Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc từn ăm 1994 đến

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 49)

năm 1997.

Nhận thấy nguy cơ đồng NDT cĩ khả năng trở lại tình trạng bị đánh giá cao so với sức mua thực tế, chính phủ Trung Quốc đã quyết định chuyển hướng điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đối. Để khắc phục các khĩ khăn do thị trường tự phát gây nên và để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại một cách hiệu quả hơn, Trung Quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang bằng với tỷ giá thị trường, xố bỏ chế độ tỷ giá kép. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được thực hiện từ ngày 01/01/1994. Theo đĩ, tỷ giá chính thức được điều chỉnh tăng mạnh từ 5,762 RMB/USD lên 8,6212 RMB/USD, tương ứng với tỷ lệ phá giá gần 50% và thống nhất các mức giá thành một tỷ giá chung. Tuy nhiên, tỷ giá danh nghĩa bắt đầu lên giá chậm chạp và cuối cùng ổn định ở mức 8,3 RMB/USD.

Bng 2.3: Tình hình kinh tế Trung Quc năm 1994-1997 Ch tiêu Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (tỷ USD)

236,73 280,9 289,9 325,05 Tốc độ tăng xuất nhập khẩu (% năm) 20,97 18,65 6,41 12,12 Cán cân tài khoản vốn (triệu USD) 32645 38647 39966 22978

Lạm phát (% năm) 24,24 16,90 8,32 2,80

Tỷ giá hối đối trung bình USD/NDT 8,6187 8,3514 8,3142 8,2898

Tốc độ tăng trưởng (% năm) 12,70 10,50 9,50 8,80

(Ngun: http://dltntq.laocai.gov.vn/content/1010008_003.htm)

Và trong nỗ lực giảm bớt những tác động của chính sách tỷ giá lên thị trường tiền tệ và ổn định chính sách điều chỉnh tỷ giá cũng như loại bỏ cơ hội đầu cơ, Trung Quốc đã ban hành một loạt các quy định hỗ trợ như thực hiện chế độ ngân hàng kết hối, xố bỏ sự ghìm giá và tăng giá ngoại hối của các cơng ty, xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng; cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đối; xố bỏ kế hoạch mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại hối... kết hợp với kiểm sốt chặt chẽ của NHTW đối với các hoạt động ngoại hối ở các NHTM bằng cách quy định ngân hàng nào được phép chuyển đổi và với số lượng là bao nhiêu. Hệ thống mới này đã tăng tính hiệu quả của NHTW và xố bỏ quyền can thiệp ngoại hối trực tiếp của

SAFE. Trong đĩ, phải kể đến những biện pháp được Chính phủ đơn đốc chỉ đạo sát sao và quản lí chặt chẽ sau:

Bin pháp kết hi: Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối với các quy định xố bỏ chế độ tự giữ ngoại hối nhằm mục tiêu tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thơng suốt. Theo đĩ, đối với các cơng ty nước ngồi, Trung Quốc yêu cầu phải cĩ bảng cân đối ngoại tệ hàng năm, đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi phải cĩ giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang NDT cịn đối với doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước yêu cầu phải nộp 100% ngoại tệ thu được. Cụ thể hơn, tất cả các doanh nghiệp trong nước phải tuân theo quy định thực hiện chế độ kết hối ngoại tệ 100% bằng cách bán các khoản doanh thu bằng ngoại tệ từ các giao dịch tài khoản vãng lai cho các ngân hàng chỉ định và khi cĩ nhu cầu thì được phép mua ngoại tệ tại bất kì ngân hàng cĩ thẩm quyền nào mà khơng bị giới hạn về địa lý. Riêng các giao dịch phi thương mại khơng được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng. Trung Quốc cho phép thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với trung tâm chính tại Thượng Hải (vào tháng 4/1994) và một số chi nhánh tại các thành phố lớn để thực hiện các giao dịch giao ngay trên thị trường. PBC đĩng vai trị NHTW cĩ nhiệm vụ can thiệp vào thị trường để giữ cho đồng NDT ổn định (18 tháng kể từ khi áp tỷ giá mới, PBC buộc phải can thiệp để kéo tỷ giá xuống mức 8,3% do áp lực lạm phát và sau đĩ thành cơng trong việc duy trì mức tỷ giá này 10 năm tiếp theo). PBC xác định một tỷ giá tiêu chuẩn phản ánh những điều kiện thị trường và tất cả các ngân hàng được chỉ định được giao dịch trong biên độ 0,25% tỷ giá này.

Bin pháp thu hút đầu tư nước ngồi: Để duy trì chính sách thu hút nguồn vốn FDI, Trung Quốc cho phép các cơ sở trao đổi ngoại tệ được phép hoạt động giao dịch với các doanh nghiệp vốn nước ngồi- FFEs và cho phép họ giữ ngoại tệ trong tài khoản thay vì bán tồn bộ cho ngân hàng như các doanh nghiệp trong nước. Chỉ cho đến 1/7/1996, FFEs được phép gia nhập thị trường liên ngân hàng và các quy định hạn chế chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch tài khoản vãng lai dần được gỡ bỏ. Kể từ đĩ, khối lượng giao dịch ngoại tệ được thực hiện bởi FFEs trên thị trường trao đổi tự do giảm đáng kể chỉ khoảng 10% tổng khối lượng giao dịch ngoại tệ. Các trung tâm trao đổi ngoại tệ tự do và quy định cho phép các FFEs trao đổi ngoại tệ tự do chỉ chính thức chấm dứt bởi quyết định của Chính phủ vào ngày 1/12/1998 (đây là bước tiến quan trọng trong việc cải thiện mơi trường đầu tư Trung Quốc đạt mục tiêu trung hạn trong việc chuyển đổi tự do các giao dịch tài khoản vãng lai trước khi gia nhập WTO).

Ngày 1/12/1996, đồng NDT Trung Quốc đã chính thức được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cơng nhận là đồng tiền chuyển đổi tự do ở các tài khoản vãng lai, tức cĩ liên quan đến các khoản thanh tốn về mậu dịch hàng hố- dịch vụ cũng như các khoản lợi nhuận các cơng ty nước ngồi chuyển về nước.

2.3.3 Thc trng điu hành chính sách t giá ca Trung Quc t năm 1998 đến tháng 7/2005

Bùng nổ ở Thái Lan vào tháng 7/1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đã nhanh chĩng tạo ra phạm vi ảnh hưởng lớn cĩ nguy cơ tồn cầu. Sau rất nhiều những cố gắng của bản thân các nước ở tâm của cuộc khủng hoảng, cùng với những nỗ lực của cộng đồng quốc tế cho đến đầu năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ vẫn chưa được ngăn chặn. Trung Quốc tất nhiên khơng thể nằm ngồi vịng xốy khủng hoảng. Trong bối cảnh đồng tiền các nước trong khu vực đồng loạt giảm giá trước sức ép của khủng hoảng, đồng NDT cũng được cân nhắc giảm giá. Những người ủng hộ chính sách phá giá NDT lập luận rằng thực tế tăng trưởng xuất khẩu đang chậm lại ở Trung Quốc mà nguyên nhân chính ở đây là Trung Quốc đang mất dần lợi thế cạnh tranh khi đồng nội tệ đang được đánh giá cao hơn đồng tiền của các nước trong khu vực, vì vậy, giảm giá NDT là cần thiết. Tuy nhiên, chính lúc này, các nhà kinh tế kể cả các cường quốc kinh tế, đã xem Trung Quốc như là chiếc phao cuối cùng ngăn chặn khơng cho những diễn biến của cuộc khủng hoảng tiếp tục xấu hơn bằng cách giữ tỷ giá cố định so với USD khơng bị kéo vào vịng xốy của cơn lốc phá giá đồng nội tệ. Trước những ý kiến cho rằng lợi ích xuất khẩu đang bị ảnh hưởng, sức ép giảm giá để đối phĩ với khủng hoảng và sự kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Trung Quốc đã điều hành chính sách tỷ giá ổn định trong suốt thời kì khủng hoảng và cả thời gian dài sau này, bất chấp những suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu và kinh doanh ngày càng lớn. Những nhà lãnh đạo Bắc Kinh tin rằng giữ tỷ giá cố định là một việc cần thiết đầu tiên vì lợi ích quốc gia bởi lý do sự cố định tỷ giá hối đối cung cấp sự ổn định vững chắc cho giá cả hàng hố trong nước và hạn chế hành vi dịng vốn đầu cơ ngắn hạn, điều này giúp ích cho sự phát triển kinh tế bền vững, cùng với niềm tin những bất lợi mà Trung Quốc phải chịu do khơng giảm giá đồng nội tệ như các nước trong khu vực sẽ được bù đắp bằng một sự tăng trưởng kinh tế lớn hơn các đối thủ cạnh tranh thời kì sau khủng hoảng.

Bên cạnh việc chỉ đạo NHTW Trung Quốc PBC phải tác động vào thị trường ngoại hối để giữ đồng NDT ổn định (Từ giai đoạn đầu khủng hoảng 1997 đến 1999, PBC đã thành cơng trong việc can thiệp thường xuyên để neo giữ tỷ giá cố định NDT/USD ở mức từ 8,2897 xuống 8,2783), trong thời gian này, để giảm bớt sức ép điều chỉnh và phá giá đồng NDT, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một sự phối hợp khá linh hoạt và mềm dẻo giữa chính sách tỷ giá với chính sách tiền tệ. Sau khi cĩ nhiều biện pháp quản lý chặt ngoại hối đầu những năm 90, từ năm 1994-1996 Trung Quốc đã cĩ những điều chỉnh quản lý ngoại hối lỏng hơn như: cho phép các cơng ty xuất khẩu tăng tỷ lệ giữ ngoại tệ, các cơng ty nước ngồi từng bước được giao dịch, mua bán các loại ngoại tệ mạnh, tạo điều kiện để đồng Nhân dân tệ xâm nhập nhanh

hơn vào thị trường tiền tệ Thế giới... Năm 1998, để bảo vệ đồng NDT trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, một lần nữa Trung Quốc lại quay lại kiểm sốt chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ và găm giữ giảm những dự kiến về phá giá đồng NDT. Thu nhập ngoại tệ của các doanh nghiệp bắt buộc phải bán cho những ngân hàng đã được chỉ định trước, việc bán ngoại tệ cũng phải cĩ hố đơn theo quy định mới được rút, thậm chí các nhà đầu tư nước ngồi cũng phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng Trung Quốc để đổi lấy một lượng NDT nhất định sử dụng trong lãnh thổ nước này. Song song với việc quản lý chặt chẽ trên thị trường ngoại hối, để giảm bớt sức ép đối với xuất khẩu và sự tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã phối hợp với các chính sách tiền tệ nới lỏng và kích cầu. Trong năm 1998, Trung Quốc đã liên tiếp 3 lần hạ lãi suất tiền cho vay và tiền gửi bằng đồng NDT, lãi suất tái chiết khấu cũng giảm 1,91% đồng thời với việc giảm cả lãi suất với các tiền gửi bằng ngoại tệ. Kết hợp với chính sách lãi suất chính là chính sách hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của NHTW, chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng của các tầng lớp dân cư... Với cơ chế quản lý chặt chẽ như vậy, tỷ giá giữa đồng NDT và USD vẫn cố định là 8,3 NDT/USD cho tới ngày nay.

Bng 2.4: Tình hình lãi sut và mt s ch s ca th trường tin t 1998. Ch tiêu Ngày 20/03/1998 Ngày 01/07/1998 Ngày 06/12/1998

Lãi suất tiền cho vay giảm (%) 1,6 0,49 0,27

Lãi suất tiền gửi giảm (%) 0,6 1,12 0,55

Lãi suất tiền gửi USD (%) 4,875 4,250 3,755

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (%) 13 8

Mức tăng M2 (%) 17,4

( Ngun: http://vinachina.com/bizcenter)

Ngày 11/12/2001, sau 14 năm đàm phán và thực hiện các cam kết, Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Sự kiện này đã được dự báo là bước khởi đầu trong hàng loạt sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc bởi gia nhập WTO đồng nghĩa với nhiều trách nhiệm và ràng buộc hơn, trong cam kết với WTO, Trung Quốc cũng đề cập đến việc dần điều chỉnh chế độ tiền tệ. Vượt lên tất cả những quan ngại của Chính phủ những tác động tiêu cực do sự kiện này mang lại, nền kinh tế Trung quốc tiếp tục đà tăng trưởng và phát triển của mình. Cụ thể hơn, giai đoạn 2001- 2004, tốc độ GDP bình quân mỗi năm đạt 9,5%. Tính theo USD, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp đơi, từ 1.325 tỷ USD năm 2001 lên 2.235 tỷ USD năm 2005. Kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 40% GDP năm 2001 đã lên đến 80% GDP năm 2005.

Lúc này, thặng dư thương mại và dự trữ ngoại tệ tăng nhanh đã đặt áp lực tăng giá đồng NDT cho Trung Quốc. Trong năm 2002, tổng doanh số thương mại của Trung Quốc đạt 620,79 tỉ USD, trong đĩ xuất khẩu tăng 22,3% đạt 325,57 tỉ USD, nhập khẩu tăng 21,2% đạt 295,22 tỉ USD. Thặng dư thương mại đạt 30,33 tỉ so với 22,6 tỉ USD trong năm 2001. Dự trữ ngoại tệ đạt mức cao kỷ lục là 286,4 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế Trung Quốc là 8%/năm, và cao nhất thế giới. Hơn nữa, vào năm 2003, cộng đồng kinh tế quốc tế bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng NDT để cân bằng thương mại quốc tế bao gồm thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc với Mỹ và các nước cịn lại. Tuy nhiên, Chính phủ Trung quốc đã thể hiện sự cứng rắn trong chính sách tỷ giá bất chấp mọi áp lực từ bên ngồi, tỷ giá tiếp tục được neo cố định với USD cho đến tháng 07/2005. Thay vào đĩ, để giảm tăng cung tiền tệ, Trung Quốc đã tăng phát hành trái phiếu và khuyến khích đầu tư ra nước ngồi.

Bng 2.5: S liu t giá USD/RMB giai đon 2000 - 6/2005

Thi gian T giá 2000 8,2783 2001 8,2770 2002 8,2770 2003 8,2770 Tháng 1/2004 8,2770 Tháng 2/2004 8,2771 Tháng 3/2004 8,2771 Tháng 4/2004 8,2770 Tháng 5/2004 8,2769 Tháng 6/2004 8,2766 Tháng 7/2004 8,2769 Tháng 8/2004 8,2767 Tháng 9/2004 8,2766 Từ tháng 10/2004 đến tháng 6/2005 8,2765 (Ngun: Tng hp t SAFE và PBC)

Ngày 8 tháng 12 năm 2004, Thủ tướng Trung Quốc Ơn Gia Bảo xoa dịu dư luận thế giới yêu cầu nâng giá đồng NDT bằng tuyên bố Trung Quốc sẽ dần chuyển sang một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn tuy nhiên phải đến tháng 07/2005, Trung Quốc mới cĩ động thái tác động rõ rệt vào tỷ giá hối đối của mình.

2.3.4 Thc trng điu hành chính sách t giá ca Trung Quc t tháng 07/2005

đến tháng 09/2013.

Trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với sự tăng trưởng kinh tế thần kì của Trung Quốc, tình hình xuất siêu sang Mỹ ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, đồng NDT luơn phải chịu sức ép yêu cầu tăng giá từ phía Mỹ và nhiều nước phương Tây. Mỹ cho rằng Trung Quốc cố ý giữ tỷ giá của đồng NDT quá thấp so với thực tế (từ 20% - 30%) để thúc đẩy xuất khẩu, tạo ra thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ, gây tổn hại tới sản xuất cũng như cơng ăn việc làm và như vậy ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ. Nếu năm 2000 mức thâm hụt là 83,7 tỷ USD thì năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần, năm 2008 đạt kỉ lục 266,3 tỷ, riêng năm 2009 do tác động của khủng hoảng, tiêu dùng người dân giảm nhưng thâm hụt thương mại giữa hai nước này vẫn ở mức 226,8 tỷ USD. Để dung hịa lợi ích, ngày 21/07/2005, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc PBC đã điều chỉnh tỷ giá đồng NDT từ mức 8,2765 RMB/USD lên 8,11 RMB/USD (tương đương với mức tăng giá 2,1%). Đồng thời Trung Quốc tuyên bố chấm dứt một thập kỉ cố định tỷ giá đồng NDT vào đồng đơ la Mỹ trong một khung dao động hẹp chỉ khoảng 0,3% để chuyển sang cơ chế thả nổi. Nhưng từ đĩ đến nay, sức ép yêu cầu tăng giá đồng NDT từ nhiều phía bao gồm các đối tác lớn như Mỹ, OECD, EU... vẫn khơng thay đổi. Quỹ tiền tệ thế giới IMF đã hối thúc Trung Quốc chấp thuận sự linh hoạt tỷ giá như một yếu tố hỗ trợ cân bằng tăng trưởng kinh tế tồn cầu và giúp chính Trung Quốc cĩ sự tự chủ cao hơn trong việc đưa ra chính sách tiền tệ.

Bng 2.6: Cán cân thương mi M- Trung giai đon 2005-2010.

Đơn vị: tỷ USD Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Xuất 41,8 55,2 65,2 71,5 69,6 91,9 % Thay đổi 20,6 32,1 18,1 9,7 -2,6 32,1 Nhập 243,5 287,8 321,5 337,8 296,4 364,9

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)