Thiếu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 33)

2. Những hạn chế, khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trờng Mỹ.

2.2.Thiếu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại cho sản xuất.

Trong những năm vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đã đạt đợc những bớc tiến đáng kể, sản phẩm Việt Nam đã dần có mặt trên thị trờng thế giới và tốc độ tăng trởng của ngành luôn ở mức cao, vơn lên đứng hàng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (sau dầu thô) và đợc đánh giá là một trong những ngành công nghiệp then chốt góp phần đa sự nghiệp CNH-HĐH của đất nớc đi đến thành công.

Tuy nhiên, để đảm bảo tăng trởng không ngừng, ngành dệt may Việt Nam phải vợt qua không ít khó khăn, và một trong những vấn đề nóng hổi là tình trạng máy móc, thiết bị và công nghệ của ngành. Máy móc thiết bị lạc hậu và trình độ công nghệ thấp đã làm năng suất lao động giảm, chất lợng sản phẩm không đảm bảo, ảnh hởng nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trờng thế giới. Xem xét tình trạng máy móc thiết bị và trình độ công nghệ ở các tiểu ngành trong ngành dệt may, ta cũng thấy có sự cách biệt tơng đối lớn.

Trớc hết là ở khâu kéo sợi. Vào cuối những năm 80, trong toàn ngành có khoảng 860.000 trục quay sợi và 2.000 rô-tơ không có trục quay thuộc sở hữu của 13 doanh nghiệp Nhà nớc. Sản lợng sợi hàng năm lúc này đạt khoảng 60.000 tấn. Các thiết bị này đợc sử dụng hơn 10 năm. Sau cuộc chuyển đổi sang cơ chế thị trờng, máy móc thiết bị cũng đợc cải tiến hơn. Vào năm 1996, toàn ngành có khoảng 90.600 trục quay mới, chiếm 11,32%; 55.960 chiếc là hàng đã qua sử dụng mua từ các nớc Tây Âu, chiếm 7%, 107.000 chiếc còn lại là đợc nâng cấp, chiếm 13,4%. Sản lợng sản xuất đã tăng lên 72.000 tấn/năm. Mặc dù hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đa vào dây chuyền sản xuất tự động và các mạch vi điện tử để kiểm soát chất lợng sợi nhng tỷ lệ sợi đạt chỉ số Nm cao vẫn còn thấp. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu về sợi chất lợng cao vẫn phải nhập từ bên ngoài. Theo số liệu thống kê, 44,67% máy kéo sợi đã đợc sử dụng trên 20 năm, 36,62% từ 10-12 năm, và số máy móc sử dụng dới 10 năm chỉ chiếm khoảng 8,6%.

Đối với khâu dệt thoi, tính đến năm 90, toàn ngành có khoảng 10.500 máy dệt thoi. Số máy đợc nhập khẩu thời gian gần đây chỉ chiếm 15% tổng số máy móc của ngành, tỷ lệ máy móc có thể phục hồi chiếm 45% và 40% còn lại cần phải đợc thanh lý. Các doanh nghiệp quốc doanh sở hữu khoảng 7.973 máy, trong đó có 978 máy mới, chiếm 12,26%. ở miền Bắc có đến 5.000 máy dệt thoi cũ, lạc hậu sản xuất từ Trung Quốc và đợc nhập khẩu vào Việt Nam từ những năm 56,64,71. Do đã hoạt động trong thời gian dài nên số máy còn sử dụng đợc chỉ còn khoảng 2.302 máy. Miền Trung Việt Nam vừa thiếu về số l- ợng lẫn chất lợng máy. ở miền Nam, hầu hết các thiết bị cũ đợc nhập khẩu từ Nhật, Mỹ, Hàn Quốc trong giai đoạn 60-74.

Trong khâu dệt kim, toàn ngành có hai loại thiết bị: loại thứ nhất đợc nhập khẩu từ trớc năm 1986, phần lớn từ Trung Quốc, cộng hoà Séc và cộng

hoà dân chủ Đức. Hiện nay, công nghệ này đã lỗi thời và các thiết bị đã đợc thanh lý hoặc chuyển nhợng cho các địa phơng. Loại thứ hai đợc nhập khẩu sau năm 1996 từ các nớc nh Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, trong đó 30% là máy thế hệ mới, 70% thuộc thế hệ cũ. Do chất lợng sợi cotton kém nên hầu hết các doanh nghiệp đều chọn sản xuất từ sợi Pe/Co. Mãi đến năm 94, một số doanh nghiệp nhập khẩu máy dệt kim thẳng nhng loại máy này chỉ có thể dệt màn mà không thể dệt đợc vải bông, thảm, vải dùng trong xây dựng hoặc phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô.

Tiếp đến là khâu nhuộm và in bông. Toàn bộ máy móc thiết bị nhuộm, in bông và hoàn tất đều đợc nhập khẩu từ nớc ngoài và thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nhà nớc. Hiện nay, 35% thiết bị nhuộm và in bông của ngành đ- ợc nhập khẩu từ năm 96 (khoảng 400 máy). Theo đánh giá của các chuyên gia, tất cả các máy móc đều thuộc thế hệ A2, A3 và vẫn hoạt động tốt. 30% đ- ợc nhập từ năm 80-85 và những thiết bị này cần đợc sửa chữa nếu muốn tiếp tục sử dụng. 35% còn lại dợc nhập khẩu từ giai đoạn 1959-1969 và đợc thanh lý dần dần.

Ngành may mặc nớc ta thời gian đầu phải sử dụng máy may điều khiển bằng chân và sau đó dần đợc thay thế bằng máy may công nghiệp sản xuất từ Trung Quốc, Liên Xô cũ, Tây Đức, Hungary và Nhật Bản. Chính ngành may mặc lại cần sự đầu t rất lớn vào máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trờng khó tính nh thị trờng Mỹ và nhiều thị trờng khác. Hiện tại, trình độ công nghệ giữa các khâu may mặc có sự cách biệt rất lớn. Trong khi khâu may và hoàn tất sản phẩm sử dụng những thiết bị hiện đại thì khâu chuẩn bị và khâu cắt vẫn sử dụng lao động thủ công là chính nên năng suất lao động không cao. Thậm chí trong khâu hoàn tất, những bớc nh ủi, ép và đóng gói là những bớc quan trọng trong việc tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm thì lại rất ít đợc cải tiến về mặt công nghệ.

Bên cạnh đó, trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp trong những khu vực kinh tế khác nhau cũng có sự cách biệt đáng kể, trong đó công nghệ đợc áp dụng ở những doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài thờng ở trình độ cao hơn so với doanh nghiệp Nhà nớc và tiếp đến là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Sự cách biệt giữa ngành dệt và ngành may cũng đặt ra những vấn đề đáng quan tâm. ở các doanh nghiệp quốc doanh, chỉ có 15% là máy móc thiết

bị mới, trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu đều đợc trang bị máy mới thay thế những máy móc đã lỗi thời. Do đó, các sản phẩm dệt thờng không đáp ứng đợc nhu cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu. Đồng thời, do tính đặc thù trong sản xuất và về thị trờng nên mức cải tiến công nghệ dệt cũng thờng thấp hơn công nghệ trong ngành may.

Về mặt tổng thể, những chuyển biến về công nghệ sản xuất trong ngành dệt may vẫn còn khá khiêm tốn và cha đáp ứng đợc tốt những yêu cầu đặt ra đối với mặt hàng xuất khẩu này.

2.3. Các vấn đề về nguồn nhân lực.

2.3.1. Thiếu lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao.

Hiện nay, dệt may là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao và lợng hàng xuất khẩu của ngành luôn tăng nhanh. Trong chiến lợc tăng tốc mà Chính phủ đặt ra cho ngành đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu sẽ phải đạt đến 5 tỷ USD và đến 2010 sẽ là 8 đến 9 tỷ USD, thu hút khoảng 2 đến 3 triệu lao động. Có những doanh nghiệp may hiện nay đã bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng cho năm 2003, vì vậy nhu cầu về lao động trong ngành rất lớn nhng 30% nhu cầu cha đợc đáp ứng.

Theo ớc tính của Hiệp hội dệt may Việt Nam, 5 năm tới sẽ cần khoảng 200.000 lao động/ năm, trong khi các trờng công nhân đào tạo nghề may cho tới hôm nay vẫn cha có những khoá đào tạo chuyên sâu, vì vậy con số này rất khó khả thi. Một số công ty có công nhân có tay nghề cao lại bỏ sang nớc ngoài làm việc, công nhân mới thờng cha có tay nghề nên tiến độ hợp đồng th- ờng bị chậm, các đơn vị không dám ký nhận nhiều sản phẩm để gia công...

Số lao động có trình độ chuyên môn ở nớc ta chỉ chiếm 13,3%, trong khi ở các nớc khác trong khu vực, con số này vào khoảng 40-50%, và ở các n- ớc phát triển lại càng cao hơn nữa, lên đến 90%. Vấn đề thiếu lao động chuyên môn và công nhân kỹ thuật lành nghề là một trong những khó khăn lớn cản trở sự tăng trởng của nghành dệt may Việt Nam. Rất ít trờng đại học trong cả nớc đào tạo kỹ s phục vụ ngành dệt may. ở các khu vực phát triển ngành may nh huyện Gia Lâm, đờng Khâm Thiên, Hà Nội, quận Thủ Đức, TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác cũng xuất hiện nhiều trờng kỹ thuật và trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật ngành may nhng số lợng đầu ra cũng nh đầu vào ở các trờng này rất khiêm tốn, cha đủ đáp ứng yêu cầu về số lợng và chất lợng lao động mà ngành dệt may đòi hỏi. Các doanh nghiệp lớn cũng

có bộ phận đào tạo nhân công phục vụ cho yêu cầu doanh nghiệp. Tuy nhiên, cả hai hình thức trên đều cha có hiệu quả, thời gian đào tạo rất ngắn, khoảng từ 1 đến 3 tháng. Chính vì thế ngành công nghiệp dệt may đang lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng và điều đó cũng góp phần lý giải vì sao năng suất lao động của ngành lại ở mức thấp và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm bị nâng cao lên mặc dù lơng công nhân thấp hơn nhiều so với các nớc trong khu vực, do đó cũng không thu hút đợc nhiều nhân lực làm việc trong ngành dệt may so với các ngành nghề khác.

Bên cạnh đó, cũng do xu hớng chung của xã hội nớc ta là tập trung quá mức vào việc đào tạo nguồn nhân lực ở bậc Đại học, Cao đẳng mà quên lãng một bộ phận khá quan trọng, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế, đó là đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật lành nghề, dẫn đến hậu quả “thừa thầy thiếu thợ”.

Tất cả những điều đó đang đặt ra cho ngành may một thách thức lớn mà ngành sớm phải vợt qua trên con đờng phát triển của mình.

2.3.2. Năng suất lao động thấp.

Là một ngành sử dụng nhiều lao động, song năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam lại không cao. Sản lợng hàng năm (bảng 4) thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Trong khi năng suất lao động trung bình của Trung Quốc là 21 sản phẩm áo sơ mi/máy/ngày thì ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là 18 sản phẩm. Đối với các sản phẩm khác nh quần, áo polo-shirt nhuộm sợi hay jacket, năng suất bình quân ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhỉnh hơn phân nửa so với bình quân của các doanh nghiệp Trung Quốc. Đây là một bất lợi cho ngành dệt may Việt Nam trong việc cạnh tranh trên thị trờng quốc tế nói chung và trên thị trờng Mỹ nói riêng với những đơn hàng giá trị lớn và đòi hỏi thời gian giao hàng đúng hạn.

Thực tế, năng suất lao động thấp là do những nguyên nhân nhất định. Trớc hết, điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cha đạt tiêu chuẩn nh ở nhiều quốc gia khác. Các yếu tố nh tiền lơng thấp, chế độ đãi ngộ công nhân cha hợp lý, thời gian làm việc kéo dài, môi trờng làm việc cha đợc cải thiện đúng mức và tổ chức sản xuất kém hiệu quả đã ảnh hởng lớn đến khả năng làm việc của công nhân, hạn chế khả năng tăng năng suất lao động.

Tiếp đến, nh đã phân tích ở trên, lực lợng lao động ngành dệt may nớc ta thiếu những kỹ năng cơ bản về kỹ thuật cắt may, rập mẫu, vận hành máy

móc, kiểm tra chất lợng,... đồng thời phần lớn các doanh nghiệp đều thiếu vốn và sự hỗ trợ kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp cha hiểu hết sự cần thiết của việc đầu t vào công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực dẫn đến năng suất lao động th- ờng không cao. Đây là một vớng mắc cần nhanh chóng tháo gỡ nhằm mở đ- ờng cho ngành dệt may Việt Nam phát triển hơn nữa, tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trờng thế giới.

2.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý thiếu những kỹ năng quản lý cần thiết. Bên cạnh lực lợng lao động phổ thông đông đảo, đội ngũ cán bộ quản lý cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất. Một thực trạng chung đối với nguồn lao động trong ngành dệt may nớc ta, đó là thiếu sự đào tạo chính quy. Điều này, một mặt do thiếu vốn, mặt khác, do không có nhiều cơ sở đào tạo cán bộ quản lý và các dịch vụ đào tạo cha đ- ợc mở rộng. Hơn nữa, do những hạn chế trong việc tiếp cận nguồn thông tin và các phơng tiện truyền thông hiện đại trên thế giới, và không có nhiều cơ hội học hỏi từ các nớc bên ngoài nên các nhà quản lý ngành dệt may Việt Nam thiếu kinh nghiệm thực tế. Các dịch vụ đào tạo, t vấn phần nhiều chỉ mang tính lý thuyết và thờng không phù hợp với nhu cầu quản lý thực tế ở các doanh nghiệp. Mặt khác, do từ trớc tới nay, chúng ta không có nhiều nhu cầu đối với dịch vụ này nên khi cần thiết, các nhà sản xuất không biết sử dụng loại hình dịch vụ nào và ở đâu.

Tất cả những nhân tố trên là nguyên nhân chính đa đến tình trạng yếu kém trong quản lý nguồn nhân lực cũng nh trong vận hành sản xuất. Làm thế nào để cải thiện điều kiện làm việc, để đáp ứng đợc nhu cầu đào tạo cho công nhân sản xuất và phát triển nghề nghiệp là những vấn đề đặt ra cho các cán bộ quản lý nhng với trình độ quản lý nh hiện nay thì đây là một câu hỏi khó. Chính vì thế, giải quyết vấn đề nguồn nhân lực là một tất yếu khách quan và là một trong những biện pháp cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

2.4. Phần lớn nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nớc ngoài.

Đối với ngành dệt may, nguồn nguyên liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Ngành dệt may Việt Nam phải sử dụng các loại nguyên liệu từ bông, sợi tổng hợp, len, nỉ, tơ tằm... trong đó bông và sợi tổng hợp chiếm đại đa số. Cho đến nay, Việt Nam có thể sản xuất bông và tơ tằm phục vụ cho ngành dệt, song sản lợng

nguyên liệu trong nớc vẫn cha thể đáp ứng đợc nhu cầu sản xuất hàng dệt may. Hơn 80% các loại sợi có mặt trên thị trờng Việt Nam đều là nguyên liệu nhập khẩu. Nớc ta phải nhập khẩu 100% sợi tổng hợp và 90% sợi cotton để sản xuất hàng dệt.

Rõ ràng ngành dệt may Việt Nam đang trong tình trạng phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu từ nớc ngoài, do đó hạn chế tính chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, xuất khẩu và không tận dụng đợc nguồn nguyên liệu rẻ trong nớc. Ngay cả những doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng không sử dụng nguyên liệu dệt sản xuất từ những đơn vị trong nớc và đến 90% nguyên phụ liệu sản xuất hàng may mặc xuất khẩu đều đợc nhập khẩu từ nớc ngoài. Một trong những lý do chính khiến ngành dệt cha phát triển đợc là thiếu kế hoạch cụ thể. Hiện tại, toàn ngành sản xuất khoảng 500 triệu mét vải, tiêu thụ khoảng 50.000 tấn sợi mỗi năm. Trong khi đó, cả nớc chỉ sản xuất đợc 3 đến 5 nghìn tấn cotton mỗi năm. Với thị trờng Mỹ, một thị trờng tiêu thụ đòi hỏi nhiều loại sản phẩm có chất l- ợng đạt chuẩn hoặc yêu cầu sử dụng nguyên liệu đặc thù thì đây càng là một trở ngại lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5: Lợng nguyên liệu sản xuất và nhập khẩu trong ngành dệt may từ năm 96-2002:

Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Sản xuất:

-Sợi tơ thô -Cotton -Sợi phíp -Tơ -Canvas Tấn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 33)