- Hoạt động Đoàn tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của mình.
1.2. Về nghiên cứu thực trạng
Trong những năm qua, việc quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm, vì vậy
việc quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh của nhà trường bộc lộ một số tồn tại sau đây:
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và quản lý chất lượng các kế hoạch xây dựng tập thể học sinh còn yếu.
- Quản lý nền nếp và hoạt động học tập của học sinh còn thiếu chặt chẽ thiếu đồng bộ.
- Chưa phân công hợp lý và phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để quản lý tập thể học sinh.
- Công tác kiểm tra chưa thường xuyên, thi đua chưa có nhiều tác dụng tích cực. - Việc tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh chưa đem lại hiệu quả mong muốn do hạn chế thiếu thốn về cơ sở vật chất.
Để góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh, chúng tôi đã đề xuất 9 biện pháp sau:
* Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về công tác xây dựng tập thể học sinh .
* Kế hoạch hoá và xây dựng chương trình quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh .
* Tạo lập mạng lưới GVCN lớp hiệu quả.
* Phát huy vai trò tự quản của học sinh trong công tác xây dựng tập thể học sinh .
* Quan tâm đặc biệt đến quản lý và giáo dục học sinh cá biệt.
* Phối hợp và phân công hợp lý các lực lượng giáo dục trong, ngoài trường. * Lồng ghép nội dung công tác xây dựng tập thể học sinh vào hoạt động GD NGLL
* Tổ chức kiểm tra đánh giá thường kỳ kết hợp với thi đua xếp loại. * Tăng cường CSVC và các điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng tập thể học sinh.
Qua thăm dò ý kiến của các cán bộ quản lý, GVCN và 200 học sinh, hầu hết đều cho rằng 9 biện pháp đều cần thiết và mức độ khả thi khi triển khai thực hiện tương đối cao.