Tác động của hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản của

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 79)

của Việt Nam

Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam trong nhiều năm qua. Cho đến trước năm 2006, trên thực tế hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam không gặp trở ngại lớn khi sang thị trường Nhật Bản. Chỉ có một số ít doanh nghiệp gặp phải khó khăn khi còn có những sơ suất trong quá trình đóng gói thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các lô hàng thủy sản, đặc biệt là tôm được xuất khẩu sang Nhật Bản đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Tôm là mặt hàng chủ lực, trong vài năm gần đây, mặt hàng tôm bán sang Nhật mỗi năm trị giá trên 500 triệu USD. Mặt hàng mực hoặc sản phẩm chế biến cũng vướng kháng sinh hóa chất cấm, nhưng lượng xuất không đáng kể.

Tháng 11/2005, Quốc hội và chính phủ Nhật mới ban hành Luật Thực phẩm sửa đổi trong đó thay đổi mức quy định cấm đối với 17 loại kháng sinh tương đương với các loại kháng sinh hóa chất bị cấm tại Mỹ và EU, và thậm chí còn cao hơn cả mức quy định tại thị trường Mỹ và EU. Nhật Bản bắt đầu kiểm soát chặt chẽ hơn hàng thủy sản nhập khẩu. Vào thời điểm tháng 5/2006, khi Luật Thực phẩm sửa đổi bắt đầu được áp dụng thì 31 nước xuất khẩu thủy sản sang Nhật bị phát hiện dư lượng kháng sinh cấm, trong đó có Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật luôn bị phát hiện vượt quá dư lượng kháng sinh cho phép. Điều này đã dẫn đến việc phía Nhật Bản đã ngày càng tăng tỉ lệ kiểm tra hàng nhập khẩu Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm từ 5%, 10%, 50% và cuối cùng là 100%. Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2006, đã có 16 trường hợp các công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam vi phạm Luật Vệ sinh an toàn Thực phẩm. Nguyên nhân dẫn đến các lô hải sản bị nhiễm dư lượng kháng sinh cấm là do ngư dân, đại lý thu mua, cơ sở chế hải sản sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, thành phần để bảo quản.

Ngày 21/11/2006, Cục Quản lý Chất lượng, An toàn Vệ sinh và Thú y Thuỷ sản (Bộ Thuỷ sản) đã có bản thông báo về tình hình kiểm soát dư lượng các chất độc hại tháng 10/2006. Theo báo cáo, trong tháng 10 năm 2006, các chất gây ô

74

nhiễm môi trường (kim loại nặng và thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ) kết quả phân tích đều không phát hiện hoặc phát hiện dưới mức giới hạn cho phép.

Phát hiện dư lượng Enrofloxacine (8212ppb), Ciprofloxacine (458ppb) vượt quá mức giới hạn cho phép trong một mẫu cá rô phi nuôi tại vùng nuôi Vĩnh Long (6/VL/01) thuộc tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản vùng 6 đã có thông báo đến Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đề nghị Chi cục thông báo tạm ngừng thu hoạch và lấy mẫu kiểm tra tăng cường đối với hộ nuôi có mẫu phát hiện dư lượng vượt quá giới hạn cho phép. Phát hiện dư lượng Enroflorxacine trong mẫu cá tra thu từ hộ Nguyễn Văn Giang, xã Đại Thành, Tân Hiệp, Hậu Giang,...

Chỉ tính đến ngày 22/11/2006 theo thông báo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tỷ lệ lô tôm bị phát hiện có chứa kháng sinh cấm đã chiếm đến 6,7% tổng số lô hàng được kiểm tra. Trong khi đó, theo quy định của Luật Vệ sinh thực phẩm Nhật Bản sửa đổi, nếu trong cùng một nhóm hàng của cùng một quốc gia có 3 trong tổng số 60 lô hàng liên tiếp được kiểm tra, phát hiện kháng sinh cấm, chiếm tỷ lệ 5% thì cơ quan chức năng nước này có thể xem xét việc cấm nhập khẩu nhóm hàng của quốc gia đó.

Như vậy, mặt hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đã có tỷ lệ vi phạm vượt mức ngưỡng đến 1,7%. Từ đó, nếu Việt Nam không xác định được nguyên nhân lây nhiễm và biện pháp kiểm soát hữu hiệu thì nguy cơ Nhật Bản tiến hành cấm nhập khẩu mặt hàng này.

Vấn đề xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật thật sự trở nên nghiêm trọng từ ngày 25/6/2007, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã gửi thư cho Bộ Thủy sản liên quan đến hàng thủy sản Việt Nam khi hàng thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản liên tục phát hiện có kháng sinh. Bức thư nhấn mạnh: “Nếu trong thời gian tới phía Việt Nam vẫn tiếp tục phát sinh các trường hợp vi phạm thì cơ quan phụ trách kiểm dịch của Nhật Bản bắt buộc phải xem xét áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu và không chỉ là cấm nhập khẩu, mà ấn tượng về toàn bộ hàng hóa

75

của Việt Nam không chỉ riêng hàng thủy hải sản sẽ không tránh khỏi bị giảm sút”. Nguyên nhân là do hàng thủy sản Việt Nam bị nhiễm kháng sinh CAP nhiều nhất.

Theo số liệu từ cơ quan hải quan, từ tháng 1 đến cuối tháng 4/2007, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật khoảng 30.000 tấn sản phẩm với khoảng 3.000 lô hàng. Số lô hàng phát hiện có kháng sinh bị cảnh báo là 52 lô. Ước tính đến tháng 6/2007, tổng số lô hàng vào Nhật có thể đạt 6.000 lô với số lô hàng bị cảnh báo là 94 lô. Nếu phân loại theo kháng sinh bị phát hiện, 94 lô trên cụ thể gồm: CAP (55 lô), AOZ (17 lô), SEM (6 lô), Coliform (7 lô), TPC cao (1 lô), E.Coli (6 lô), Sulfure Dioxide (2 lô). Như vậy, kháng sinh bị phát hiện nhiều nhất là CAP. Các nhóm hàng bị nhiễm CAP là tôm biển PUD và các mặt hàng từ biển như mực ống, mực nang. Nguyên nhân nhiễm CAP chủ yếu từ việc bảo quản nguyên liệu trong quá trình khai thác. Các lô nhiễm AOZ có thể từ tôm sú cỡ nhỏ đã bị nhiễm trong quá trình trị bệnh cho tôm của nông dân tại ao, tôm thẻ chân trắng và tôm sú nhập khẩu; đồng thời không loại trừ khả năng do người nuôi sử dụng AOZ thay thế CAP mà không biết nguồn gốc để trộn vào thức ăn. Nhật Bản là thị trường truyền thống và quan trọng của thủy sản Việt Nam. Trước tình hình phát hiện kháng sinh, một trong những biện pháp phía Nhật Bản yêu cầu là tăng cường công tác kiểm tra trước xuất khẩu cho tất cả các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng tình hình hết sức nghiêm trọng và cần có những biện pháp tích cực để ổn định tình hình và giữ vững thị trường Nhật. Hiệp hội đề nghị tiến hành kiểm soát dư lượng kháng sinh (chủ yếu là CAP và AOZ), tất cả các lô hàng xuất khẩu vào Nhật của doanh nghiệp chưa kiểm soát được tình hình nhiễm kháng sinh.

Theo Vụ Châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Thương mại, nay là Bộ Công thương), tháng 7/2006, Nhật Bản đã phát hiện mặt hàng cá tươi đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật liên tục vi phạm Luật Vệ sinh An toàn thực phẩm. Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản cho biết đã phát hiện nhóm vi trùng đường ruột có kết quả dương tính trong sản phẩm của Công ty TNHH Chế biến thủy sản và thực phẩm Thành Hải; dư lượng chloramphenicol trong sản phẩm của Công ty cổ phần sản

76

xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh và nhóm vi trùng đường ruột có kết quả dương tính trong sản phẩm của công ty TNHH thực phẩm Anh Đào.

Do vậy, toàn bộ lô hàng của ba công ty trên đã bị phía Nhật yêu cầu trả lại nhà xuất khẩu. Nếu không, phía Nhật sẽ hủy tại chỗ và không dùng làm thực phẩm cho người. Tuy lần này Nhật Bản chưa thông báo về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng trên đối với tất cả các công ty Việt Nam khi xuất khẩu vào Nhật, song với tốc độ vi phạm này nguy cơ bị áp dụng lệnh tăng cường kiểm tra là rất lớn. Trước đó, Nhật Bản đã quyết định từ tháng 7 năm 2006 tất cả các lô hàng mực Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đều bị kiểm tra 50% mỗi lô hàng. Thông báo này đưa ra sau khi phát hiện thấy dư lượng chất chloramphenicol 0,0017 ppm trong sản phẩm của công ty TNHH Trung Vĩnh.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật cũng thông báo, Nhật Bản sẽ chính thức kiểm tra 100% đối với 3 nhóm mặt hàng của Việt Nam là lươn nuôi (kể cả sơ chế) có dư lượng AOZ; lúa miến (sorghum) và những sản phẩm đã chế biến có thành phần chủ yếu là lúa miến có dư lượng Aflatoxin cũng như các mặt hàng thực phẩm của 5 doanh nghiệp: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu; Cơ sở Đại Thuận; Công ty TNHH Hưng Lợi; Công ty TNHH Hương Thanh; Công ty TNHH thương mại và chế biến thủy sản Vĩnh Lộc.

Theo NAFIQAVED từ ngày 10/4/2007 Nhật Bản đã cảnh báo 6 lô hàng thủy sản Việt Nam gồm tôm khô, ruốc khô, nem hải sản bị phát hiện dư lượng kháng sinh cấm Semicarbazide (SEM) - chất kháng sinh không được phép có dư lượng trong thực phẩm thủy sản theo quy định của Nhật Bản và nước này đã áp dụng chế độ kiểm tra 100% chỉ tiêu Semicarbazide đối với các lô hàng tôm và sản phẩm tôm của Việt Nam. Chính vì thế, từ ngày 15/5/2007, NAFIQAVED bắt đầu thực hiện kiểm tra SEM đối với tôm xuất khẩu vào Nhật Bản. Quy định này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hóa chất, kháng sinh cấm.[23]

Như vậy từ ngày 15/5/2007 các lô hàng tôm và sản phẩm tôm của các công ty nằm trong Danh sách bắt buộc kiểm tra hóa chất, kháng sinh cấm phải có chứng thư

77

chứng nhận không chứa dư lượng các hóa chất kháng sinh cấm như Chloramphenicol, AOZ, SEM do NAFIQAVED và các Trung tâm Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thúy y thủy sản vùng cấp mới được phép xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Đến tháng 7/2007, theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), lại có thêm 14 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản tiếp tục bị phát hiện sản phẩm nhiễm dư lượng kháng sinh cấm tại thị trường này. Đây là nguyên nhân khiến Nhật Bản chính thức áp dụng biện pháp kiểm tra 100% các lô hàng thủy sản nhập khẩu tại Việt Nam. Nếu không có những biện pháp cải thiện đáng kể, thủy sản Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ bị mất thị trường truyền thống lớn này.

Đồng thời, VASEP đề nghị tạm ngưng xuất khẩu đối với doanh nghiệp có nhiều lô hàng liên tiếp bị phát hiện nhiễm kháng sinh tại Nhật để doanh nghiệp giải trình chi tiết nguyên nhân và có biện pháp khắc phục mới cho phép xuất trở lại. Thời gian tạm ngưng có thể từ 1 tháng đến 6 tháng tùy theo trường hợp, việc giải trình được thực hiện với sự giám sát của VASEP và NAFIQAVED. Theo đó, doanh nghiệp chưa có lô hàng bị cảnh báo trong 6 tháng đầu năm nếu bị 3 lô sẽ phải tạm ngưng và giải trình. Doanh nghiệp có 4 lô hàng nhiễm kháng sinh đã bị cảnh báo trong 6 tháng đầu năm nếu bị 3 lô sẽ phải tạm ngưng và giải trình... Hiện nay, Bộ Thủy sản Việt Nam cũng đã có quy định bắt buộc kiểm tra 100% các lô hàng xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản. Chỉ có những lô hàng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh mới được phép xuất khẩu.

Năm 2010, Nhật Bản bất ngờ quy định kiểm tra gắt gao 2 loại hoá chất trifluralin và enrofloxacin đối với 100% sản phẩm từ Việt Nam sau khi phát hiện vài lô hàng thủy sản của Việt Nam có hàm lượng các loại hoá chất trên cao hơn so với định mức cho phép mà nước này công bố. Đây sẽ là một trở ngại lớn cho kế hoạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những năm tới.

Năm 2011, Nhật Bản cảnh báo 132 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, chủ yếu do bị nhiễm Trifluralin và Enrofloxacin. Số lô thủy sản

78

nhiễm Trifluralin trong năm 2011 là 31 lô, chiếm hơn 23,6% tổng số lô và đã giảm mạnh từ 8 lô của tháng 1/2011 xuống còn 1-2 lô kể từ tháng 5/2011. Ngược lại, việc các lô hàng thủy sản, hầu hết là tôm, liên tục nhiễm Enrofloxacin đã gây đau đầu cho các doanh nghiệp. Tuy Enrofloxacin không xuất hiện trong 5 tháng đầu năm 2011, nhưng số lô nhiễm chất này trong nửa cuối năm lại tăng nhanh chóng, bất chấp các nỗ lực kiểm soát của doanh nghiệp. Trong 7 tháng cuối năm 2011, Việt Nam có 54 lô tôm nhiễm Enrofloxacin, chiếm gần 40,5% tổng số lô, ảnh hưởng đến uy tín của thủy sản Việt Nam - nhất là trong thời điểm Nhật Bản đang có những động thái siết chặt hoạt động kiểm tra chất lượng hàng thủy sản nhập khẩu.

Bảng 2.5: Cảnh báo chất lượng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2011

Cảnh báo chất lượng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản

Tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cảnh báo chung

Trifluralin Enrofloxacin Chloramphenicol Nitrofuran Tôm bị

cảnh báo chung Tôm nhiễm Enrofloxacin Tháng 1 11 8 0 1 0 - - Tháng 2 5 2 0 1 1 - - Tháng 3 11 5 0 1 1 - - Tháng 4 10 7 0 0 0 - - Tháng 5 4 1 0 1 0 - - Tháng 6 15 2 6 0 0 11 6 Tháng 7 8 0 3 1 1 6 3 Tháng 8 11 1 8 1 0 10 8 Tháng 9 19 1 12 1 0 13 12 Tháng 10 15 2 9 1 0 14 9 Tháng 11 9 2 6 1 0 9 6 Tháng 12 14 0 10 0 0 13 10 Tổng 132 31 54 9 3 76 54

“Nguồn: Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)”

Gần đây, theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm 2012, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã kiểm tra và phát hiện 3 lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng Ethoxyquin cao hơn 0,01ppm. Chính vì

79

vậy, ngày 31/8/2012 vừa qua, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đã thông báo sẽ tiến hành kiểm tra 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu Ethoxyquin. Với quy định dư lượng 0,01 ppm mà Nhật Bản áp dụng khó có thể kiểm soát được dư lượng Ethoxyquin trong các sản phẩm thức ăn nguyên liệu và thức ăn thành phẩm trong nước, bởi hầu hết các lô nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam đều có hàm lượng Ethoxyquin rất cao, từ 200 đến 600 ppm. Trong khi đó, đa số các nước đều cho phép hàm lượng chất này ở mức trên 150 ppm. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật của Việt Nam, đa số các doanh nghiệp đang phải sản xuất cầm chừng. Vasep cho biết, Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đang ngày càng giảm sâu hơn khi nửa đầu tháng 9/2012, giá trị XK tôm chân trắng sang thị trường này giảm tới 22,05%; tôm sú giảm 1,2% và các loại tôm khác giảm 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, tháng 8/2012, giá trị XK tôm sang Nhật Bản cũng đã giảm 16,6%, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản trong tháng 10/2012 giảm gần 16% so với cùng kỳ 2011, nhưng vẫn chiếm gần 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản Cũng theo lãnh đạo VASEP, trước tình xuất khẩu tôm sang Nhật đang bị bế tắc do hàng rào Ethoxyquin, Việt Nam cần phải tiếp tục cử đoàn công tác cấp cao cùng các doanh nghiệp sang làm việc với phía Nhật Bản nhằm đàm phán để nâng mức dư lượng kiểm soát 0,01 ppm như hiện tại.

Như vậy, có thể thấy hệ thống rào cản kỹ thuật mà cụ thể là các tiêu chuẩn liên quan đến dư lượng kháng sinh trong sản phẩm đang là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Hiện nay vẫn chưa có các dấu hiệu cho thấy việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được giảm bớt. Bên cạnh đó để có một bước tiến vững chắc hơn trong tương lai, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng cần phải lường trước những rào cản mà Nhật Bản có thể sẽ đặt ra trong

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 79)