Phối hợp và phân công hợp lý các lực lượng giáo dục trong, ngoài trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng (Trang 81)

- Hoạt động Đoàn tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của mình.

3.2.6. Phối hợp và phân công hợp lý các lực lượng giáo dục trong, ngoài trường

Trong công tác giáo dục luôn có sự phối hợp các lực lượng giáo dục nói chung để thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, đối với công tác xây dựng tập thể học sinh việc phối hợp và phân công hợp lý các lực lượng giáo dục là rất cần thiết, không thể phó mặc cho một bộ phận nào trước một tập

thể sống động như tập thể học sinh Hơn thế, qua thực tế nhà trường, việc phối hợp và phân công các lực lượng giáo dục trong quản lý tập thể học sinh còn hạn chế.

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tạo nên sức mạnh tổng hợp, thống nhất tác động đến các tập thể học sinh - Tạo được sự đồng thuận để giáo dục học sinh mọi lúc mọi nơi không

chỉ ở trong nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung, cách tổ chức thực hiện

- Đối với các lực lượng giáo dục trong trường (Đoàn trường, chi đoàn giáo viên, giáo viên bộ môn, bảo vệ, thư viện, y tế, văn thư):

+ Các lực lượng này cần thống nhất dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng và xác định phạm vi chức trách là nằm trong sự điều hành của Ban công tác học sinh. Cần bồi dưỡng ý thức, nâng cao nhận thức để họ thấy được vai trò của họ trong công tác giáo dục chung và giáo dục học sinh nói riêng.

+ Chỉ đạo các thành viên tham gia có hiệu quả vào quản lý nhà trường và hỗ trợ cho GVCN làm công tác xây dựng tập thể học sinh lớp. Hiệu trưởng yêu cầu mỗi thành viên phải có một bản kế hoạch công tác tham gia quản lý xây dựng tập thể học sinh (có thể gọi là bản đăng ký cam kết tham gia công tác quản lý tập thể học sinh), bản đăng ký này nộp cho Ban công tác học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo coi đây là một nội dung thi đua, (bảo vệ có thể đăng ký thực hiện tốt việc giám sát học sinh không để học sinh ra ngoài trường trong các giờ giải lao, quản lý học sinh bảo vệ của công, thư viện đăng ký đảm bảo thông tin cho giáo viên và học sinh…)

+ Cần thành lập thêm bộ phận quản sinh và giám thị học đường, bộ phận này khối các trường ngoài công lập đã có từ lâu và hoạt động hiệu quả, khối các trường công lập ở Thuỷ Nguyên chưa có, lý do chủ yếu do vướng mắc về cơ chế cho bộ phận này chứ không phải do học sinh ngoan đến mức không cần đến bộ phận này. Từ thực tế vấn đề quản lý nền nếp học sinh của nhà trường và kinh nghiệm của một số trường, trường THPT Lý Thường Kiệt rất cần thiết

thành lập bộ phận quản sinh. Thành phần của quản sinh nên mời các giáo viên về hưu, mỗi buổi học 2 người, kinh phí trích từ quỹ phúc lợi của trường và vận động CMHS đóng góp.

+ Hiệu trưởng cũng cần thiết đưa nội dung quản lý, xây dựng tập thể học sinh nói riêng và quản lý học sinh nói chung vào trong nội dung công tác của BGH, Đoàn thanh niên, của Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn giáo viên (yêu cầu có kế hoạch, có phân công cụ thể, có kiểm điểm đánh giá chất lượng hiệu quả công việc)

- Đối với các lực lượng giáo dục ngoài trường (Ban đại diện CMHS nhà trường, Ban đại diện CMHS các lớp, các tổ chức xã hội khác như Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học, tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phương nơi trường đóng, Ban liên lạc các cựu học sinh):

Với các lực lượng này nhà trường cần phối hợp tốt để họ hỗ trợ nhà trường trong quản lý xây dựng tập thể học sinh.

+ Trước hết hiệu trưởng liên kết được các lực lượng này, bàn bạc trao đổi để nâng cao nhận thức của các thành viên này về việc tham gia quản lý học sinh. + Kiến nghị để các lực lượng này coi nội dung công tác xây dựng tập thể học sinh là nội dung công tác của mình.

+ Kiến nghị trong Ban đại diện CMHS cấp trường có 1 tiểu ban về công tác quản lý tập thể học sinh .

Trong quá trình phối hợp công tác cần chú ý đến thực chất công việc và cần phối hợp thường xuyên, tránh cách làm thực dụng hiện nay.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)