinh doanh do Chủ tịch tỉnh/thành phố cấp. Các sản phẩm chứa độc tố hay chất nào đó có hại cho sức khỏe con người đều bị cấm kinh doanh.

Thủy sản đông lạnh, mực, nhuyễn thể vỏ cứng là những mặt hàng bắt buộc phải kiểm soát. Chất tẩy trắng và chất kháng sinh có trong thực phẩm nhập khẩu bắt buộc phải kiểm định hàm lượng. Oxyteracyline – loại kháng sinh được sử dụng

49

nhiều trong nuôi trồng thủy sản, lượng tối đa được phép có trong thực phẩm là 0,1/1.000.000.

Từ đầu tháng 10 năm 2005, thực phẩm thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ dư lượng kháng sinh AOZ (3-amino-2-oxazole), SEM (semicarbazide), Nitrofuran và các dẫn xuất của Nitrofuran. Nếu phát hiện thấy dư lượng các chất này, Phòng đối sách nhập khẩu an toàn sẽ chủ động thu hồi, tiêu hủy hoặc chỉ đạo cho nhà nhập khẩu tiến hành nhận hàng về.

Từ năm 2011, các mặt hàng thủy sản chịu kiểm dịch bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế (kiểm dịch tất cả các lô hàng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo không có các mặt hàng thực phẩm có khả năng vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm). Các mặt hàng thực phẩm chịu kiểm dịch bắt buộc, không tính theo nước xuất xứ, bao gồm trứng cá hồi và cá nóc. Thêm vào đó, các loại tôm nuôi tại Thái Lan (kiểm tra oxolonic acid) và tôm và mực được sản xuất tại Việt Nam (kiểm tra chloramphenicol, nitrofurans...) cũng chịu quy định kiểm dịch bắt buộc.

Chỉ định cụ thể của Nhật Bản đối với một số mặt hàng thủy sản:

- Cá tươi: không được có dư lượng CO2.

- Cá nóc: phải có giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu.

- Cá phi lê, sashimi đông lạnh: không được phép có trực khuẩn ruột kết, khống chế vi khuẩn dưới 100.000/gam.

- Mặt hàng chế biến chín đông lạnh: không được phép có Escherichia Coli, khống chế trực khuẩn dưới 3.000.000/gam.

- Bánh cá: không được phép có trực khuẩn, lượng kali-nitơrat dưới 0,05g/kg. - Hải sản đông lạnh (kể cả sản phẩm hấp chín rồi đông lạnh như bạch tuộc): không được phép có trực khuẩn ruột, khống chế vi khuẩn dưới 100.000/gam.

- Hàu: khống chế vi khuẩn dưới 50.000/gam, khống chế Escherichia Coli dưới 230/100 gam.

- Quy định kiểm tra khuẩn Escherichia Coli trong tôm, cua nhập khẩu đã được bãi bỏ từ ngày 1/4/2001.

50

Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước sản xuất đã sử dụng quá nhiều hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, chế biến, chế biến thực phẩm và bảo quản sản phẩm, dẫn tới các vấn đề về dư lượng hóa chất, kháng sinh trong thực phẩm, gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy Nhật Bản đã đưa ra các quy định mới, cụ thể đối với từng mặt hàng thủy sản nhập khẩu; lập danh sách các hóa chất, kháng sinh bị cấm, định lượng cụ thể cho những hóa chất và kháng sinh được phép sử dụng; lên danh sách hóa chất, kháng sinh, phụ gia được phép/không được phép có trong thực phẩm.

Đối tượng kiểm tra là thủy sản và các loại thực phẩm thủy sản (cá, giáp xác, nhuyễn thể có vỏ và các loài động vật thủy sản khác sống dưới nước).

Các chất đưa vào qui định:

- Các chất cấm hoàn toàn: 15 chất, nhóm chất (trong đó 8 chất, nhóm chất giống quy định của Việt Nam).

- Các chất được qui định mức dư lượng tối đa: 61 chất, nhóm chất.

- Các chất được áp dụng mức dư lượng tạm thời: 799 chất, nhóm chất, trong đó có 116 chất liên quan đến thực phẩm thủy sản.

- Các chất khác được áp dụng mức dư lượng mặc định tối đa (mức cho phép): 0,01 ppm.

 Trình tự thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản

Thực phẩm khi nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ phải trải qua các bước kiểm tra như sau: Trước hết doanh nghiệp xuất khẩu phải nộp hồ sơ đăng kí nhập khẩu để lô hàng của mình trở thành lô hàng nhập khẩu, sau đó tiến hành khai báo nhập khẩu và kiểm tra hồ sơ tại trạm kiểm dịch của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Tại đây lô hàng sẽ được xem xét để tiếp tục xử lí theo hai hình thức. Hoặc là lô hàng sẽ được miễn kiểm tra, rồi được cấp giấy chứng nhận để thông quan và phân phối nội địa; Hoặc là lô hàng sẽ phải kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì cũng được cấp giấy chứng nhận và thông quan như với lô hàng được miễn kiểm tra, còn nếu ko đạt yêu cầu, lô hàng sẽ bị hủy hoặc trả lại cho doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể thấy rõ hơn trình tự thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản qua sơ đồ sau đây:

51

Hình 2.1: Trình tự thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản

Nguồn: “Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản”

Nộp hồ sơ đăng ký nhập khẩu

Lô hàng nhập khẩu

Khai báo nhập khẩu

Kiểm tra hồ sơ tại trạm kiểm dịch của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi

Cấp giấy chứng nhận

Thông quan

Phân phối nội địa

Yêu cầu phải kiểm tra

Kiểm tra giám sát

Kiểm tra khác Không đạt yêu cầu Kiểm tra bắt buộc Đạt yêu cầu Hủy hàng, trả hàng,... Miễn kiểm tra

Phòng KN chỉ định Trạm kiểm dịch Hoặc trạm kiểm dịch

52

 Các hệ thống kiểm tra thực phẩm thủy sản nhập khẩu của Nhật Bản

Đối với mỗi mặt hàng cụ thể, thời điểm cụ thể khi nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ bị áp các hệ thống kiểm tra. Hiện nay, Nhật Bản đang thực hiện các hệ thống kiểm tra dưới đây đối với thực phẩm thủy sản nhập khẩu:

- Kiểm tra thông thường: Lấy mẫu xác suất theo đăng kí của nhà nhập khẩu

- Kiểm tra giám sát (monitoring inspection):

Mục đích của hệ thống kiểm tra giám sát là nhằm thu thập dữ liệu thông tin về tình trạng an toàn vệ sinh của các hàng hóa thực phẩm khác nhau được đưa vào Nhật Bản.

Trong khi các trạm kiểm tra của Bộ Y tế Nhật Bản thực hiện phân tích mẫu, hàng vẫn có thể làm thủ tục nhập khẩu mà không cần đợi kết quả kiểm tra. Hàng năm, hệ thống kiểm tra giám sát nêu rõ loại hàng hóa phải kiểm tra giám sát dựa trên số lượng nhập khẩu hàng năm và thông tin lưu trữ về những vi phạm trong quá khứ đối với mỗi hàng hóa.

- Kiểm tra bắt buộc (inspection order):

Hình thức kiểm tra này là do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ban hành, căn cứ vào: độ rủi ro của thực phẩm, hiện trạng vệ sinh, an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu và lịch sử vi phạm của sản phẩm.

Đối với hình thức này thì khi lô hàng cập cảng Nhật Bản, sẽ bị lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo yêu cầu và chỉ được thông quan sau khi có kết quả đạt. Mặt khác nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí kiểm tra.

Lệnh kiểm tra này hiện đang áp dụng đối với hai loại mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam là tôm và mực, 2 trong số những mặt hàng thủy sản xuất khẩu với kim ngạch lớn nhất sang Nhật Bản.[25]

- Hệ thống kiểm tra khác:

Ngoài các hệ thống kiểm tra trên, còn có hệ thống kiểm tra khác do thanh tra thực phẩm của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi thực hiện, trong các trường hợp:

Thực phẩm lần đầu tiên được nhập khẩu vào Nhật Bản

Thực phẩm không đảm bảo theo quy định của Luật vệ sinh thực phẩm Thực phẩm gặp sự cố trong quá trình vận chuyển

53

 Quy định xử lý hàng nhập khẩu vi phạm Luật vệ sinh thực phẩm

- Khi trạm kiểm dịch hoặc nhà nhập khẩu phát hiện lô hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm thì lô hàng sẽ bị xử lý như sau:

+ Nếu chưa thông quan: Trạm kiểm dịch sẽ hướng dẫn nhà nhập khẩu loại bỏ, trả hàng hoặc áp dụng những biện pháp cần thiết khác.

+ Nếu đã thông quan: cơ quan có thẩm quyền địa phương sẽ hướng dẫn nhà nhập khẩu triệu hồi lại hàng.

- Biện pháp đối với nhà nhập khẩu có các lô hàng bị phát hiện vi phạm Luật thực phẩm:

+ Điều tra nguyên nhân dẫn đến lô hàng vi phạm và báo cáo kết quả cho Trạm kiểm dịch.

+ Khi muốn tiếp tục nhập khẩu mặt hàng đã bị vi phạm, nhà nhập khẩu phải chứng minh là đã xác định được nguyên nhân vi phạm và có biện pháp khắc phục hậu quả; Nhà nhập khẩu có thể sang kiểm tra tại nước xuất khẩu và lấy mẫu kiểm tra cho loại mặt hàng đã vi phạm, báo cáo kết quả cho Trạm kiểm dịch biên giới. Nhà nhập khẩu có thể sẽ bị cấm hoặc đình chỉ kinh doanh khi vi phạm nhiều lần hoặc gây ra mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng.

- Tất cả các trường hợp vi phạm được công bố trên website của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản; Bao gồm các thông tin: mặt hàng, nhà nhập khẩu, nước xuất khẩu, chất vi phạm và mức phát hiện, biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 53)