thuế quan
Trong khuôn khổ các vòng đàm phán tự do hóa thương mại của GATT và sau này là WTO, các quốc gia đã nhận thức được xu thế xuất hiện của nhiều hình thức rào cản thương mại mới khi hàng rào thuế quan ngày càng bị cắt giảm. Để tiếp tục thực hiện tiến trình tự do hóa thương mại quốc tế một cách có hiệu quả, ngay từ Vòng đàm phán Tokyo (1973 – 1979), các nước đã tập trung nghiên cứu về hàng rào phi thuế quan, và đặc biệt tập trung vào nghiên cứu về các yêu cầu về chỉ tiêu kĩ thuật của hàng hóa nhập khẩu.
Vòng đàm phán Tokyo kết thúc năm 1979 và 17 quốc gia đã ký “Hiệp định về
rào cản kỹ thuật trong thương mại” được gọi là điều lệ chuẩn của GATT và thỏa
thuận về các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực phẩm. “Hiệp định về rào cản kĩ thuật trong thương mại” có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Hiệp định cho phép sử dụng rào
cản kĩ thuật trong trường hợp cần thiết. Phần đầu của Hiệp định có nêu rõ: “Không
một quốc gia nào bị ngăn cấm đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người, động vật, thực vật và môi trường...” Như vậy, Hiệp
định đã khẳng định sự cần thiết phải áp dụng các hàng rào kĩ thuật để đảm bảo an toàn sức khỏe và vệ sinh thực phẩm cho người, gia súc, cây cối, cũng như góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Điều đáng lưu ý là Hiệp định quy định “các nước thành viên phải đảm bảo
rằng các quy định kĩ thuật không được soạn thảo nhằm tạo ra những trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế”. Các tiêu chuẩn và quy định kĩ thuật phải có cơ
sở hợp pháp và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, và các tiêu chuẩn có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hay khi mục tiêu lúc ban hành chúng thay đổi. Như vậy, các nước thành viên phải sử dụng các tiêu chuẩn để đề ra những quy định về kĩ thuật và các thủ tục đánh giá, kiểm tra việc tuân thủ các quy định. Thực tế cho thấy các nước công nghiệp phát triển có xu hướng sử dụng các tiêu chuẩn hoặc các hệ thống đảm bảo chất lượng quốc tế như các tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, HACCP hay SA 8000,... Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế còn đảm bảo tính
27
khách quan của các tiêu chuẩn và việc đánh giá sự phù hợp, do có một tổ chức chuyên nghiệp đứng ra kiểm tra và đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn và quy trình chất lượng. Các tiêu chuẩn quốc tế đối với hàng hóa thường đảm bảo tối đa lợi ích tiêu dùng mà hàng hóa mang lại.
Tiếp đó, Hiệp định quy định các nước thành viên phải đối xử một cách bình đẳng giữa các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm nội địa hoặc sản phẩm cùng
loại có xuất xứ từ bất kì quốc gia nào khác. Điều 2.1 nêu rõ: “Các thành viên phải
đảm bảo rằng theo các quy định kĩ thuật, các sản phẩm nhập khẩu từ một lãnh thổ của bất cứ nước thành viên nào đều phải được đối xử không ít thuận lợi hơn các đối xử được áp dụng cho các sản phẩm nội địa tương tự và cho các sản phẩm tương tự xuất xứ từ một nước khác”.
Hiệp định đã thành lập một Ủy ban chuyên trách về vấn đề hàng rào kĩ thuật trong thương mại gồm đại diện của các nước thành viên để điều phối việc áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật trong thương mại của các nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc phát triển kinh tế của các nước thành viên.
Như vậy, mục tiêu chung của “Hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong thương
mại” của WTO nhằm đảm bảo tính thống nhất của các quy định kĩ thuật và các thủ
tục kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật. Hiệp định cũng nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu chất lượng hàng hóa để giảm thiểu các rào cản kĩ thuật có thể được các nước áp dụng nhằm hạn chế thương mại hàng hóa. WTO khuyến nghị các nước không lập ra những văn bản đi ngược lại tinh thần tự do của Hiệp định này.
Trong nhiều Hiệp định khác của WTO, mặc dù vấn đề rào cản không được đề cập một cách trực tiếp nhưng có thể được vận dụng.
Tại Hiệp định nông nghiệp cho phép một số nước thành viên được áp dụng
biện pháp tự vệ đặc biệt như đưa ra các khoản thuế bổ sung, được xem xét đến các yếu tố phi thương mại như an ninh lương thực và nhu cầu bảo vệ môi trường để hạn chế hoặc cấm xuất khẩu.
28
Tại Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động - thực vật cho
phép các nước có quyền sử dụng các biện pháp vệ sinh động - thực vật cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động thực vật và dựa trên những nguyên tắc khoa học. Các biện pháp vệ sinh động thực vật bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục, kể cả tiêu chí sản phẩm cuối cùng, các quá trình và phương pháp sản xuất, thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và thủ tục chấp thuận, xử lý kiểm định; kể cả yêu cầu gắn với việc vận chuyển động vật hay thực vật hay gắn với các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển; các điều khoản về phương pháp thống kê có liên quan, thủ tục lấy mẫu và phương pháp đánh giá nguy cơ và các yêu cầu đóng gói và dán nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm.
Tại Hiệp định về thương mại hàng dệt may cũng cho phép một nước được sử
dụng biện pháp tự vệ khi một sản phẩm cụ thể đang được nhập khẩu vào lãnh thổ của mình với số lượng tăng đến mức gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước sản xuất các sản phẩm cạnh tranh tương tự hay trực tiếp. Các biện pháp có thể được áp dụng như thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
29
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẬT BẢN ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM