Khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc từn ăm 1994 đến tháng 09/2013

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 42)

Để khắc phục các khĩ khăn do thị trường tự phát gây nên, để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang bằng với tỷ giá thị trường. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá này được thực hiện từ ngày 01/01/1994. Kèm theo đĩ là các quy định xố bỏ chế độ tự giữ ngoại hối, các doanh nghiệp chuyển sang chế độ kết hối ngoại tệ 100%, các doanh nghiệp cĩ nhu cầu ngoại tệ thanh tốn hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ thanh tốn hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng theo quy định. Riêng các giao dịch thương mại khơng được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng.

Đến cuối năm 1997, tỷ trọng của các loại hình kinh tế phi cơng hữu trong tổng sản phẩm trong nước đã từ 0,9% (năm 1978) lên 24,20%, cùng với đĩ là mức giảm của kinh tế cơng hữu đã từ 99,1% xuống 75,8%. Tuy nhiên, vai trị chủ thể của kinh tế cơng hữu khơng vì thế mà giảm đi. Được thực hiện tách rời quyền kinh doanh (của doanh nghiệp và quyền sở hữu của Nhà nước), từng bước áp dụng chế độ xí nghiệp hiện đại, chịu sự dẫn dắt của thị trường, đặc biệt được hoạt động trong các ngành nghề quan trọng, huyết mạch của nền kinh tế, khu vực kinh tế cơng hữu tuy cịn nhiều khĩ khăn, nhưng vai trị chủ thể chắc chắn sẽ được củng cố.

Từ năm 2002 đến nay, đây cũng là giai đoạn tiếp tục cải cách sâu rộng của nền kinh tế, đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và bước đầu thực hiện mục tiêu "tập trung lực lượng xây dựng tồn diện xã hội khá giả."

Tại Hội nghị Trung ương khố 5 tháng 12/2005, Đại hội lần thứ XVI đã thơng qua kế hoạch 5 năm lần thứ 11 cĩ ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Chính thời điểm này, Trung quốc chuyển từ xã hội nơng thơn sang xã hội cơng nghiệp, xây dựng xã hội ấm no sang xã hội khá giả với những mục tiêu và nội dung sau:

- Đảm bảo tăng trưởng bền vững.

- Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, phát triển một "xã hội hài hồ" cĩ tầm quan trọng như phát triển kinh tế, chính trị xã hội.

- Thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế: chuyển từ đầu tư và xuất khẩu vào cơng nghiệp, tài nguyên và nhân lực sang tiêu dùng và đầu tư, cơng nghiệp và dịch vụ, nhân lực và khoa học kỹ thuật, tăng trưởng cĩ chất lượng cao.

- Thay đổi cơ cấu ngành nghề, tăng ngành cĩ hàm lượng khoa học cao. - Phát triển cân đối giữa các vùng, khu vực, thành thị và nơng thơn - Giải quyết tốt vấn đề tam nơng (nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân).

- Giải quyết tốt vấn đề ơ nhiễm mơi trường, tạo cơng ăn việc làm, giảm thất nghiệp và các vấn đề xã hội.

- Xây dựng một xã hội cơng bằng, văn minh.

- Về đối ngoại thực hiện nguyên tắc hồ bình và phát triển, hợp tác. Thực hiện khẩu hiệu: "An ninh với láng giềng, giàu cĩ với láng giềng, hợp tác với láng giềng."

Từ năm 2003, cán cân thương mại Trung quốc luơn duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Đến năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Đến cuối năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Năm 2010, trước những thay đổi phức tạp cùng những thách thức to lớn từ mơi trường kinh tế trong và ngoại nước, Trung Quốc đã kiên trì thực thi các gĩi kế hoạch ứng phĩ với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, đẩy nhanh chuyển biến phương thức phát triển kinh tế và điều chỉnh mang tính chiến lược kết cấu kinh tế, kinh tế quốc dân duy trì sự phát triển nhanh, ổn định, các sự nghiệp xã hội đạt được tiến bộ mới. Theo hạch tốn sơ bộ, GDP năm 2010 đạt 39.798,3 tỉ NDT, trong đĩ giá trị gia tăng nhĩm ngành nghề thứ II (cơng nghiệp, xây dựng) là cao nhất đạt 18.648,1 tỉ NDT chiếm tỉ trọng 46,8%. Vị trí này vẫn luơn được dẫn đầu trong các năm sau đĩ, cụ thể là năm 2011, GDP đạt 47.156,4 tỉ NDT tăng 9,2% so với năm 2010. Giá trị gia tăng nhĩm nghề khu vực II tăng 10,6% đạt 22.059,2 tỉ NDT. Tính đến tháng 02/2013, GDP năm 2012 của Trung Quốc đạt con số 51.932,2 tỉ NDT, khu vực II vẫn là khu vững cĩ tỉ lệ gia tăng cao nhất, tăng 8,1% so với năm 2011 và đạt 23.531,9 tỉ NDT. Tại thời điểm này, hoạt động kinh tế khá tốt nhờ vào chính sách mở rộng đầu tư và bùng nổ tín dụng, trong đĩ đầu tư đạt gần 50% GDP và tín dụng đạt gần 200%. Tuy nhiên cho đến tháng 10/2013, tăng trưởng Trung Quốc đang giảm tốc độ do phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng (539,5 tỷ NDT tương đương với 88 tỷ USD) và nợ cơng địa phương (15.000-18.000 tỷ NDT tương ứng khoảng 2.450-2.950 tỷ USD), và Chính phủ đang kích thích chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân để cân bằng lại sự suy giảm của xuất khẩu và đầu tư. Yếu tố lớn nhất hỗ trợ kinh tế Trung Quốc hiện nay là lượng dữ trữ ngoại hối khổng lồ lên đến 5000 tỷ USD, chiếm đến 40% tổng dự trữ ngoại hối tồn cầu. Kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu cĩ những biến đổi tương đối tích cực.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 09/2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM (Trang 42)