- Hoạt động Đoàn tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của mình.
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về công tác xây dựng tập thể học sinh
sinh về công tác xây dựng tập thể học sinh
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Làm cho đội ngũ CBGV, CMHS và học sinh nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác xây dựng tập thể học sinh cũng như việc quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh trong nhà trường. Trước hết là nhận thức trong bản thân người hiệu trưởng, đến mạng lưới cán bộ quản lý, các bộ phận chức năng, và quan trọng nhất là hệ thống GVCN, các giáo viên bộ môn và bản thân mỗi học sinh cũng như tập thể lớp học sinh.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBGV, của mỗi bộ phận chức năng, các lực lượng giáo dục của nhà trường, của CMHS đối với việc xây dựng tập thể học sinh toàn trường và tập thể học sinh lớp học.
- Nâng cao ý thức tự giác rèn luyện, ý thức tập thể và tinh thần xây dựng tập thể cho học sinh, giúp học sinh vươn lên trong học tập và tự giáo dục.
3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện
- Nâng cao nhận thức về ý thức đối với công việc
- Nâng cao nhận thức về nội dung công tác, về biện pháp và kiến thức nghiệp vụ, tri thức về công việc.
Đối với Hiệu trưởng
- Hiệu trưởng nghiên cứu nắm vững các quan điểm của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các văn bản liên ngành, tổ chức bàn bạc, khai triển trong cấp uỷ, trong BGH và bàn bạc với Ban đại diện CMHS một cách đầy đủ, kịp thời.
- Lập kế hoạch cho một chương trình hành động cụ thể nhằm bồi dưỡng, tập huấn cho toàn thể cán bộ giáo viên, CMHS và học sinh toàn trường về công tác xây dựng tập thể học sinh.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho CBGV thông qua những buổi sinh hoạt chuyên đề của Hội đồng trường, đặc biệt chú trọng sự chuẩn bị nội dung chu
đáo, hình thức phong phú, phù hợp với thực tiễn nhà trường để nội dung hình thức tổ chức dễ thực thi và đạt hiệu quả cao. Trong khi tập huấn chú trọng việc quản lý tổ chức cho nghiêm túc, mọi thành viên đều phải tham gia và phải có ý kiến tham góp, thảo luận. Có thể phân công cho tổ Công nghệ thông tin phụ trợ và áp dụng các hình thức dạy học hiện đại để lớp học đạt hiệu quả, có phân công và thi đua giữa các tổ chuyên môn. Sau khi tập huấn cho tập hợp những báo cáo thu hoạch của những tổ chuyên môn làm tốt để cùng thực hiện.
- Tổ chức Hội thảo về công tác GVCN trong đó nội dung trọng tâm là các biện pháp quản lý xây dựng tập thể học sinh lớp học. Để tổ chức có hiệu quả, nhất thiết hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể, có nội dung chương trình, có phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia tổ chức, có các báo cáo tham luận của một số điển hình, có xây dựng một số tình huống thường gặp để cùng thảo luận trao đổi.
Trong hội thảo này nên có đại diện học sinh để có thể nắm được những ý kiến phản hồi một cách kịp thời nhất cũng như làm sâu sắc thêm các báo cáo điển hình của các GVCN được phân công. Không chỉ là hội thảo cấp trường, hiệu trưởng cũng chỉ đạo tổ chức hội nghị trao đổi, phổ biến kinh nghiệm của các GVCN theo khối lớp; phối hợp với chi đoàn giáo viên để tổ chức trao đổi giữa các GVCN trẻ với các GVCN lâu năm. Người lớn tuổi có trải nghiệm, kinh nghiệm, người trẻ tuổi có nhiệt huyết, sự nhanh nhạy, dễ nắm bắt tâm lý học sinh, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức các hoạt động ngoài giờ…để họ cùng trao đổi chia sẻ là một việc thiết thực với nhà trường đem lại lợi ích cho học sinh.
- Tổ chức hội nghị CMHS toàn trường trong đó có nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của CMHS về vai trò quan trọng của tập thể học sinh và từ đó để các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình tham gia các hoạt động tập thể một cách tự nguyện. Mời Ban đại diện CMHS của các lớp cùng tham gia với tập thể lớp trong một số hoạt động tập thể.
- Tổ chức tuyên truyền và cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tập thể học sinh các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh thông qua những buổi sinh hoạt chung, sinh hoạt lớp.
- Tổ chức cho cán bộ giáo viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn về quản lý tập thể học sinh và xây dựng những tập thể lớp xuất sắc. Việc học tập này cần tránh hai khuynh hướng, một là chỉ giao lưu đơn thuần mà không học, hai là học bạn một cách quá máy móc, không phù hợp với thực tế trường mình.
Đối với cán bộ giáo viên
Hiệu trưởng chỉ đạo để mỗi CBGV đạt được các yêu cầu:
- Nhận thức sâu sắc vị trí vai trò của công tác xây dựng tập thể học sinh và việc quản lý tập thể học sinh đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Nắm vững nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng tập thể học sinh
- Có ý thức chủ động tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục cho học sinh với quá trình giảng dạy chuyên môn
- Có ý thức rèn luyện bản thân đặc biệt về ý thức tự học, nền nếp trong giảng dạy, sinh hoạt, trở thành tấm gương về đạo đức và tự học để học sinh noi theo. - Bản thân giáo viên phải nhận thức rõ được vai trò quan trọng của tập thể học sinh, đó không chỉ là môi trường mà còn là một phương tiện giáo dục hữu hiệu, đặc biệt trong tình hình hiện nay, học sinh đang chịu những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin với cả mặt tốt mặt xấu…Và cũng cần phải thay đổi quan niệm của chính giáo viên khi nói đến chất lượng giáo dục, nhắc đến nhà trường là chỉ chú trọng đến đội ngũ giáo viên, chưa chú ý đến tập thể học sinh hay nhận thức của một bộ phận giáo viên khi nhắc tới học sinh ngày nay chỉ có suy nghĩ một chiều là học sinh không ngoan như trước, không thiện chí gần gũi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, lắng nghe ý kiến các em…khiến khoảng cách thầy trò xa cách ảnh hưởng đến việc xây dựng tập thể.
- Riêng đối với đội ngũ GVCN, Hiệu trưởng cần chỉ đạo sâu sát để mỗi GVCN nhận thức đầy đủ về các mặt:
+ Thấy rõ tầm quan trọng của mình trong việc trực tiếp quản lý tập thể lớp học sinh, xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp. GVCN là cầu nối tin cậy nhất giữa nhà trường và CMHS.
+ Nắm vững học sinh lớp chủ nhiệm về các mặt: giới tính, ý thức thái độ trong học tập và rèn luyện, hoàn cảnh kinh tế gia đình, tâm lý lứa tuổi…để chủ động có phương pháp, biện pháp thích hợp.
+ Quan tâm tới việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, sẵn sàng gặp gỡ, đối thoại với học sinh để giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết.
+ Luôn có ý thức trau dồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm, đặc biệt là rèn các kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh.
+ Phải luôn luôn có ý thức tu dưỡng rèn luyện trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo, gương mẫu mọi lúc mọi nơi.