- Hoạt động Đoàn tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của mình.
3.2.8. Tổ chức kiểm tra đánh giá thường kỳ kết hợp với thi đua, xếp loạ
Qua điều tra thực trạng, có thể thấy công tác kiểm tra thường kỳ của nhà trường còn hạn chế, từ đó dẫn đến không đánh giá được khách quan hiệu quả hoạt động của tập thể giáo viên và học sinh, không có sự đánh giá kịp thời sẽ không nắm bắt được thông tin để kịp thời điều chỉnh cách thức thực hiện, không động viên kịp thời được phong trào chung cũng như sự nỗ lực của các tập thể và cá nhân.
3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu về công tác xây dựng tập thể học sinh của các tổ chức, các cá nhân trong nhà trường về những mặt đã làm được, chưa làm được. Đồng thời biết được những biện pháp quản lý ban hành có phù hợp với thực tế hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các bộ phận, cá nhân đạt được các mục tiêu của công tác xây dựng tập thể học sinh đã đề ra.
3.2.8.2. Nội dung, cách thức thực hiện
- Trước hết hiệu trưởng cần đưa nội dung, yêu cầu kiểm tra đánh giá thường kỳ vào kế hoạch quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh của năm học và phổ biến yêu cầu này đến toàn thể các bộ phận trong nhà trường.
- Cần bố trí thời gian, lực lượng và các điều kiện phục vụ công tác kiểm tra các bộ phận, cá nhân. Thành lập một tổ kiểm tra trong đó Hiệu trưởng làm trưởng ban tiến hành kiểm tra công tác xây dựng tập thể học sinh. Xác định
thời gian kiểm tra cũng rất quan trọng, cần chọn thời gian hợp lý cho mỗi giai đoạn để có thể kịp thời tổng kết.
- Trong kiểm tra nhất thiết phải có những tiêu chuẩn, những quy định đã được xây dựng và công bố từ trước. Đó có thể là thang điểm thi đua cho từng giai đoạn, hay những quy định trong kế hoạch tuần, tháng, nội dung đưa ra cho các bộ phận trong từng học kỳ…các lớp cũng có thể đăng ký mục tiêu phấn đấu ví dụ đăng ký thứ hạng thi đua trong khối trong trường…
- Khi tiến hành kiểm tra cần có các mẫu văn bản trước, trong đó nêu rõ nội dung, hình thức kiểm tra, kết quả đạt được, những ưu, khuyết điểm.
- Trong khi kiểm tra phải đảm bảo sự công bằng, không kiểm tra và kết luận sai sự thật. Sau kiểm tra cần theo dõi sự thay đổi của đối tượng và chú ý giải quyết những đề nghị hợp lý của đối tượng kiểm tra.