Khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc trước năm 1994

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 41)

Tình hình kinh tế Trung Quốc từ ngày thành lập nước Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949), cho đến trước cải cách- mở cửa kinh tế trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều hạn chế, yếu kém của mơ hình kế hoạch hố tập trung.

Thơng qua những chính sách kinh tế sai lầm, coi thường các quy luật khách quan của "Đại nhảy vọt" và "Đại cách mạng văn hố vơ sản", nền kinh tế Trung Quốc đã rơi vào khủng hoảng và sa sút. Hậu quả là, thu nhập quốc dân giảm, các ngành kinh tế bị thụt lùi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Cuộc "Đại nhảy vọt" và "Cơng xã nhân dân" đã gây ra lãng phí to lớn về sức người, sức của, làm nền tài chính bị cạn kiệt... Trong mười năm cách mạng văn hố, thu nhập quốc dân Trung Quốc đã bị thiệt hại khoảng 500 tỷ nhân dân tệ, mức lương trung bình của cơng nhân viên giảm 4,9%, thu nhập bình quân của nơng dân khơng được cải thiện, thậm chí nhiều nơi rơi vào tình trạng đĩi kém. Tại thời điểm này, kinh tế Trung Quốc gần như hồn tồn thuộc sở hữu cơng cộng, chiếm tới 99,1% tổng sản phẩm trong nước vào năm 1978. Cùng với tiến trình cải cách, nhận thức về kinh tế cơng hữu ngày càng cĩ sự thay đổi sâu sắc, đã tiến tới khẳng định rằng nguồn vốn trong chế độ cơng hữu khơng chỉ thể hiện ở số lượng mà cịn ở chất lượng, và quan trọng hơn nữa, ở vai trị khống chế Nhà nước, ở vai trị chủ đạo của kinh tế cơng hữu. Với chủ trương theo nhiều loại hình kinh tế cùng phát triển, khơng chỉ cĩ các doanh nghiệp cá thể, tư nhân, mà cịn cĩ cả doanh nghiệp "ba loại vốn", các doanh nghiệp theo chế độ sở hữu hỗn hợp như chế độ cổ phần và chế độ hợp tác cổ phần.

Năm 1979, Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế. Nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Trung Quốc chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, các ngành sản xuất cơng nghiệp phụ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi đặc biệt là Hoa kiều đầu tư đầu tư vào Trung Quốc để xuất khẩu thu ngoại tê. Chính phủ Trung Quốc bảo lãnh việc cân đối ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu thu ngoại tệ. Để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng cĩ thay đổi, bên cạnh tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cơng bố, sử dụng để hạch tốn, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung Quốc cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ. Năm 1991, Trung Quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang tỷ giá thả nổi cĩ quản lý, duy trì hai loại tỷ giá. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã tạo ra khoảng cách giữa hai loại tỷ giá. Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đối giữa các doanh nghiệp phát triển,

làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia tăng. Trong thời gian này các doanh nghiệp được phép giữ lại một phần ngoại tệ để sử dụng. Kết quả là ngoại tệ tập trung vào nhà nước ít hơn so với khu vực dân cư nắm giữ, Trung Quốc gặp khĩ khăn trong việc cân đối ngoại tệ. Như vậy, năm 1993, mức điều chỉnh tỷ giá (phá giá) so với năm 1985 đã là gần 70%. Nhưng mặc dù phá giá liên tục với biên độ lớn như vậy, tổn thất xuất khẩu do tỷ giá (đánh giá cao đồng NDT) gây ra vẫn rất lớn.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 41)