0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thực trạng về quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh của trường

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG (Trang 52 -52 )

- Hoạt động Đoàn tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của mình.

2.2.2. Thực trạng về quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh của trường

Để nghiên cứu thực trạng quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt, chúng tôi đã tập trung khảo sát 20 cán bộ quản lý của nhà trường và đồng thời để đối chiếu so sánh chúng tôi đã tiến hành khảo sát 20 cán bộ quản lý của các trường THPT trong huyện Thuỷ Nguyên (trường THPT Thuỷ Sơn, trường THPT Bạch Đằng, trường THPT Phạm Ngũ Lão) với những vấn đề cơ bản sau:

2.2.2.1. Quản lý việc lập kế hoạch công tác xây dựng tập thể học sinh của giáo viên chủ nhiệm

Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý, các nhà trường đều căn cứ vào văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GDDT, Sở GD ĐT để xây dựng kế hoạch của trường, trên cơ sở đó yêu cầu các bộ phận phải lên kế hoạch công tác. Song trên thực tế, quản lý việc lập kế hoạch này không phải là công việc đã được thực hiện tốt ở tất cả các nhà trường.

Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường đều triển khai cho hội đồng giáo viên học nhiệm vụ năm học, và yêu cầu các tổ chuyên môn, các bộ phận, cá nhân phải xây dựng kế hoạch, trong đó có cả kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm nói chung và kế hoạch xây dựng tập thể học sinh nói riêng.

Bảng 2.6. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch công tác xây dựng tập thể học sinh của giáo viên chủ nhiệm (trường THPT Lý Thường Kiệt))

Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (Số lƣợng / Tỉ lệ)

Tốt Khá TB Yếu

1

Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và nghị quyết của Hội đồng trường thành các văn bản hướng dẫn thực hiện cho các lớp, các bộ phận 8 40% 9 45% 3 15% 0 2 Xây dựng những quy định cụ thể về kế hoạch công tác xây dựng TTHS của GVCN 5 25% 8 40% 7 35% 0 3

Tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch công tác xây dựng TTHS và việc triển khai kế hoạch đến HS trong lớp

2 10% 10 50% 8 40% 0

4 Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch xây dựng TTHS để đánh giá GVCN 4 20% 8 40% 8 40% 0

+ Kết quả khảo sát về quản lý việc lập kế hoạch công tác của GVCN ở bảng 2.6 cho thấy nhà trường đã chú trọng đến việc cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và nghị quyết của hội đồng trường. Điều này rất thuận lợi cho các giáo viên xây dựng kế hoạch cho riêng mình.

+ Tuy nhiên, nhà trường lại ít quan tâm đến việc xây dựng những quy định cụ thể về kế hoạch công tác xây dựng tập thể học sinh của GVCN, nhà trường

mới dừng ở mức độ yêu cầu chung, còn 35% ý kiến đánh giá công việc này chỉ đạt mức trung bình.

+ Chính vì chưa chú ý đến việc đưa ra những quy định cụ thể về kế hoạch công tác xây dựng tập thể học sinh của GVCN nên việc tổ chức kiểm tra kế hoạch này cũng hạn chế, kết quả cho thấy còn 40% ý kiến đánh giá công việc này ở mức trung bình.

+ Việc sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch xây dựng tập thể học sinh để đánh giá GVCN, các cán bộ quản lý chỉ đánh giá có 20% ý kiến ở mức tốt, còn đến 40% ý kiến đánh giá chỉ đạt mức trung bình.

+ Kết quả này cũng rất tương đồng với kết quả thu được từ việc khảo sát ý kiến cán bộ quản lý của các trường THPT khác trong huyện Thuỷ Nguyên.

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch công tác xây dựng tập thể học sinh của giáo viên chủ nhiệm(các trường THPT khác trong huyện Thuỷ Nguyên)

Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (Số lƣợng - Tỉ lệ) Tốt Khá TB Yếu

1

Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và nghị quyết của Hội đồng trường thành các văn bản hướng dẫn thực hiện cho các lớp, các bộ phận 8 40% 10 50% 2 10% 0 2 Xây dựng những quy định cụ thể về kế hoạch công tác GVCN 6 30% 8 40% 6 30% 0 3

Tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch đến học sinh trong lớp 5 25% 8 40% 7 35% 0

4 Kiểm tra kế hoạch để đánh giá GVCN 5 25%

7 35%

8

2.2.2.2. Quản lý việc thực hiện các giờ sinh hoạt tập thể lớp của giáo viên chủ nhiệm

Trong công tác xây dựng tập thể học sinh, khai thác hiệu quả các giờ sinh hoạt tập thể lớp có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là giờ đã được quy định trong thời khoá biểu, để các giờ sinh hoạt tập thể lớp thực sự có hiệu quả có vai trò quan trọng của các nhà quản lý.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 sau đây cho thấy việc này chưa thực sự được quản lý chặt chẽ:

Bảng 2.8. Thực trạng chỉ đạo việc thực hiện các giờ sinh hoạt tập thể lớp của giáo viên chủ nhiệm

Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện ( Số lƣợng - Tỉ lệ) Tốt Khá TB Yếu

1

Có văn bản hướng dẫn GVCN về nội dung sinh hoạt lớp theo học kỳ, theo khối lớp 2 10% 5 25% 8 40% 5 25% 2

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nội dung xây dựng TTHS qua sổ chủ nhiệm 3 15% 7 35% 8 40% 2 10%

3 Tổ chức dự giờ sinh hoạt lớp của GVCN 2 10% 5 25% 7 35% 6 30% 4 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá thi

đua GVCN 4 20% 6 30% 10 50% 0 Qua bảng 2.8 có thể nhận thấy:

- Các GVCN chỉ được hướng dẫn chung về nội dung sinh hoạt lớp qua các cuộc họp triển khai công tác và qua bảng lịch công tác của BGH thông báo lịch công tác tuần, hầu như chưa có văn bản hướng dẫn cho các chủ nhiệm về nội dung sinh hoạt. Công việc này còn đến trên 65% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu.

- Việc theo dõi thực hiện các nội dung qua sổ chủ nhiệm chưa được quản lý tốt, các hồ sơ chủ nhiệm chỉ được kiểm tra cùng với các hồ sơ chuyên môn theo đợt kiểm tra của nhà trường, BGH chưa phân công bộ phận nào hoặc một cán bộ quản lý nào thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nội dung trong sổ chủ nhiệm.

- Việc tổ chức dự giờ sinh hoạt lớp của GVCN cũng ít được quan tâm, trên thực tế, cán bộ quản lý chỉ đi dự giờ sinh hoạt lớp ở lớp có xảy ra vụ việc trong tuần, trong tháng, còn việc dự giờ sinh hoạt mang tính thường kỳ và với mục đích tìm hiểu học sinh cũng như uốn nắn góp ý cho GVCN về phương pháp là rất hiếm hoi.

2.2.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục tập thể

Hướng cho các học sinh vào các hoạt động tập thể là tạo ra một phương tiện đắc lực để giáo dục cho học sinh và đặc biệt trong việc xây dựng tập thể học sinh thì đây là một trong những con đường quan trọng.

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hoạt động tập thể

Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (Số lƣợng- Tỉ lệ)

Tốt Khá TB Yếu

1 Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động tập thể 13 65% 6 30% 10 5% 0 2 Chỉ đạo GVCN tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh theo chủ đề từng tháng

5 25% 13 65% 10 5% 0

3 Kiểm tra việc thực hiện của giáo viên và lớp học sinh; đánh giá xếp loại lớp.

10 5% 5 25% 14 70% 0

Các hoạt động tập thể của học sinh trước đây mới chỉ lồng ghép vào trong các hoạt động của Đoàn thanh niên, và đối tượng hoạt động mới chỉ hạn hẹp ở các học sinh hăng hái, có năng khiếu…Từ năm học 2006-2007 các hoạt

động đã được chính thức đưa vào nhà trường với hình thức của hoạt động GD NGLL, có nội dung hoạt động theo chủ điểm từng tháng. Đây là một cơ sở rất thuận lợi cho công tác xây dựng tập thể học sinh nếu các nhà quản lý thực sự quan tâm.

- Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.9 có thể thấy nhà trường rất quan tâm đến việc thành lập Ban chỉ đạo hoạt động tập thể, có 65% ý kiến đánh giá công việc này ở mức tốt. Trong Ban chỉ đạo này có một phó hiệu trưởng làm trưởng ban, phó ban là Bí thư Đoàn trường, uỷ viên là đại diện công đoàn, bí thư chi đoàn giáo viên, các tổ trưởng chuyên môn.

- Việc chỉ đạo các GVCN tổ chức hoạt động cho học sinh theo chủ đề từng tháng có đến 90% ý kiến đánh giá ở mức khá trở lên. Hàng tháng, ban chỉ đạo có kế hoạch hoạt động cho tháng và chỉ đạo GVCN tổ chức các hoạt động cho học sinh, có Bí thư Đoàn trường và Bí thư chi đoàn giáo viên hỗ trợ tư vấn tổ chức các hoạt động.

- Tuy nhiên, một vấn đề tồn tại chung không phải chỉ ở trường THPT Lý Thường Kiệt mà ở đa số các trường THPT trong huyện Thuỷ Nguyên đó là vấn đề kiểm tra việc thực hiện các hoạt động này của giáo viên và học sinh. Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy có đến 70% ý kiến đánh giá việc kiểm tra hoạt động này chỉ ở mức trung bình.

2.2.2.4. Chỉ đạo việc xây dựng nền nếp của lớp, của học sinh

Nhìn chung, các trường học ở Hải Phòng đều chú trọng xây dựng nhà trường thực hiện nghiêm túc theo khẩu hiệu: “Đẹp như công viên, nghiêm như quân đội, chất lượng luôn vượt trội, không có tệ nạn xã hội”. Xây dựng một nhà trường có kỷ luật nghiêm là tiền đề quan trọng đảm bảo cho chất lượng. Trường học có nền nếp tốt sẽ tạo được môi trường lành mạnh thu hút học sinh. Đây thực sự vẫn là một vấn đề khiến các nhà quản lý trăn trở.

Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo xây dựng nền nếp của lớp, của học sinh

Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (Số lƣợng- Tỉ lệ)

Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng những quy định cụ thể trong nội quy 16 80% 2 10% 2 10% 0 2

Chỉ đạo GVCN và Đoàn trường cho học sinh học nội quy và tổ chức thi đua thực hiện 5 25% 13 65 2 10% 0 3

Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trợ giúp, theo dõi nền nếp học sinh 3 15% 9 45% 8 40% 0

4 Khen thưởng, kỷ luật học sinh công minh, kịp thời 3 15% 6 30% 10 50% 1 5%

- Bảng 2.10 cho thấy nhà trường đã chú ý quan tâm đến việc xây dựng những quy định cụ thể trong nội quy học sinh, từ việc quy định đi học đầy đủ, đúng giờ, đến việc xếp xe đạp trong nhà xe, quy định về trang phục tác phong…Đã có 80% ý kiến đánh giá công việc này ở mức tốt.

- Sau khi có những quy định cụ thể trong nội quy học sinh, ngay từ đầu năm học, nhà trường dành thời gian và chỉ đạo GVCN cùng Đoàn trường cho học sinh học nội quy và phát động tổ chức thi đua thực hiện. Trong tiêu chí thi đua giữa các lớp, các chi đoàn có tiêu chí về việc thực hiện nền nếp. Có 90% ý kiến đánh giá việc này thực hiện ở mức khá và tốt.

- Việc theo dõi nền nếp học sinh đang là một tồn tại của nhà trường, trong nhiều năm, việc theo dõi nền nếp chỉ là công việc của Đoàn thanh niên. Nhà trường chưa có bộ phận quản sinh hay tổ giám thị như một số trường đã có. Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường chưa

được coi trọng. Theo bảng 2.10 có 40% ý kiến đánh giá công việc này chỉ đạt mức trung bình.

- Việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời. Trong khi phát động phong trào thi đua giữa các tập thể học sinh, việc theo dõi sát sao và có đánh giá khen thưởng, kỷ luật kịp thời là một trong những phương pháp giáo dục. Đây chính là phương pháp kích thích hành vi. Khai thác tốt phương pháp này sẽ tạo được hiệu quả trong công tác xây dựng tập thể học sinh. Tuy nhiên, nhà trường đã không khai thác được ưu thế của phương pháp này, qua bảng 2.10 có thể thấy có 50% ý kiến đánh công việc này chỉ đạt mức trung bình, thậm chí có 5% ý kiến đánh giá ở mức yếu.

Như vậy, việc chỉ đạo xây dựng nền nếp học sinh của nhà trường còn thiếu đồng bộ, đây là một hạn chế cần phải khắc phục nếu muốn xây dựng một tập thể học sinh ngoan.

2.2.2.5. Chỉ đạo việc hoạt động học tập của tập thể học sinh

Trong quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh, quản lý học tập của học sinh là một nội dung đặc biệt quan trọng. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của lớp học sinh được thể hiện qua bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo việc hoạt động học tập của tập thể học sinh Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (Số lƣợng- Tỉ lệ)

Tốt Khá TB Yếu

1 Giáo dục về động cơ, ý thức học tập cho học sinh 2 10% 13 65% 4 20% 0

2 Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS 5 25% 5 25% 8 40% 2 10% 3 Xây dựng quy định cụ thể về việc học

trên lớp và ở nhà của học sinh

3 15% 10 50% 7 35% 0

4 Phối hợp với các lực lượng giáo dục theo dõi nền nếp học tập của học sinh

3 15% 6 30% 8 40% 3 15%

Theo dõi qua bảng 2.11 có thể thấy các công việc: bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh, việc phối hợp với các lực lượng giáo dục theo dõi nền nếp học tập của học sinh chỉ đạt mức trung bình và yếu. Việc phối hợp với lực lượng CMHS trong quản lý học tập của học sinh cũng còn hạn chế. Như vậy, vấn đề phối hợp với các lực lượng giáo dục để quản lý học sinh là rất cần thiết và đối với thực trạng ở trường THPT Lý Thường Kiệt, đây là vấn đề cần đặt ra giải pháp để việc quản lý tập thể học sinh có hiệu quả.

2.2.2.6. Quản lý việc đánh giá xếp loại thi đua lớp học sinh

Trong công tác xây dựng tập thể học sinh, thi đua là một phương pháp có tác dụng khích lệ cả tập thể, tạo nên sự cố gắng chung của tất cả các thành viên để giành lấy sự thắng lợi trong một hoạt động chung. Thi đua đồng nghĩa với tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác thi đua còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý việc đánh giá xếp loại thi đua lớp học sinh

Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (Số lƣợng- Tỉ lệ) Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng những tiêu chí đánh giá cụ thể 14 70%

4 20%

2

10% 0

2 Chỉ đạo Đoàn thanh niên tham mưu đánh giá thường kỳ 15 75% 4 20% 10 5% 0

3 Kịp thời khen thưởng và phê bình nhắc nhở các tập thể lớp học sinh 2 10% 5 25% 13 65% 0

- Số liệu ở bảng 2.12 cho thấy, nhà trường đã chú trọng việc xây dựng những tiêu chí đánh giá cụ thể. Có 70% ý kiến đánh giá ở mức tốt. Thực tế ở trường, công tác theo dõi thi đua các lớp học sinh do Đoàn thanh niên đảm nhiệm. Hàng tháng, Đoàn tập hợp báo cáo các mặt thực hiện của các lớp, có thông báo

bảng tin và tổng kết tháng trong buổi sinh hoạt chung đầu tháng. Việc chỉ đạo Đoàn thanh niên tham mưu đánh giá thường kỳ được đánh giá là tốt.

- Tuy nhiên, một thực tế tưởng rất vô lý lại tồn tại là trong khi nhà trường chỉ đạo tốt để Đoàn thanh niên tham mưu đánh giá thường kỳ, trong khi nhà trường xây dựng được những tiêu chí đánh giá cụ thể, thì việc khen thưởng, phê bình nhắc nhở những tập thể lớp học sinh lại không kịp thời. Có 65% ý kiến đánh giá công việc này chỉ đạt mức trung bình.

- Trong công tác thi đua, để có hiệu quả thiết thực thì thi đua phải có chủ điểm, có nội dung thiết thực, có phát động, có kiểm tra theo dõi điều chỉnh và đặc biệt phải có động viên khen thưởng kịp thời, có phê bình nhắc nhở… thì

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG (Trang 52 -52 )

×