Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học và

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay (Trang 88)

đánh giá kết quả học tập của SV

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy của GV, trong học tập của SV, từ đó mà giúp các em có ý chí vươn lên để đạt được kết quả học tập cao hơn. Làm cho SV yếu kém không trông chờ, ỷ lại, nâng cao ý thức tự giác làm bài, ngăn chặn các biểu hiện thiếu trung thực trong thi cử.

hơn về trình độ, năng lực giảng dạy của GV, kết quả học tập, ý thức học tập và rèn luyện của SV. Tìm được nguyên nhân tồn tại trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo của SV.

Kiểm tra đánh giá nghiêm túc kết quả học tập của SV giúp GV nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong công tác giảng dạy của mình. Từ đó GV có thể tự điều chỉnh hoạt động dạy, cải tiến PPDH để nâng cao kết quả giảng dạy.

Kiểm tra, đánh giá là nhân tố quan trọng trong quá trình quản lý dạy học. Trong đó, sự đánh giá kết quả học tập của SV giúp ta xác định:

- Mục tiêu giáo dục đặt ra có phù hợp và có đạt được hay không. - Việc giảng dạy có thành công, người dạy có tiến bộ hay không.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

a. Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của GV

Hiệu trưởng cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá chuyên môn, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của GV, đồng thời quán triệt việc tổ chức thực hiện trong Hội đồng sư phạm nhà trường từ đầu năm học và ở mỗi học kỳ.

* Nội dung kiểm tra cần tập trung:

- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các giờ thao giảng, hội giảng, dự giờ của GV.

- Kiểm tra kết quả giáo dục: Đó là kết quả đánh giá, xếp loại học lực, ý thức kỷ luật và rèn luyện đạo đức cho SV của GV bộ môn, GV chủ nhiệm.

- Kết quả việc thực hiện qui định chuyên môn và các mặt công tác khác: Đó là việc đảm bảo ngày công, giờ công, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khoá…

* Cách thức tổ chức thực hiện:

- Thành lập Ban kiểm tra chuyên môn nội bộ gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, Ban thanh tra nhân dân, các TTCM và đại diện các đoàn thể.

- Kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn về các loại hồ sơ theo quy định như: Sổ soạn bài, sổ điểm, sổ báo giảng, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch năm học của cá nhân GV…Các tổ, nhóm kiểm tra dân chủ trước, sau đó Ban kiểm tra nội bộ tiến hành kiểm tra xác suất một số GV. Trước khi tiến hành kiểm tra, HT phải quán triệt và chỉ đạo các kiểm tra viên chú ý trong các loại hồ sơ của GV và tổ chuyên môn những nội dung hướng đến giảng dạy và giáo dục đối tượng SV.

- Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Thông qua dự giờ có báo trước và đột xuất, phân tích sư phạm bài dạy, rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm giờ dạy theo chuẩn đã quy định; Thông qua phỏng vấn GV và SV, nhất là kết quả kiểm tra và thi cử. Trong khi phân tích sư phạm bài dạy phải chú ý tư vấn, thúc đẩy GV về các nội dung và PPDH hướng đến đối tượng SV.

- Kiểm tra theo kế hoạch định kỳ hay đột xuất.

- Chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc công tác thi cử, kiểm tra dưới nhiều hình thức: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết (Trắc nghiệm hoặc tự luận)…Phân công và kiểm tra chặt chẽ ý thức trách nhiệm của GV trong các khâu ra đề (Chú ý các câu hỏi kiểm tra dành cho SV), coi thi, chấm bài chéo nhau, nộp kết quả và thông báo kết quả tới SV.

- Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra, đánh giá. HT cần có sự động viên, khen thưởng đúng mức, khách quan những GV thực hiện tốt các yêu cầu về chuyên môn, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót, lệch lạc, giúp GV khắc phục, sửa chữa.

- Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận, làm cơ sở đánh giá các lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết quả đánh giá, xếp loại phải được công khai đầy đủ, làm căn cứ để xét thi đua và đánh giá phân loại GV

theo chuẩn nghề nghiệp. Từ đó, HT đưa ra phương án sử dụng bồi dưỡng GV có hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý dạy học và quản lý nhà trường.

b. Đối với việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của SV

* Nội dung cần quán triệt:

- Đánh giá kết quả học tập của SV là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện, kết quả học tập của SV; Thấy được những tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và HT nhà trường, giúp SV học tập ngày càng tốt hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn.

- Đánh giá kết quả học tập một cách công khai, công bằng khách quan là đòn bẩy xuyên suốt quá trình dạy học, đưa chất lượng giáo dục đi lên một cách bền vững. Đổi mới công tác này, HT và Hội đồng sư phạm nhà trường phải chuyển biến căn bản về tư duy đánh giá chất lượng giáo dục, phải kiên quyết chống bệnh chạy theo thành tích, kể cả phải vượt qua những áp lực của nhiều đối tượng có liên quan tới hoạt động của nhà trường.

* Cách thức tiến hành:

- Chỉ đạo ra đề thi trong đó chú ý dành tỉ lệ lớn cho các câu hỏi ở mức độ biết và hiểu, tỉ lệ nhỏ cho các câu hỏi ở mức độ vận dụng; Thành lập ngân hàng đề thi và sử dụng cho mỗi bài kiểm tra ở tất cả các môn học trong các kỳ kiểm tra, đánh giá; Đánh giá đầu vào, chất lượng học tập đầu năm và cuối kỳ. HT chỉ đạo tất cả GV dạy ở mỗi khối lớp và tất cả các bộ môn đều phải coi thi nghiêm túc, chấm bài chéo lớp dạy giữa các GV, BGH quản lý đầu phách và kiểm tra kết quả.

- Thực hiện chấm bài chéo: Bài kiểm tra kèm theo đáp án được phát cho GV chấm chéo, kết quả chấm thi phải được tổ trưởng, hiệu trưởng hoặc hiệu phó kiểm tra xác suất. Nếu thấy việc chấm thi không đảm bảo thì cho GV khác chấm lại.

khách quan để khắc phục những ưu, nhược điểm của cả hai hình thức này. - Giao cho GV bộ môn, GVCN thông báo kịp thời kết quả đến tận SV - Xử lý kết quả: Làm cơ sở để đánh giá cuối kỳ, cuối năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV.

Những nội dung đánh giá, cách thức đánh giá được qui định cụ thể trong Quy chế đánh giá xếp loại SV được ban hành kèm theo Quyết định số 42/2002/QĐ-BGDĐT ngày 21/10/2002 và Quyết định số 60/2007/QĐ- BGDĐT. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây cũng là những văn bản quan trọng mà HT cần tổ chức bồi dưỡng để mọi thành viên trong nhà trường được quán triệt và thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc, có chất lượng.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cung cấp các tài liệu có liên quan đến đánh giá xếp loại SV cho GVCN và GVBM.

Hiệu trưởng phải có chế độ khen thưởng, kỷ luật khách quan, công bằng, nghiêm minh trong công tác kiểm tra đánh giá quá trình dạy học của GV và kết quả học tập của SV.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay (Trang 88)