Nhóm các biện pháp về hành chín h kỹ thuật

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 27)

1.2.4.1. Các biện pháp về hành chính

Trong số các biện pháp quản lý hành chính, biện pháp thủ tục hành chính có tác dụng bảo hộ khá rõ, bao gồm hình thức hàng đổi hàng, đặc cọc...

Biện pháp hàng đổi hàng giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trong khi biện pháp đặt cọc có thể hạn chế nhập khẩu các mặt hàng mà nhà nước không khuyến khích.

Ngoài các biện pháp trên, các nước có thể dùng một số biện pháp về thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, qui tắc xuất xứ như các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

1.2.4.2. Các biện pháp về kỹ thuật

Các biện pháp về kỹ thuật đề cấp đến các sản phẩm có đặc trưng như chất lượng, an toàn hoặc kích thước, bao gồ các điều khoản hành chính có thể áp dụng,

22

thuật ngữ, ký hiệu, thử nghiệm và các phương pháp thử nghiệm, đóng gói, đóng dấu, và các yêu cầu dán nhãn và chúng được áp dụng cho một sản phẩm.

Các tiêu chuẩn, kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật thường được các nước áp dụng. Một mặt các tiêu chuẩn này tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh gái được quy cách, chất lượng của sản phẩm. Nhưng mặt khác, chúng có thể trở thành rào cản thương mại nếu chúng quá khác biệt giữa các nước. Các doanh nghiệp chế tạo muốn tiêu thụ tại nước khác có thể phải điều chỉnh lại quy trình sản xuất. Ngoài ra, đòi hỏi thử nghiệm sản phẩm tại nước nhập khẩu để đảm bảo rằng các sản phẩm đó phù hợp với những quy định của nước đó về kỹ thuật và an toàn khiến cho các nhà xuất khẩu phải chịu những quy trình kiếm tra nghiêm ngặt hơn hoặc chi phí kiểm tra cao hơn cho quá trình kiểm tra này. Các nước phát triển với trình độ khoa học hiện đại là những nước có ưu thế trong việc áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp để hạn chế nhập khẩu. Đơn cử như những sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam, vốn đã được thử nghiệm và kiểm tra kỹ thuật chặt chẽ trong nước theo những tiêu chuẩn quốc tế, muốn được nhập khẩu vào Mỹ phải được một nước thứ ba cấp chứng nhận chất lượng.

Ngoài ra các nước còn có thể áp dụng các biện pháp kiểm dịch động vật (SPS) như một hàng rào hạn chế nhập khấu. Sự khác nhau cơ bản giữa tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp SPS là nhằm bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏa con người hoặc động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.

Các nước đang pháp triển hiện nay có xu hướng sử dụng tối đa biện pháp này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước với chiêu bài vì sức khỏe của người tiêu dùng.

Bên cạnh hai biện pháp trên, yêu cầu về nhãn mác hàng hóa cũng được sử dụng như một rào cản thương mại hữu hiệu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nhứng nươc này qui định rất chi tiết trong luật pháp nước mình về tiêu chuẩn nhãn mác đối với hàng nhập khẩu.

23

Một phần của tài liệu Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Trang 27)