Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá từ 2006 đến tháng 09/2013

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 88)

Từ 2006 đến nay, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều cột mốc đáng ghi nhận. Nếu như ngày 11/1/2007, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là cột mốc mở ra bước đường hội nhập sâu hơn và rộng hơn của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thì cuộc khủng hoảng tài chính từ nửa cuối năm 2008 là cột mốc biểu hiện cho mức độ hội nhập của Việt Nam đã đủ sâu để chịu ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế tồn cầu. Trong lĩnh vực tiền tệ, Pháp Lệnh Ngoại

Hối cĩ hiệu lực từ 1.6.2006 đã thiết lập nền tảng pháp lý mới trong hoạt động ngoại hối và kinh tế đối ngoại của Việt Nam.

Năm 2006-2007, Việt Nam được WTO xếp thứ 6 trên thế giới về sự hấp dẫn đầu tư và được Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) xếp vào nhĩm các quốc gia cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, kinh tế Việt Nam tiếp tục bứt phá và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vịng 10 năm vào năm 2007, xấp xỉ 8.5%, trong bối cảnh kinh tế tương đối ổn định.

Sang năm 2008, luồng vốn đầu tư nước ngồi và kiều hối tiếp tục tăng mạnh mẽ trong nửa đầu năm, nền kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên, lạm phát cao (xuất hiện từ cuối năm 2007) đã vượt ngồi tầm kiểm sốt. Cùng lúc này, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nổ ra từ nửa cuối năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế trong nước đồng thời đẩy lạm phát lên cao hơn, gây ra tình trạng bất ổn trong nền kinh tế vĩ mơ. Cũng trong năm 2008, tình trạng nhập siêu lên đến đỉnh điểm do hệ quả của một thời gian dài lạm phát trong nước cao hơn tương đối so với lạm phát nước ngồi mà VND khơng cĩ mức giảm giá tương ứng. Hệ quả là tăng trưởng GDP trong nước giảm chỉ cịn 6,2%, lạm phát ở mức phi mã trên 23%. Chính lúc này, chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ huy động các nguồn lực trong nước đã gĩp phần đưa nền kinh tế vượt qua khỏi “đáy” của khủng hoảng và đạt mức tăng trưởng khá tốt ở mức 5,32%, lạm phát trong tầm kiểm sốt ở mức 6,7% vào cuối năm 2009 và tiếp tục đạt được những con số tăng trưởng lạc quan trong 2 quí đầu năm 2010. Bng 3.4: S liu lm phát giai đon 2006 - 2010 Đơn vị: % Năm T l lm phát 2006 7,503 2007 8,349 2008 23,115 2009 6,717 2010 8,4 (Ngun: Tng hp ca IMF)

Bng 3.5: Tng hp tc độ tăng trưởng GDP & CPI giai đon 2007-2010

Năm 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng trưởng GDP(%) 8,5 6,2 5,3 6,7

Chỉ số CPI (%) 12,6 19,9 6,5 11,75

Sau gần 5 năm (từ 2002 đến 2006) duy trì biên độ tỷ giá ở mức ±0,25%, đầu năm 2007 NHNN đã mở rộng biên độ thêm ±0,25% lên mức ±0,5% với mục đích từng bước làm cho tỷ giá sát với thực tế của thị trường hơn. Với đà tăng tỷ giá ở năm 2006 (năm 2006 tỷ giá USD/VND tăng 1,38%) việc nới rộng biên độ ở đầu năm được kỳ vọng là sẽ làm cho tỷ giá tiếp tục tăng. Tuy nhiên, từ 2007, luồng vốn FDI tăng đột biến, tăng gấp 5 lần so với năm 2006, cùng với lượng kiều hối chuyển về lớn đã gây áp lực tăng giá VND. Do đĩ, việc điều chỉnh tăng biên độ dao động ở đầu năm đã gây tác dụng ngược so với kỳ vọng ban đầu.

Đầu năm 2008, NHNN đã tiếp tục điều chỉnh biên độ tỷ giá lên ±1%. Điều đáng chú ý là trái ngược với “truyền thống” duy trì tương đối lâu biên độ tỷ giá, lần này khoảnh cách giữa 2 lần điều chỉnh chỉ là 2 tháng (từ 24/12/2007 đến 7/3/2008). Việc liên tiếp tăng biên độ giao dịch tỷ giá trong bối cảnh VND tăng giá so với USD và USD giảm giá so với các ngoại tệ khác trên thế giới đã làm cho tỷ giá USD/VND chịu thêm áp lực tăng giá.

Để khắc phục tình trạng căng thẳng ngoại tệ, đầu năm 2009 NHNN đã quyết định mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD từ ± 3% lên mức ±5% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Sau khi biên độ giao dịch tỷ giá được điều chỉnh lên mức ±5%, các NHTM đã điều chỉnh tỷ giá lên mức kịch trần, thu hẹp được khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và thị trường qua đĩ thu hút được một lượng khách hàng bán lại USD cho mình và hạn chế tình trạng chảy máu ngoại tệ ra khỏi ngân hàng, khắc phục một phần nào tình trạng thiếu cung ngoại tệ. Tuy nhiên, vào cuối năm tình trạng căng thẳng ngoại tệ lại diễn ra, ngày tháng 11/2009, NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá cơng bố lên 17.980USD/VND, tăng 5,4% so với ngày hơm trước, đồng thời cũng thu hẹp biên độ tỷ giá từ ±5% xuống cịn ±3%. Đây là một sự can thiệp mạnh của NHNN vào tỷ giá với kỳ vọng cĩ thể thu hẹp khoảng cách tỷ giá chính thức và tự do, qua đĩ bình ổn thị trường.

Biên độ giao dịch ±3% được giữ ổn định trong suốt năm 2010 cho đến tháng 2/2011 cùng với đợt điều chỉnh tỷ giá 9,3%, NHNN đã ra quyết định thu hẹp biên độ từ ±3% xuống cịn ±1%.

Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2007 dự trữ ngoại tệ đạt gần 50% giá trị xuất khẩu, tăng hơn 75% so với dự trữ ngoại tệ năm 2006. Điều này chứng tỏ các năm qua Ngân hàng Nhà nước đã mua một lượng USD đáng kể của thị trường qua đĩ gĩp phần giảm bớt áp lực tăng giá VND. Tuy nhiên trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc cố gắng giữ một tỷ giá cĩ lợi cho xuất khẩu đã làm trầm trọng thêm vấn đề nhập siêu và lượng lớn VND cung ra thị trường làm tăng lạm phát.

Trong năm 2009, mặc dù NHNN đã cĩ những hỗ trợ cho các ngân hàng về nguồn cung ngoại tệ nhưng khơng đủ để xoa dịu tình trạng thiếu cung của các ngân hàng.

Ngồi ra phản ứng của NHNN về việc hỗ trợ cung ngoại tệ cho các NHTM chậm, chỉ can thiệp khi tình trạng cung cầu ngoại tệ trở nên trầm trọng nên tác dụng của những can thiệp này lên thị trường khơng thật sự mạnh.

Dưới tác động của các cơng cụ điều hành chính sách tỷ giá của Chính phủ, giai đoạn này chứng kiến sự biến động liên tục của tỷ giá hối đối. Khác với giai đoạn trước, từ năm 2007 đến nay, biểu đồ tỷ giá USD/VND chuyển biến liên tục và đầy kịch tính.

Từ cuối năm 2006, lần đầu tiên trong điều hành tỷ giá, các NHTM niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức thấp nhất (giá sàn). Nguyên nhân của hiện tượng này là nguồn cung USD tăng vọt chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam. Tỷ giá giảm làm gia tăng nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cán cân thương mại bị thâm hụt. Để cải thiện cán cân thương mại, NHNN buộc phải điều chỉnh tỷ giá.

Cuối tháng 3/2007, NHNN đã chủ động nâng tỷ giá giao dịch bằng cách gia tăng tỷ giá cơng bố. Những tháng cuối năm, tỷ giá giảm mạnh mà nguyên nhân của nĩ cũng chính là từ nguồn vốn đầu tư nước ngồi đầu tư vào thị trường bất động sản của Việt Nam.

Sang đầu năm 2008, biến động tỷ giá lại tương tự như những tháng đầu năm 2007. Quý 1 năm 2008, trước tình hình VND tăng giá so với USD, NHNN đã phải điều chỉnh giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Sang quý 2 năm 2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 16.541 VND/ 1 USD vào cuối tháng 6/2008, tỷ giá giao dịch tại các NHTM lại đụng trần, tỷ giá trên thị trường tự do tăng tới mức 19.400 VND/1 USD (giữa tháng 6/2008), khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen lên tới trên 2000 đồng. Những biến động bất lợi đã làm tỷ lệ lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 tăng vượt trội, chỉ số CPI cĩ thời điểm trên 20%. Để kiềm chế lạm phát, NHNN buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền trong lưu thơng như: điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 14%/ năm xuống cịn 7.5%/ năm và buộc các NHTM khơng được kinh doanh quá 150% lãi suất cơ bản…. So với năm 2007, VND bị mất giá 1,68%.

Năm 2009, thị trường ngoại tệ diễn biến hết sức căng thẳng. Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết là dịng vốn nước ngồi và kiều hối đều giảm do nền kinh tế tồn cầu suy giảm vì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nguyên nhân gĩp phần đáng kể căng thẳng USD trong giai đoạn này là tác động tiêu cực của gĩi kích cầu thơng qua hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ. Trước tình thế này, NHNN quyết định thay đổi biên độ giao dịch. Tỷ giá BQLNH trong suốt 9 tháng đầu năm 2009 được NHNN giữ gần như là cố định, tỷ giá BQLNH cuối tháng 9/2009 chỉ tăng 0.08% so với cuối tháng 1/2009. Trong khi đĩ, tỷ giá trên thị trường tự do liên tục tăng mạnh.

Khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen trong thời gian này lớn, trung bình khoảng 1,500 VND/1USD.

Năm 2010, USD lại tiếp tục căng thẳng, giá mua bán USD tại các NHTM luơn chạm trần. Sau một thời gian dài khơng điều chỉnh tỷ giá BQLNH, ngày 11/2/2010, NHNN đã bất ngờ tăng giá USD 3%. Mặc dù tăng tỷ giá nhưng áp lực về cầu USD vẫn khơng giảm. Tình trạng găm giữ ngoại tệ vẫn khơng suy giảm. Nhiều NHTM khơng cân đối được nguồn ngoại tệ đã buộc phải thương lượng giá với bên cung rồi cộng thêm khoản phí vào giá bán USD cho người cĩ nhu cầu mua ngoại tệ. Tỷ giá bị chèn ép. Ngày 17/8/2010, lần thứ hai trong năm, NHNN điều chỉnh USD tăng 2%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.544 đã tăng lên 18.932 VND/1USD. Các NHTM được phép mua bán USD ở mức giá 19.500 VND/1USD. Việc tỷ giá được điều chỉnh một cách bất ngờ và nhát ngừng đã thành viên thị trường thêm hoang mang, và khơng làm “giảm nhiệt” thị trường ngoại tệ. Cuối năm 2010, khi các thơng tin về tình hình kinh tế vĩ mơ khơng khả quan cũng như việc tăng giá vàng trên thị trường Thế giới đã tạo áp lực lên tỷ giá. Hiện tượng các doanh nghiệp tự thỏa thuận giá mua bán ngoại tệ vượt mức trần cho phép đã trở thành phổ biến. Tỷ giá thị trường tự do cĩ thời điểm đạt trên 21.500 VND/1 USD, lệch 2.000 VND/1 USD so với tỷ giá chính thức.

Vào ngày 11/02/2011, tỷ giá BQLNH đã đột ngột tăng từ 1 USD = 18.932 VND lên 1 USD = 20.693 VND. Mức tăng đột biến lên tới 9,3% là mức tăng cao nhất trong những năm trước đĩ và đã thu hẹp đáng kể khoảng cách chênh lệch với giá Đơ-la Mỹ trên thị trường tự do. Mặc dù nền kinh tế đang phải chịu những tác động tiêu cực rõ ràng do ảnh hưởng của lần tăng tỷ giá này: một loạt các mặt hàng thiết yếu tăng giá đẩy nguy cơ lạm phát tăng cao… nhưng Chính phủ đã thể hiện những nỗ lực của mình trong việc kiểm sốt những tác động xấu của chính sách này tới mức tối đa bằng việc ban hành Nghị Quyết 11 ngày 24/2/2011 (những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an sinh xã hội và Nghị Quyết 77 ngày 3/4/2011(quy định về việc tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên, cắt giảm đầu tư cơng)…

Hình 3.5:Din biến t giá USD/VND trong nước năm 2010

(Ngun: theo bài viết ca TS. Nguyn Minh Phong- Vin Nghiên cu phát trin KTXH Hà Ni trên http://bee.net.vn)

Năm 2012 là một năm thành cơng trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ nĩi chung và chính sách tỷ giá VND/USD nĩi riêng của NHNN Việt Nam. Diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra dường nhủ theo quy luật là vào những tháng cuối năm tỷ giá thường cĩ xu hướng biến động rất mạnh, kèm với sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do thường ở mức khá cao. Tuy nhiên, trong năm 2012 hiện tượng này là được loại trừ hồn tồn. Cĩ được kết quả trên là do sự kết hợp linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong suốt năm 2012, nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ. Theo đĩ, tỷ giá VND/USD sẽ được điều chỉnh biên độ khơng quá 2-3% trong cả năm 2012. Ngồi ra diễn biến thuận lợi của cán cân thương mại, cán cân tổng thể trong năm 2012, đã hỗ trợ khá đắc lực cho những cam kết của NHNN. Đồng thời, những quy định và biện pháp kiểm sốt chặt chẽ thị trường vàng đã khiến cho biến động của thị trường này khơng cịn gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường ngoại hối tự do như trước đây.

Bng 3.6: Tc độ tăng - gim t giá VND/USD trong năm 2012 Đơn vị: % Tháng Tc độ 1 0,057 2 -0,676 3 -0,077 4 0,062 5 6 0,307 7 -0,205 8 -0,091 9 -0,086 10 0,024 11 -0,067 12 -0,014 (Ngun: Tng cc Thng kê)

Trong năm 2012, NHNN đã sử dụng linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá để ổn định thị trường. Những biện pháp này cĩ thể chia thành hai nhĩm là nhĩm các biện pháp tác động trực tiếp và nhĩm các biện pháp tác động gián tiếp lên tỷ giá VND/USD như sau:

Bng 3.7: Các bin pháp điu hành chính sách t giá trong năm 2012

STT Bin pháp điu hành Ni dung

NHĨM BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP 1. Can thiệp trực tiếp vào tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giá liên ngân hàng

Tỷ giá BQLNH được ấn định ở mức 1USD =20.828 VND trong suốt năm 2012.

2. Trực tiếp mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

Trong năm 2012 NHNN mua rịng khoảng 10 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.

3. Kiểm sốt tín dụng ngoại tệ

Thu hẹp và siết chặt hơn các khoản vay bằng ngoại tệ trong nước theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn đối với khách hàng khơng cĩ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để thanh tốn ra nước ngồi tiền hành nhập khẩu hàng hố, dịch vụ khi khách hàng vay cĩ đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất - kinh doanh để trả nợ. Các khoản vay ngoại tệ khác do NHNN quyết định.

NHĨM BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG GIÁN TIẾP 1. Điều chỉnh lãi suất tái

chiết khấu

Lãi suất chiết khấu được điều chỉnh 6 lần trong năm 2012, giảm từ 13% xuống cịn 7%.

2. Thay đổi trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng

Thu hẹp trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng từ ± 30% xuống ± 20% vốn tự cĩ: Thơng tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012 về quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

3. Siết chặt quản lý thị trường vàng

- Đởi mới cơ bản về hoạt động quản lý và kinh doanh vàng miếng, thống nhất quy về NHNN-là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng. Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

- NHNN đã từng bước hồn thiện cơ sở pháp lý để quản lý thị trường vàng, chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng vào ngày 25/11/2012.

4. Các biện pháp hành chính khác

- Kiểm sốt, trấn áp thị trường ngoại hối tự do. - Đẩy mạnh cơng tác truyền thơng về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Đưa ra cam kết điều chỉnh tỷ giá giữ ổn định khơng vượt quá mức 2-3% trong năm 2012 trấn an tâm lý người dân.

- Sử dụng các biện pháp hành chính nhằm tập

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 88)