Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 74)

trường Nhật Bản

2.3.3.1 Thành tựu

 Giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản ngày càng gia tăng Nhật Bản luôn là một trong những thị trường quan trọng nhất đối với hàng thủy sản của Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản luôn chiếm tỷ trọng lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng cao (bình quân tăng 4,2%/năm). Từ năm 2005 cho đến 2011, giá trị thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng gần 25%: từ 813,4 triệu USD năm 2005 lên 1.016 triệu USD năm 2011. Điều này cho thấy mặt hàng thủy sản của Việt Nam về cơ bản đã duy trì và nâng cao được vị trí của mình trên thị trường Nhật Bản.

 Chất lượng hàng hóa ngày càng được nâng cao

Trong xu thế yêu cầu về chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu ngày càng cao của các nước nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, tuy mức độ chưa lớn lắm. An toàn vệ sinh thực phẩm được các doanh nghiệp rất chú trọng. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng HACCP theo tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ngày nay, hàng thủy sản của Việt Nam đã chứng tỏ có thể cạnh tranh thắng lợi với các đối thủ khác trên thị trường Nhật. Tuy xuất khẩu thủy sản sang Nhật có giảm vào giai đoạn 2007 – 2009, nhưng những sự giảm sút này chủ yếu là do yếu tố khách quan từ bên ngoài (khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy thoái kinh tế Nhật và sức hấp dẫn từ thị trường thủy sản Hoa

69

Kỳ...). Nhìn chung, hàng thủy sản Việt Nam đã khẳng định được uy tín của mình trên thị trường Nhật Bản.

Riêng mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam được đánh giá rất cao, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Nhật Bản.

 Chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, hình thành nhóm sản phẩm chủ lực

Trước đây, Việt Nam thường xuyên xuất khẩu nguyên liệu thô cho các doanh nghiệp Nhật Bản chế biến lại. Vì thế giá trị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thường không cao. Bằng việc chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, tăng khối lượng của các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, Việt Nam đã tăng được thị phần ở thị trường Nhật Bản. Đặc biệt, Việt Nam đã xác định được nhóm mặt hàng chủ lực là tôm, cá tra, cá basa, mực, cá ngừ và đã tập trung quy hoạch vùng nuôi trồng, sản xuất hướng tới xuất khẩu.

 Đã tiếp cận tốt hơn hệ thống kênh phân phối trên thị trường Nhật Bản

Trong những năm gần đây, do các doanh nghiệp chưa hiểu biết rõ về thị trường Nhật Bản nên không thể xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu xuất khẩu qua trung gian như Singapore, Hồng Kông,... Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của mình, hầu hết các doanh nghiệp đã bắt đầu xuất khẩu trực tiếp cho các nhà nhập khẩu của Nhật Bản thay vì xuất khẩu qua nước thứ ba. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể mở rộng hình thức xuất khẩu của mình bằng cách thâm nhập mạnh hơn vào hệ thống phân phối bán lẻ, mở văn phòng đại diện hay lập chi nhánh ngay tại thị trường Nhật Bản.

 Năng lực của cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cấp ngành và địa phuơng được chú trọng

Thị trường nhập khẩu Nhật Bản là một thị trường rất khó tính. Họ rất coi trọng vấn đề vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường này, chúng ta đặc biệt chú trọng vấn đề kiểm tra chất lượng, vệ sinh. Hiện nay chúng ta đã tổ chức đào tạo, hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cán bộ của các ngành liên quan, và đến tất cả các khâu, từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản

70

phẩm. Đặc biệt, chúng ta đã hiện đại hóa hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm, nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

 Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam không cao và không ổn định về chất lượng

Chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã được nâng cao, nhưng vẫn còn thấp hơn so với hàng hóa của các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, và ngay cả các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Phillipine. Thực tế, hơn 50% hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế, chưa nhiều mặt hàng tiện dụng, nghèo về mẫu mã và bao bì. Vì thế, hàng thủy sản Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác trên thị trường Nhật Bản.

Nguyên nhân của tình trạng này là do mặt bằng về khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp, ảnh hưởng đến phương thức chế biến, và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Tiếp đến, là do ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như trình độ lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Cuối cùng, chất lượng nguyên liệu đầu vào của Việt Nam còn thấp cũng ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, giảm khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam.

 Công tác thị trường đã được quan tâm, nhưng nhìn chung mới chỉ đạt ở trình độ thấp

Phương thức tiếp thị và bán hàng đã chuyển sang chủ động, nhưng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải qua các công ty trung gian cỡ nhỏ, ít được vào kênh phân phối lớn. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược cho các sản phẩm chủ lực và hàng Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường Nhật Bản. Công tác quảng bá sản phẩm trên thị trường Nhật Bản chưa được đào sâu.

Ngoài ra, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản như các chính sách thuế quan, an toàn thực phẩm của thị trường Nhật Bản,... Đồng thời cũng thiếu kĩ năng và trình độ phân tích thông tin và dữ liệu

71

về thị trường thủy sản Nhật Bản. Dự báo thị trường còn thiếu cụ thể, không kịp thời, chưa thật sự góp phần hướng dẫn sản xuất phát triển theo nhu cầu thị trường.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta không có đủ nguồn lực từ chuyên gia về thị trường, nguồn kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế, chưa có cơ chế thích hợp để huy động kinh phí từ các doanh nghiệp, nhà sản xuất để phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ yếu, ngoài hỗ trợ của Nhà nước. Cơ chế hỗ trợ về xúc tiến thương mại còn chưa cụ thể, lúng túng trong việc phân công nhiệm vụ xúc tiến thương mại nên thiếu sự phối hợp thống nhất. Ngoài ra, hiện nay, giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành chưa có sự chia sẻ thông tin về thị trường, vì vậy việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật còn nhiều khó khăn.

 Trình độ khoa học công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản còn nhiều hạn chế

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong ngành thủy sản, thu hút rất nhiều đầu tư vào công nghệ. Tuy vậy, trình độ nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản còn nhiều yếu kém. Công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam vẫn chưa theo kịp với tốc độ tiến bộ công nghệ trên thế giới.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do Nhà nước và doanh nghiệp hiện nay rất thiếu kinh phí cho việc đầu tư vào khoa học công nghệ, chưa có chuyên gia hướng dẫn kĩ thuật, nên chưa sử dụng hiệu quả được công nghệ mới. Mặt khác, sản xuất thủy sản của Việt Nam vẫn trong tình trạng manh mún và lạc hậu, vì vậy, việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả không cao.

 Công tác quản lý vệ sinh, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chưa được thực hiện nghiêm ngặt

Công tác quản lý vệ sinh hiện nay mới chỉ thực hiện ở khu vực chế biến, chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch. Tình

72

trạng tiêm chích tạp chất, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản còn diễn ra ở nhiều nơi.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được xây dựng hoàn chỉnh ở địa phương. Mặt khác, việc tham gia quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và sự phối hợp của các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn thiếu, phân tán chưa thành hệ thống thống nhất và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, một số nơi còn chưa có cán bộ hoặc rất it cán bộ. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có thanh tra chuyên ngành về chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản. Đồng thời, các văn bản pháp quy hiện hành chưa thực sự đầy đủ, chưa đồng bộ và chưa được thực thi có hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn thiếu hệ thống kiểm tra giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương và trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn vệ sinh. Nguồn kinh phí còn chưa đáp ứng được công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống thông tin về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đầy đủ và kịp thời.

2.4. Tác động của hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam và động thái từ phía Việt Nam trong những năm qua.

Nghiên cứu hệ thống rào cản phi thuế của Nhật tác động đến mặt hàng thủy sản của Việt Nam, chúng ta thấy rằng, mặc dù tồn tại song song cả hàng rào pháp lý và hàng rào kĩ thuật tuy nhiên trong khi các hàng rào pháp lý khá cụ thể và không quá khó cho các doanh nghiệp Việt Nam để chấp hành các quy định mà Nhật đề ra thì các rào cản kĩ thuật lại tương đối phức tạp, khó dự đoán và gây nhiều khó khăn cho nhà nhập khẩu trong việc “vượt rào” để xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật. Do vậy, trong phạm vi bài luận văn của mình, người viết đã tập trung đi sâu xem xét tác động của các rào cản kĩ thuật đối với mặt hàng thủy sản, thông qua việc trình bày và phân tích các sự cố mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã gặp phải khi “vướng” vào hàng rào kĩ thuật và đã phải chịu sự tác động từ phía Nhật Bản như thế nào, cũng như các động thái từ phía Việt Nam trước những tác động đó.

73

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)