Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh của nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng (Trang 61)

- Hoạt động Đoàn tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của mình.

2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh của nhà trường

sinh của nhà trường

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi có một số đánh giá chung về quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh của hiệu trưởng nhà trường. Chúng tôi xin ý kiến của các nhà quản lý theo phiếu khảo sát để điều tra thực trạng quản lý công tác xây dựng tập thể lớp học sinh và dùng phương pháp phân tích SWOT tĩnh để đánh giá thực trạng quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh toàn trường. Để có thể đề ra những biện pháp quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh của trường THPT Lý Thường Kiệt, chúng tôi rút ra một số kết luận về thực trạng quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh của nhà trường như sau:

2.2.3.1. Thực trạng quản lý công tác xây dựngcác tập thể lớp

Muốn tạo dựng được một tập thể học sinh toàn trường ưu tú phải bắt đầu từ những tập thể lớp học sinh và cần quản lý tốt công tác xây dựng tập thể học sinh lớp.

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý công tác xây dựng tập thể lớp học sinh

Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (Số lƣợng- Tỉ lệ) Tốt Khá TB Yếu

1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch xây dựng TTHS lớp 2 10% 7 35% 11 55% 0

2 Chỉ đạo GVCN xây dựng, bồi dưỡng mạng lưới HS tự quản 2 10% 6 30% 11 55% 1 5% 3 Chỉ đạo GVCN tổ chức các hoạt động tập thể lớp 4 20% 11 55% 4 20% 0 4

Chỉ đạo GVCN xây dựng dư luận tập thể, bầu không khí tập thể làm phương tiện giáo dục học sinh 8 40% 7 35% 5 25% 0 5 Chỉ đạo GVCN xây dựng tập thể lớp học 2 10% 13 65% 4 20% 1 5% 6

Chỉ đạo toàn trường gắn nhiệm vụ xây dựng tập thể học sinh lớp với xếp loại thi đua hàng tuần, tháng, học kỳ 4 20% 14 70% 2 10% 0 7

Chỉ đạo việc trao đổi, tổng kết kinh nghiệm xây dựng tập thể học sinh, nhân điển hình 2 10% 4 20% 5 25% 9 45% 8

Kiểm tra đánh giá điều chỉnh thường xuyên công tác xây dựng tập thể học sinh để xếp loại lớp và GVCN 2 10% 1 5% 15 75% 1 10%

+ Kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch xây dựng tập thể học sinh lớp chỉ đạt mức trung bình và yếu. Đây là một tồn tại cần phải khắc phục và đề ra biện pháp.

+ Việc chỉ đạo GVCN xây dựng, bồi dưỡng mạng lưới học sinh tự quản cũng chỉ ở mức trung bình và yếu. Mặc dù trên thực tế các GVCN đều tích cực chọn cử đội ngũ cán bộ lớp và ý thức được vai trò quan trọng của đội ngũ giúp việc này song không có sự chỉ đạo thống nhất, đặc biệt không có chỉ đạo về việc bồi dưỡng cho mạng lưới tự quản này.

+ Các nhà trường THPT ở Thuỷ Nguyên nói chung và trường THPT Lý Thường Kiệt nói riêng đã quan tâm đến việc chỉ đạo GVCN tổ chức các hoạt động tập thể lớp, gần 80% ý kiến đánh giá công việc này thực hiện ở mức khá tốt. + Hiệu trưởng nhà trường cũng đã chú trọng đến vấn đề chỉ đạo GVCN xây dựng dư luận tập thể, bầu không khí tập thể làm phương tiện giáo dục học sinh, kết quả khảo sát cho thấy có 40% ý kiến đánh giá ở mức tốt và 35% ý kiến đánh giá công việc này ở mức khá.

+ Việc chỉ đạo toàn trường gắn nhiệm vụ xây dựng tập thể học sinh lớp với xếp loại thi đua hàng tuần, tháng, học kỳ, nhà trường đã rất chú trọng, có 20% ý kiến đánh giá công việc này nhà trường thực hiện tốt và 70% ý kiến đánh giá ở mức độ khá.

+ Một khâu trong quản lý của nhà trường làm chưa tốt đó là chỉ đạo việc trao đổi, tổng kết kinh nghiệm xây dựng tập thể học sinh, nhân điển hình. Công việc này chưa được thực hiện tốt, 45% ý kiến của chính các nhà quản lý thừa nhận ở mức yếu.

+ Kiểm tra là khâu cuối trong chu trình quản lý, không kiểm tra là không lãnh đạo, tuy nhiên, kiểm tra vẫn là vấn đề tồn tại của nhà trường. Công việc kiểm tra điều chỉnh chưa thường xuyên, chỉ mang tính hình thức. Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy còn 75% ý kiến đánh giá công việc này ở mức trung bình và 10% đánh giá ở mức yếu.

2.2.3.2. Thực trạng quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh toàn trường

Công tác xây dựng tập thể học sinh thực sự là công việc rất cần sự quan tâm đầu tư của các nhà quản lý. Học sinh là đối tượng tác động giáo dục của nhà trường và cũng là sản phẩm giáo dục, là đích của mọi tác động sư phạm. Đặc biệt trong năm học 2008-2009, khi Bộ Giáo dục đã phát động cuộc vận

động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vấn đề về tập thể học sinh trong nhà trường càng được quan tâm hơn bao giờ hết.

Bằng phương pháp phân tích SWOT tĩnh, có thể rút ra một số điểm sau đây trong công tác quản lý xây dựng tập thể học sinh của nhà trường:

* Điểm mạnh:

- Nhà trường chú trọng việc cụ thể hoá nhiệm vụ năm học thành các văn bản hướng dẫn cho các lớp, các bộ phận.

- Quan tâm chú trọng đến hoạt động tập thể của học sinh: thành lập ban chỉ đạo hoạt động tập thể, chỉ đạo GVCN tổ chức các hoạt động tập thể lớp. - Xây dựng được những tiêu chí đánh giá cụ thể, những quy định cụ thể trong nội quy học sinh.

- Chỉ đạo tốt việc tham mưu đánh giá thường kỳ của Đoàn thanh niên

- Chỉ đạo GVCN xây dựng bầu không khí, dư luận tập thể làm phương tiện giáo dục học sinh.

* Điểm yếu

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác xây dựng tập thể học sinh: Chưa được quan tâm đúng mức. Một bộ phận không nhỏ các GVCN và giáo viên bộ môn chưa nhận thức rõ về vị trí vai trò của các hoạt động tập thể trong công tác xây dựng tập thể học sinh.

- Lập kế hoạch và quản lý việc lập kế hoạch quản lý xây dựng tập thể học sinh : Chưa chủ động trong xây dựng kế hoạch cũng như chưa quản lý chặt chẽ chất lượng các kế hoạch xây dựng tập thể học sinh

- Quản lý nền nếp, học tập của học sinh: Chưa chặt chẽ đồng bộ. Học sinh chưa phát huy được vai trò tự quản của mình trong công tác.

- Công tác kiểm tra và đánh giá thi đua khen thưởng: Chưa thường xuyên, chưa kịp thời.

* Thuận lợi:

- Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh tương đối hiệu quả bởi dễ chọn được hạt nhân, dễ xây dựng đội ngũ tự quản. Học sinh của trường đa số ở khu vực trung tâm huyện và ven thành phố, các em mạnh dạn, năng động, sáng

tạo, có khả năng tham gia tốt các hoạt động tập thể, có nhiều hạt nhân để xây dựng đội ngũ tự quản.

- Có mạng lưới quản lý tập thể học sinh tương đối đều. Có sự đa dạng trong đội ngũ CBGV của trường. Bên cạnh những giáo viên có tuổi nghề, dày dạn kinh nghiệm là đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình, trong đó đội ngũ các giáo viên làm công tác chủ nhiệm có quan tâm đến công tác xây dựng tập thể học sinh.

- Các tổ chức đoàn thể của nhà trường, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên luôn giữ được danh hiệu vững mạnh, tạo môi trường tốt để học sinh phát triển mọi khả năng, sở trường của mình.

- BGH nhà trường rất tâm huyết, nhiệt tình, luôn sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới về xây dựng tập thể học sinh.

- Có nhiều lợi thế trong việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục tham gia công tác xây dựng tập thể học sinh.

* Thách thức:

- Yêu cầu của xã hội ngày một cao đòi hỏi người quản lý phải có tầm và không ngừng học hỏi, trong đó có vấn đề nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề quản lý xây dựng tập thể học sinh và nắm vững lý luận quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh.

- Môi trường sống phức tạp, nhiều mặt trái của kinh tế thị trường ngày ngày tác động đến học sinh. Đối tượng học sinh càng nhanh nhẹn càng dễ hấp thu những biểu hiện tiêu cực nếu không kịp thời định hướng. Còn không ít học sinh không hoặc ít quan tâm đến hoạt động tập thể.

- Cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, hạn chế nhiều đến việc tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh.

Từ thực trạng công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường THPT Lý Thường Kiệt trong giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 3.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT LÝ THƢỜNG KIỆT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)