Lồng ghép nội dung công tác xây dựng tập thể học sinh vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng (Trang 83)

- Hoạt động Đoàn tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của mình.

3.2.7. Lồng ghép nội dung công tác xây dựng tập thể học sinh vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động GD NGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường THPT. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá có trong thời khoá biểu quy định.

Hoạt động GD NGLL là một hoạt động phong phú đa dạng. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc

ngoài xã hội, do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình đào tạo.

Hoạt động GD NGLL một mặt sử dụng tối đa tiềm năng giáo dục của nhà trường, của tập thể giáo viên và học sinh, mặt khác phối hợp với các lực lượng xã hội khác để tiếp tục hoàn thiện quá trình đào tạo toàn diện học sinh.

Hoạt động GD NGLL có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả giáo dục nói chung và tác động lớn đến quá trình rèn luyện của học sinh cũng như tập thể học sinh. Tuy vậy trên thực tế ở các trường THPT nói chung hoạt động này còn gặp một số khó khăn: giáo viên chủ nhiệm không muốn làm vì quyền lợi không được tăng trong khi trách nhiệm tăng lên, học sinh chưa sẵn sàng đón nhận ngay vì chưa thấy thiết thực ngay trước mắt…

Và chương trình hoạt động GDNGLL hiện nay nếu lồng ghép được nội dung công tác xây dựng tập thể học sinh vào đó sẽ có hiệu quả thiết thực

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nhằm tăng chất lượng của 2 loại công việc: hoạt động GD NGLL và công tác xây dựng tập thể học sinh.

- Coi một số nội dung, biện pháp của hoạt động GD NGLL là biện pháp xây dựng tập thể học sinh, lấy hoạt động GD NGLL là hoạt động của chính tập thể học sinh.

3.2.7.2. Nội dung, cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo các GVCN khi soạn thảo thiết kế các chương trình của lớp thì chủ động xem xét lồng ghép các hoạt động xây dựng tập thể học sinh. Trong quá trình lên kế hoạch hoạt động của từng tháng giáo viên xác định một số nội dung công việc có thể giao cho học sinh thực hiện, coi đó là các hoạt động tập thể của lớp. Có thể giao cho cán sự lớp chuẩn bị nội dung tư liệu và chủ động cho học sinh tự điều hành một số nội dung.

- Muốn làm tốt việc này, hiệu trưởng nhất thiết yêu cầu GVCN phải có kế hoạch, có chương trình hoạt động, chủ động thiết kế thậm chí phải trước thời

gian tổ chức hoạt động hàng tháng. Trong chương trình đó, GVCN chọn một số công việc giao cho đội ngũ tự quản làm. Nếu giáo viên định hướng tốt, có thể để các học sinh trong ban cán sự phân công nhau tự lên kế hoạch tổ chức, GVCN duyệt.

- Kế hoạch lồng ghép nội dung hoạt động của GVCN cần xây dựng sớm ngay sau khi có phân công công tác chủ nhiệm lớp. Kế hoạch này phải được thông qua và có ký duyệt của Ban công tác học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)