Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam từn ăm 1999-2006

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 84)

Giai đoạn này NHNN cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; thực hiện mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ, từng bước thực hiện tự do hố các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thích ứng với yêu cầu hội nhập.

Ngày 24/2/1999 được xem là mốc quan trọng trong điều hành tỷ giá của NHNN khi Thống đốc NHNN ký quyết định số 64/1999/QĐ/NHNN và quyết định số 65/1999/QĐ/NHNN ban hành cơ chế điều hành tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với nguyên tắc cơ bản là tỷ giá được xác định theo cung cầu thị trường, cĩ sự điều tiết của nhà nước. Trong đĩ tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày hơm trước được áp dụng để các NHTM làm cơ sở xác định tỷ giá giao dịch trong ngày hơm sau, NHNN quy định biên độ giao dịch cho phép trong từng thời kỳ và NHNN trực tiếp can thiệp lên tỷ giá ngọại tệ liên ngân hàng để tác động lên tỷ giá bình quân liên ngân hàng hàng ngày. Theo cơ chế này, tỷ giá trên thị trường sẽ vận động khách quan, phản ánh đúng hơn các quan hệ về cung cầu về ngoại tệ trên các thị trường, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá của nhiều nước trên thế giới. Cùng với các quyết định đĩ, với mục tiêu ổn định tỷ giá, kiểm sốt lạm phát, NHNN cũng đưa ra biên độ dao động rất hẹp cho tỷ giá giao dịch của các NHTM là 0,1%. Cĩ thể nĩi rằng các quy định trên của NHNN là một cuộc cải cách thực sự về cơ chế vận hành tỷ giá phù hợp với điều kiện và tình hình Việt Nam. Mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do theo đĩ được thu hẹp dần. Tuy nhiên, biên độ dao động quá hẹp dẫn đến kết quả khả năng để tỷ giá biến động là khơng đáng kể, kết quả là tỷ giá niêm yết tại các NHTM luơn chịu áp lực tăng giá.

10,2%/ năm, nhưng lãi suất tiền gửi USD kỳ hạn 3 tháng trở xuống cao hơn lãi suất tiền gửi VND đã thu hút một lượng lớn USD vào ngân hàng, và tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, cải thiện cán cân thương mại, cán cân vãng lai. Ngày 5/8/2000, NHNN điều hành lãi suất VND thơng qua lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay USD dựa trên lãi suất Sibor kỳ hạn 3 tháng. Sang năm 2001, NHNN thực hiện cắt giảm lãi suất cơ bản VND từ 8,7%/năm (tháng 3/2001) xuống 7,2%/năm (tháng 10/2001), lãi suất tiền gửi ngoại tệ khơng thay đổi nhưng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 8% lên 15%. Ngày 1/6/2001 NHNN thực hiện tự do hố lãi suất cho vay ngoại tệ theo sát lãi suất thị trường quốc tế. Do những hạn chế của cơ chế tỷ giá tiền tệ trong một biên độ rộng (crawling band) cịn cứng nhắc, NHNN đã cĩ những bước điều chỉnh căn bản trong tỷ giá. Đây là một sự thay đổi về cơ chế tỷ giá mới, tỷ giá biến động theo chênh lệch lãi suất giữa USD - VND và theo xu hướng tăng cùng với biện pháp quản lý ngoại hối ngày càng thơng thống đã đem lại những bước phát triển đáng được ghi nhận trong các chỉ báo tiền tệ.

Trong khoảng thời gian này, tỷ giá danh nghĩa thực sự đã được điều chỉnh khá sát theo chênh lệch lạm phát trong nước và thế giới. Đây là bước tiến đáng ghi nhận trong điều hành tỷ giá.

Ngày 1/6/2002 NHNN thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận đối với VND ở mức 8,5% - 9,5%/năm, tỷ giá thị trường tự do tăng cao so với tỷ giá ở ngân hàng, tình hình ngoại tệ căng thẳng, một số ngân hàng thực hiện hốn đổi sang đồng tiền thứ ba, hợp thức hố USD cho doanh nghiệp mua ngoại tệ trên thị trường tự do.

NHNN nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá, tăng quyền tự chủ cho các NHTM. Từ 1/7/2002, NHNN đã nới lỏng biên độ dao động để ổn định tỷ giá trên thị trường, biên độ giao dịch mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với hầu hết các kỳ hạn giao dịch tăng lên ±0,25% so với mức ±0,1% trước đĩ đối với nghiệp vụ giao ngay; lên ±0,5% so với mức ±0,4% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn 30 ngày; lên ±2,53% so với mức ±2,5% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn trên 90 ngày. Việc điều chỉnh tăng biên độ đáp ứng yêu cầu của các TCTD cũng như các doanh nghiệp cĩ nhu cầu mua bán ngoại tệ với ngân hàng, khơng bị gị bĩ trong khuơn khổ chật hẹp như trước đây và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Ngày 13/9/2002 NHNN ra quyết định 958/2002/QĐ-NHNN quy định quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khốn của tổ chức, cá nhân nước ngồi; sửa đổi phương pháp tính và tỷ lệ khống chế trạng thái ngoại hối của các TCTD. Năm 2003, NHNN cho phép NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ (Option), giảm tỷ lệ kết hối các doanh nghiệp xuống 0%. Các biện pháp trên giúp thu hút ngoại tệ, ổn định tỷ giá đem đến sự thặng dư của cán cân vốn, cán cân tổng thể mặc dù cán cân thương mại thâm hụt. Ngày 28/5/2004 NHNN đã cho phép các NHTM được thoả thuận tỷ giá kỳ hạn với khách hàng trên cơ sở chênh lệch lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố và lãi suất USD của FED. Đây là một điểm đổi mới quan trọng trong

điều hành chính sách tỷ giá, vì chúng sẽ giúp làm giải toả tâm lý của thị trường về những kỳ vọng tương lai đối với các biến động tỷ giá.

Ngày 8/12/2004, NHNN ban hành quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đối của các TCTD cĩ hiệu lực thi hành thay thế những quy định được ban hành từ năm 1998. Nội dung quyết định trên đã mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ; nới lỏng quy định về kiểm sốt, cung cấp thêm cho thị trường cơng cụ phịng ngừa rủi ro quyền chọn; làm thị trường ngoại tệ diễn biến linh hoạt và tỷ giá phản ánh cung cầu ngoại tệ đúng đắn hơn. Từ năm 2004-2006, USD bị mất giá so với các đồng tiền chủ chốt nhưng vẫn lên giá so với VND gây bất lợi trong nhập khẩu. FED điều chỉnh tăng lãi suất liên tục nên rút ngắn chênh lệch lãi suất USD và VND, gĩp phần ổn định tỷ giá USD/VND. Ngày 1/6/2006, Chính phủ ban hành Pháp lệnh ngoại hối theo hướng tự do hố các mức lãi suất trong nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ, khơng kiểm tra chứng từ giao dịch ngoại tê, bỏ mức khống chế trần tỷ giá giao dịch kỳ hạn...các quy định này phù hợp với thơng lệ quốc tế theo hướng tự do hố, giúp Việt Nam tiến sát đến việc gia nhập WTO. Quý III, quý IV/2006 vốn nước ngồi đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khốn tăng mạnh kéo theo dân chúng cũng chuyển đổi USD thành VND để đầu tư làm tỷ giá bán và tỷ giá mua cơng bố bằng nhau ở ngân hàng. Ngày 31/12/2006, NHNN ban hành quyết định 2554/QĐ-NHNN nới lỏng biên độ dao động tỷ giá USD/VND từ ±0,25% lên ±0,5%.

Tác động ca chính sách t giá ti nn kinh tế:

Cán cân vãng lai:

Tình trạng của CCVL trong giai đoạn này là thặng dư ở 3 năm đầu (1999-2001) và thâm hụt ở những năm cịn lại (2002-2006). Trong 3 năm đầu, tình trạng thặng dư của CCVL đi theo chiều hướng giảm dần với tốc độ giảm rất nhanh. Sang năm 2002, CCVL đột ngột chuyển sang tình trạng thâm hụt, rồi đạt đỉnh điểm của thâm hụt trong giai đoạn này vào năm 2003 (thâm hụt 1.931 triệu USD). Trong 3 năm cuối của giai đoạn, tình trạng thâm hụt của CCVL cĩ giảm dần, nhờ đĩ, CCVL cĩ xu hướng được cải thiện. Tuy nhiên, nhìn chung, CCVL cĩ xu hướng thâm hụt trong giai đoạn này.

Đơn vị: triệu USD

Hình 3.3:Cán cân vãng lai ca Vit Nam giai đon 1999-2006

(Ngun: Báo cáo ca IMF, Tng cc Thng kê) Cán cân thương mi:

Điều dễ nhận thấy về tình hình CCTM trong giai đoạn này là tình hình càng lúc càng xấu đi. Trong 3 năm đầu của giai đoạn từ 1999 -2001, CCTM cĩ thặng dư, tuy nhiên, mức độ thặng dư ngày càng giảm dần. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, năm 1999 cũng là năm đầu tiên nền kinh tế cĩ được thặng dư thương mại sau 4 năm liên tục rơi tình trạng thâm hụt. Cĩ được kết quả trên nguyên nhân là do tháng 10/1997, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ giao dịch từ ± 5% lên ±10%, làm cho tỷ giá thị trường tăng mạnh, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Bên cạnh đĩ giá cả trên thị trường biến động khơng đáng kể cũng là một nhân tố gĩp phần cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, sau 3 năm cĩ được thặng dư, từ năm 2002, CCTM bắt đầu rơi vào tình trạng thâm hụt, và duy trì tình trạng này cho các năm về sau với mức độ thâm hụt ngày càng nghiêm trọng. Năm 2006 là năm đỉnh điểm của nhập siêu trong giai đoạn này với mức nhập siêu là 2775,6 triệu USD gĩp phần đưa tốc độ tăng trưởng thâm hụt trung bình trong giai đoạn lên 38%/năm.

Đầu tư nước ngồi:

Đầu tư trc tiếp (FDI): như mọi nước đang phát triển khác, FDI chiếm tỷ trọng khá lớn và mang tính ổn định trong cán cân vốn với qui mơ trung bình mỗi năm là 1,480 triệu USD và tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn là 6%/năm.

Hình 3.4:S liu ngun vn FDI vào Vit Nam giai đon 2000-2006

(Ngun: Niên giám thng kê Vit Nam năm 2010)

Đầu tư gián tiếp (FPI): chỉ được ghi nhận lần đầu tiên trên cán cân thanh tốn

của Việt Nam vào quí 4 năm 2005 khi thị trường chứng khốn Việt Nam bùng nổ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi (115 triệu USD) và khi Chính phủ Việt Nam phát hành 750 triệu USD trên thị trường chứng khốn New York.

Qun lý ngoi hi:

Từ tháng 2/1999, cùng với sự thay đổi trong điều hành tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối cũng ngày càng được nới lỏng. Nhằm giúp các doanh nghiệp linh hoạt và chủ động trong hoạt động kinh doanh, Chính phủ đã liên tục điều chỉnh tỷ lệ kết hối đối với các tổ chức kinh tế cĩ nguồn thu ngoại tệ theo hướng giảm dần; cụ thể, theo quyết định 80/1999/QĐ-TTg(30/8/1999), tỷ lệ kết hối là 50%; rồi được quy định giảm dần cịn 40%; 30% hiện nay tỷ lệ này là 0%. Các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước trong các giao dịch ngoại hối. Một dấu ấn quan trọng trong giai đoạn này là bằng việc cơng bố Pháp lệnh Ngoại hối (năm 2005), Việt Nam đã tuyên bố tự do hĩa giao dịch vãng lai. Đây cũng là một trong các điều kiện tiên quyết giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 84)