Các nhân tố ảnh hưởng đến điều hành chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 37)

Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá được điều tiết bởi quan hệ cung-cầu tiền tệ. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung - cầu ngoại tệ chính là các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đối. Sự biến động của các nhân tố này được biểu hiện bằng việc tăng giảm của các khoản mục trong cán cân thanh tốn. Quan sát sự thay đổi trong từng khoản mục trong cán cân thanh tốn sẽ giúp các nhà quản lý, kinh doanh tiền tệ nắm bắt dịng tiền phải thanh tốn cho nước ngồi hoặc nhận được từ bên ngồi. Trong nền kinh tế, chính sách tỷ giá bị tác động bởi các nhân tố sau:

- Hot động xut nhp khu hàng hố, dch v

Cầu ngoại tệ của một quốc gia bắt nguồn từ nhu cầu nhập khẩu và cung ngoại tệ trong nền kinh tế xuất phát từ khả năng xuất khẩu của quốc gia đĩ. Nĩi cách khác, cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế được quyết định bởi tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hố, dịch vụ trong kỳ. Nếu giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn mức tăng giá trị xuất khẩu thì cầu ngoại tệ sẽ tăng nhanh hơn cung, kết quả ngoại tệ lên giá. Và ngược lại, khi cán cân thanh tốn của quốc gia thặng dư, cung ngoại tệ trong nền kinh tế dồi dào sẽ tạo áp lực ép ngoại tệ giảm giá. Khi tỷ giá lên cao, NHTW sẽ điều hành chính sách tỷ giá nhằm tăng cường bán ngoại hối ra thị trường làm cung ngoại hối trên thị trường tăng lên do đĩ làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối trên thị trường. Tương tự khi tỷ giá giảm, NHTW sẽ điều hành chính sách nhằm mua vào ngoại hối, tăng nhu cầu ngoại hối trên thị trường, và làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ cung cầu ngoại hối dẫn đến tỷ giá hối đối từ từ tăng lên.

- Chuyn tin mt chiu

Chuyển tiền một chiều bao gồm các khoản viện trợ khơng hồn lại, chuyển lợi nhuận, trả lãi, thanh tốn tiền thuê, kiều hối, chi phí du học... Các hoạt động này tạo nên các luồng tiền chuyển ra hoặc chuyển vào quốc gia, làm thay đổi cung cầu ngoại tệ và tác động đến tỷ giá hối đối. Nếu một quốc gia cĩ khoản chuyển tiền vào trong nước lớn hơn các khoản phải chuyển ra nước ngồi, cung ngoại tệ sẽ tăng. Chính vì thế nội tệ lên giá. Ngược lại, các quốc gia cĩ khoản chuyển tiền rịng ra quốc tế, cầu ngoại tệ của các nước này sẽ tăng và nội tệ giảm giá. Điều này khiến cho NHTW phải kịp thời điều hành chính sách tỷ giá một cách phù hợp nhất nhằm ổn định tỷ giá hối đối.

- Đầu tư quc tế

Đầu tư nước ngồi bao gồm các khoản đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, và các khoản vay mượn quốc tế. Các giao dịch này tạo nên nguồn cung-cầu ngoại tệ cho nền kinh tế thơng qua hoạt động chuyển và thu hồi vốn đầu tư, chuyển tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận về nước sau một chu kỳ kinh doanh, tiền gửi tại ngân hàng nước ngồi hoặc tiền gửi ngoại tệ của người khơng cư trú... Khi nhận được một khoản đầu tư của nước ngồi, cung ngoại tệ của quốc gia nhận vốn sẽ gia tăng. Ngược lại, khi các nhà đầu tư trong nước chuyển vốn ra nước ngồi kinh doanh, cầu ngoại tệ của quốc gia chuyển vốn sẽ tăng. Vì vậy, trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi, giá trị đồng nội tệ của một quốc gia sẽ tăng nếu quốc giá đĩ cĩ luồng vốn đầu tư rịng vào trong nước, và nội tệ của một quốc gia sẽ giảm giá khi quốc gia này cĩ khoản đầu tư rịng ra nước ngồi. Bên cạnh sự tác động của lượng vốn đầu tư, chính sách điều hành tỷ giá hối đối cịn bị ảnh hưởng bởi tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, cũng như độ rủi ro của các nước nhận vốn đầu tư. Đây là các yếu tố đĩng vai trị quyết định hiệu quả của vốn đầu tư. Nếu lợi nhuận đầu tư của một nước tăng lên, cung ngoại tệ của nước đĩ cũng tăng theo do các nhà đầu tư nước ngồi muốn đầu tư thêm vốn vào nước này, đồng thời làm giảm cầu ngoại tệ do các nhà đầu tư trong nước hạn chế luống vốn chuyển ra nước ngồi kinh doanh. Kết quả chính là nội tệ lên giá. Tương tự như vậy, giá trị đồng nội tệ của quốc gia sẽ giảm sút khi khả năng sinh lời trên vốn đầu tư thấp hoặc độ rủi ro của quốc gia đĩ cao. Thực trạng cho thấy, khi cung ngoại tệ tăng, NHTW sẽ mua số ngoại tệ này để ổn định tỷ giá hối đối và dự trữ số ngoại tệ này. Tuy nhiên, khi cung ngoại tệ giảm, NHTW sẽ mua đồng nội tệ, điều này địi hỏi lượng dự trữ ngoại tệ bắt buộc của Ngân hàng phải cĩ đủ khả năng nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá và đạt được mục tiêu điều hành của chính sách tỷ giá trong từng thời kỳ.

- Lm phát

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chính sách điều hành tỷ giá là mức độ lạm phát của nền kinh tế, bởi vì, lạm phát tác động trực tiếp đến giá trị hàng hố xuất

nhập khẩu, làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia trên thị trường thế giới, qua đĩ làm thay đổi tỷ giá hối đối. Thật vậy, nếu tốc độ lạm phát của một quốc gia cao hơn các nước khác, hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ của nước này sẽ trở nên đắt hơn, hậu quả là khả năng cạnh tranh của quốc gia trong thương mại quốc tế giảm sút. Điều này đồng nghĩa với cung ngoại tệ giảm. Đối với nhập khẩu, giá trị nhập khẩu tăng nhẹ (do yếu tố lạm phát ở nước ngồi) nhưng mức tăng giá của hàng nhập thấp so với mức tăng giá của hàng hố trong nước (do tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngồi), nên cầu hàng nhập khẩu khơng giảm. Mặt khác, trong ngắn hạn, người tiêu dùng trong nước chưa kịp thay đổi thĩi quen sử dụng, các doanh nghiệp nội địa chưa kịp sản xuất hàng thay thế hàng nhập, do đĩ, nền kinh tế buộc phải trả một lượng ngoại tệ nhiều hơn để nhập hàng. Hậu quả là cầu ngoại tệ gia tăng, cung ngoại tệ giảm sẽ tạo áp lực đẩy ngoại tệ lên giá, kéo nội tệ hạ giá. Như vậy, để ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHTW cần cĩ những thay đổi trong điều hành chính sách tỷ giá theo hướng tỷ giá cần phải thực sự linh hoạt, cơng bố tỷ giá liên ngân hàng phải sát đúng với tỷ giá giao dịch trên thị trường.

- Các chính sách tài chính quc gia

Do tỷ giá là một trong các cơng cụ của chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước, nên ngồi việc chịu điều tiết bởi cung cầu tiền tệ, tỷ giá cịn chịu tác động bởi mục tiêu của các chính sách kinh tế, tài chính của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Trên thế giới, hầu hết các chính phủ đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tỷ giá hối đối. NHTW sẽ thực hiện điều hành chính sách tỷ giá thơng qua các cơng cụ như: hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu...

- Yếu t tâm lý

Lịng tin của cơng chúng vào giá trị của đồng tiền nĩi riêng và vào chính sách kinh tế, tiền tệ của Nhà nước nĩi chung đĩng một vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu tỷ giá. Khi người dân lo sợ về sự ổn định của nền kinh tế (cĩ hoặc khơng cĩ cơ sở), họ luơn tìm cách đẩy đồng nội tệ ra lưu thơng hoặc chuyển nĩ thành ngoại tệ, bất động sản, hoặc hàng hố... Việc làm này được diễn ra nhanh chĩng với một khối lượng chuyển đổi rất lớn, tạo cơn sốt giả tạo về ngoại tệ, đẩy ngoại tệ tăng giá và kéo nội tệ giảm giá. Tương tự như vậy, khi cơng chúng tin tưởng vào chính sách phát triển đất nước của Chính phủ, vào sự bình ổn của nền kinh tế thì lịng tin của họ vào đồng nội tệ đều được củng cố. Giá trị nội tệ ổn định, tỷ giá ít biến động là điều mà mọi Nhà nước đều mong ước trong quá trình thiết lập và thực hiện chính sách tiền tê. Chính vì thế, để tăng độ tin cậy trong lịng người dân về mức độ ổn định của tỷ giá, NHTW phải điều hành chính sách tỷ giá phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ, tăng cường quản lý, kiểm sốt giữ ổn định thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khố luận đã trình bày khái quát những vấn đề cơ bản về NHTW cũng như những vấn đề lý luận về chính sách tỷ giá, vai trị của chính sách tỷ giá trong nền kinh tế vĩ mơ và các cơ sở xây dựng chính sách tỷ giá từ đĩ làm tiền đề cho nhiệm vụ điều hành chính sách tỷ giá hối đối của NHTW. Chương 1 cũng đã phân tích các cơng cụ, nhân tố ảnh hưởng đến điều hành chính sách tỷ giá làm rõ việc áp dụng lý thuyết liên quan đến cơ chế điều hành chính sách tỷ giá. Đây là tiền đề để khố luận tiếp tục đi sâu phân tích thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đối của Trung Quốc và Việt Nam ở chương 2, 3.

CHƯƠNG 2.KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 37)