Quan tâm đặc biệt đến quản lý và giáo dục học sinh cá biệt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng (Trang 80)

- Hoạt động Đoàn tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của mình.

3.2.5. Quan tâm đặc biệt đến quản lý và giáo dục học sinh cá biệt

Trong công tác xây dựng tập thể học sinh không thể không chú ý đến nhóm đối tượng thường được gọi là “học sinh cá biệt”. Ở nhà trường THPT, mặc dù phần tử này không nhiều nhưng những học sinh này có khả năng lôi kéo và làm cho quá trình xây dựng tập thể học sinh bị ảnh hưởng.

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Phát hiện, phân loại học sinh cá biệt từ các tập thể học sinh. Có biện pháp quản lý và giao nhiệm vụ phối hợp tác động (GVCN, Đoàn trường, BGH) đối tượng này hoà nhập với tập thể và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm này đến tập thể học sinh.

3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện

- Trước hết Hiệu trưởng cần thông qua các giáo viên bộ môn và đặc biệt là GVCN để sớm phát hiện những đối tượng giáo dục đặc biệt này. Đó là những học sinh có nhận thức, thái độ và hành vi, hành động chưa đáp ứng được yêu cầu, chuẩn mực của quá trình học tập nói riêng, cũng như quá trình rèn luyện trong cuộc sống nói chung. Hàng tháng Hiệu trưởng cập nhật các báo cáo chủ

nhiệm và qua mạng lưới theo dõi của mình để phát hiện đối tượng này, đưa vào diện quan tâm đặc biệt.

- Sau khi phát hiện được các đối tượng học sinh này cần có sự phân loại: có thể theo khối, theo giới tính hoặc theo mức độ có nhóm đối tượng cá biệt về học tập, nhóm đối tượng hay vi phạm nội quy, nhóm đối tượng hay gây gổ xích mích…để từ đó thường xuyên quan tâm theo dõi và có tác động thường xuyên, khéo léo với mọi biểu hiện thái độ, hành vi của đối tượng này.

- Thành lập tổ quản lý giáo dục học sinh cá biệt, trong đó Bí thư Đoàn trường làm tổ trưởng, các thành viên của tổ này là các GVCN có kinh nghiệm và một số học sinh trong ban chấp hành Đoàn trường. Tổ quản lý giáo dục học sinh cá biệt này họp hàng tháng, tổng hợp tình hình học sinh cá biệt, đề xuất các biện pháp phối hợp, phương án giáo dục với từng đối tượng, báo cáo hiệu trưởng để thống nhất phương án khả thi nhất.

- Hiệu trưởng chỉ đạo để các GVCN có sự chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn thống nhất tác động đến đối tượng. Chỉ đạo GVCN trao đổi với phụ huynh học sinh và cần thiết đến cả địa phương để giáo dục học sinh.

- Hiệu trưởng cần quan tâm sát sao đến công tác giáo dục học sinh cá biệt, kịp thời ghi nhận những tiến bộ của những đối tượng học sinh cá biệt, đưa các em vào các hoạt động, giao việc cho các em đồng thời theo sát giúp đỡ, tránh thái độ thành kiến với các đối tượng này.

- Kịp thời ghi nhận khen thưởng những giáo viên, học sinh…có thành tích trong công tác này, coi trọng việc tổng kết rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)