Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam trước năm 1994

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 69)

Năm 1976, Việt Nam thống nhất đổi tên thành nước Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1980 ra Hiến pháp thể chế hố đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam được quyết định tại Đại hội Đại biểu tồn quốc năm 1976. Đường lối kinh tế chủ đạo của Việt Nam từ thời kỳ là cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động.

Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp". Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hĩa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm. Thành phần kinh tế tư nhân bị cấm. Nơng dân làm việc trong các hợp tác xã.

Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, cĩ năm cịn giảm: Năm 1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm 14%.

Kim ngạch xuất khẩu năm 1980 chỉ đạt 15% kim ngạch nhập khẩu. Cùng năm đĩ, chỉ tiêu thĩc lúa là 21 triệu tấn nhưng thu hoạch chỉ đạt 12 triệu tấn. Tình hình lương thực thiếu hụt trầm trọng khiến lượng gạo mua qua mậu dịch quốc doanh bị hạn chế tương đương với thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất ở miền Bắc. Khoảng 10-15% lương thực phải nhập khẩu. Hàng hố khơng đủ, để trang trải các khoản nợ từ khối Cộng sản, chính phủ Việt Nam xoay sang trả nợ bằng lao động. Riêng tại Liên Xơ đã cĩ hơn 100.000 thợ thuyền người Việt được gửi sang để bù vào phần nào cán cân mậu dịch.

Năm 1982, Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận kinh tế Việt Nam trong thời kỳ 1976-1980 là: "kết quả sản xuất khơng tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, những mất cân đối lớn của nền kinh tế vẫn trầm trọng, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội trong khi dân số tăng nhanh, thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ khơng ổn định, đời sống của nhân dân lao động cịn nhiều khĩ khăn. Vì thế, từ năm 1982, Đảng quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển mạnh nơng nghiệp và coi nơng nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, và kết hợp nơng nghiệp, cơng nghiệp hàng tiêu dùng và cơng nghiệp nặng trong một cơ cấu cơng - nơng nghiệp hợp lý, tăng cường phân cấp cho địa phương trong cơng tác sản xuất và quản lý sản xuất. Kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục

giữ vai trị chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến khích. Thị trường khơng cĩ tổ chức bị quản lý chặt chẽ.

Tính chung tốc độ phát triển 5 năm, năm 1981 tăng 2,3%, năm 1982 tăng 8,8%, năm 1983 tăng 7,2%, năm 1984 tăng 8,3%, năm 1985 tăng 5,7% bình quân 1981-1985 tăng 6,4%/năm.

Để vượt qua khĩ khăn, các địa phương nhất là địa phương ở Nam Bộ đã cĩ những biện pháp “xé rào” như khốn hộ, khốn sản phẩm, bù giá vào lương, tăng cường quan hệ ngoại thương với các nước ngồi khối xã hội chủ nghĩa. Những biện pháp “xé rào” này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong tăng năng suất sản xuất, giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hĩa và nợ lương người lao động. Vì thế, chúng đã thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo Đảng và chính phủ. Khốn sản phẩm đến nhĩm và người lao động (hay Khốn 100 gọi dựa theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng CSVN khĩa IV) và mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh (nghị quyết 25/CP của Chính phủ) được Đảng và Chính phủ cho phép thí điểm và dần áp dụng rộng rãi từ năm 1981. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số nhà nghiên cứu kinh tế gồm cả những người được đào tạo thời Việt Nam Cộng hịa đã được lãnh đạo Đảng triệu tập để nghiên cứu, chuẩn bị cho Đổi Mới.

Những thực tiễn “xé rào” và lý luận mới trên đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai chính thức chương trình Đổi mới tư duy quản lý kinh tế mà thể hiện trước hết là nghị quyết của Đại hội VI tổ chức vào giữa tháng 12 năm 1986. Các quyết định đổi mới gắn với tên tuổi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Giai đoạn 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sơng cấm chợ, chia cắt thị trường được xĩa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch tốn. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hĩa. Song Đảng chủ trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác. Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dần dần giảm đi.

Kinh tế Việt Nam bắt đầu cĩ những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, cĩ dự trữ và cịn xuất khẩu gạo. Khốn 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mơ tồn quốc càng khuyến khích nơng dân sản xuất lúa gạo. Hàng hĩa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thơ, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần.

Tháng 6 năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII, tại đây một văn kiện quan trọng đã ra đời, đĩ là "Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Cương lĩnh này sau đĩ liên tục được bổ sung và điều chỉnh trong các kỳ họp của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Đại hội Đại biểu tồn quốc tiếp theo. Cương lĩnh này và các văn kiện cĩ tính chất sửa đổi nĩ tuyên bố rằng nhiệm vụ trung tâm của xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: “đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa”, “gắn liền với phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện”. Các văn kiện này nêu phương hướng: "thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hĩa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường cĩ sự quản lý của nhà nước" và "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Sự ổn định kinh tế đã đi vào chế độ dừng, chỉ số hàng hố và dịch vụ giao động xung quanh 12% năm nhưng vẫn chưa cĩ khả năng kiểm sốt lạm phát theo mong muốn như dự đốn. Nhân tố quyết định trạng thái ổn định là nhà nước qua kinh nghiệm điều hành đã nhận thức rõ nết tác động của cung ứng tiền tệ lên lạm phát. Vì vậy, việc cung ứng tiền bội chi ngân sách đã chấm dứt, Cải cách thuế đã thay đổi cơ bản thu chi ngân sách nhà nước, các chính sách kinh tế theo hướng thị trường đưa đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao đã làm cân bằng tăng trưởng tổng cung và tổng cầu về hàng hố. Việc điều hành quản lý kinh tế vĩ mơ tuy vậy vẫn đang ở dạng thơ. Do vậy nền kinh tế khơng tránh khỏi những dao động về lạm phát.

Năm 1993, lạm phát dự kiến ở mức 10-13%, thực tế là 5,3%. Bởi vì giữa năm 1993, hàng hố Trung Quốc tràn sang Việt Nam với giá rẻ do chính sách điều chỉnh giá của họ. Đồng thời do bản thân nền kinh tế Việt Nam đang giảm phát. Năm 1994 dự đốn tỷ lệ lạm phát dưới một con số nhưng vào tháng 10 trở đi do lũ lụt ở đồng bằng sơng Cửu Long đã làm cho giá lương thực tăng vọt đẩy lạm phát năm 1994 lên 14,4%.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 69)