Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay (Trang 69)

a. Nguyên nhân chủ quan

- HT còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

- Việc chỉ đạo đổi mới PPDH, quản lý hoạt động học tập của SV chưa sâu sát, quản lý thực hiện quy chế chuyên môn chưa tốt.

- GV chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của mình trong giai đoạn mới nên chưa có sự thay đổi về tư duy, ĐNGV còn thiếu, chất lượng chưa tốt, cơ cấu chưa đồng bộ.

b. Nguyên nhân khách quan

- CSVC nói chung và PTKTDH nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong khi trường chưa có phòng học ĐPT và thư viện điện tử.

- GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới PPDH, năng lực chuyên môn còn yếu vì chưa chịu cải tiến PPDH, ngại tiếp cận với thiết bị dạy học hiện đại. Trong thực tế, để có một giờ dạy thì GV phải chuẩn bị mất rất nhiều thời gian, công sức, vất vả ngay từ khâu soạn giáo án.

- Cán bộ quản lý trưởng thành đi lên từ GV đứng lớp, mới qua bồi dưỡng sơ cấp về nghiệp vụ quản lý nên gặp nhiều khó khăn trong công việc nắm bắt hệ thống lý luận quản lý để thực hiện vận dụng vào thực tiễn, do đó làm việc thường dựa vào kinh nghiệm, dựa vào suy luận chủ quan của cá nhân.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua phân tích thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học Tin học ở Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong đó chúng tôi thấy, các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng đã và đang áp dụng là: Quản lý thực hiện mục tiêu chương trình giảng dạy; Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV; Quản lý giờ dạy trên lớp của GV; Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn; Quản lý công tác bồi dưỡng GV; Quản lý đổi mới PPDH; Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV; Quản lý hoạt động học của SV; Quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học.

Qua tổng hợp, phân tích và bình luận kết quả khảo sát cho thấy việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của HT là khá đầy đủ, đa dạng, trong đó nhiều biện pháp đã phát huy được tác dụng tốt trong thực tế. Tuy vậy, mức độ thực hiện các nhóm biện pháp đó nhìn chung còn có nhiều hạn chế.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giúp hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động dạy học của mình, qua đó nâng cao chất lượng dạy học trong trường Cao đẳng Tài chinh - Quản trị kinh doanh.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIN HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc quản lý hoạt động dạy học tin học của cán bộ quản lý và giáo viên; Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường học. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc quản lý hoạt động dạy học tin học.

3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh là một hệ thống trong hệ thống các hoạt động dạy học và đào tạo, nó liên quan tới nhiều yếu tố khác trong mỗi nhà trường như cơ sở vật chất trường học, trình độ đội ngũ, công tác quản lý…cho nên một biện pháp quản lý không thể cùng tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống đó mà phải dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra. Như vậy, việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học phải đảm bảo đó là một chỉnh thể, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng.

Không có biện pháp nào “đa năng” cả mà phải biết kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Biện pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và cũng là tiêu chuẩn của lý luận, lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các nguyên tắc giáo dục của Bộ, Ngành và nhà trường trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định được xu thế phát triển giáo dục, đào tạo hiện nay bằng các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược giáo dục, đào tạo trong đó việc quản lý hoạt động dạy học tin học là một yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết. Các biện pháp quản lý của lãnh đạo từ các Bộ, Ngành và xã hội đến các trường Cao đẳng phải dựa trên thực trạng quản lý hoạt động dạy học nói chung và việc quản lý hoạt động dạy học tin học nói riêng ở trường.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi của các biện pháp được đảm bảo khi các biện pháp có thể áp dụng được vào thực tiễn một cách một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả trong quá trình hoạt động thực tiễn ấy. Để làm được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình xây dựng với các bước tiến hành cụ thể, chính xác.

Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay cần phải có khả năng áp dụng tại trường một cách thuận tiện và hiệu quả.

Các biện pháp quản lý nêu ra nhằm mục tiêu là nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác đào tạo của trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học dạy học để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm tạo điều kiện giúp cho GV có tính chủ động, “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm” trong kế hoạch dạy học của mình. Kế hoạch dạy học phải làm sao vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học do Bộ GD- ĐT qui định, vừa phù hợp với đối tượng SV.

Kế hoạch dạy học sẽ giúp cho GV đứng lớp triển khai thực hiện chương trình cũng linh hoạt và sáng tạo, bám sát đối tượng SV để có PPDH phù hợp. GV có thể lựa chọn nội dung, PPDH và cả việc dành thời gian thoả đáng để một mặt đảm bảo tính “vừa sức” với đối tượng SV, mặt khác vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ GD- ĐT ban hành mà không rơi vào tình trạng hạ thấp yêu cầu dạy học.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp a. Nội dung

* Quản lý nội dung chương trình đúng, đủ

- Hiểu được nguyên tắc, cấu tạo chương trình của môn Tin học và phạm vi kiến thức của chúng.

- Mục đích yêu cầu của môn học (yêu cầu về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi); Nội dung môn học (các phần, chương, bài).

- Kế hoạch thời gian: Số thiết dành cho từng phần , từng chương, từng bài cũng như số tiết dành cho ôn tập, thực hành, kiểm tra…

- Nắm vững phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng của bộ môn chương trình, từ đó mà có kế hoạch chuẩn bị phương tiện dạy học cho phù hợp với SV. - Phổ biến những thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn.

- Thảo luận, bàn bạc những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy đối tượng SV của những năm học trước và những vấn đề đổi mới trong chương

trình dạy học để thống nhất thực hiện.

- Cân đối các hoạt động trong năm học để đảm bảo cho GV thực hiện hết chương trình dạy học.

* Quản lý thực hiện kế hoạch để đạt chất lượng dạy học, gồm các kế hoạch sau:

- Kế hoạch phân công giảng dạy cho GV.

- Kế hoạch kiểm tra thực hiện chương trình; Kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện GV; Kế hoạch thao giảng, hội giảng, tổ chức hội thảo chuyên đề chuyên môn; Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn GV; Kế hoạch tăng cường thiết bị dạy học.

- Kế hoạch dự phòng, bổ sung điều chỉnh kế hoạch trước đây khi cần thiết (không làm thay đổi mục tiêu mà lại phù hợp tình hình thực tế thời điểm đó)

b. Cách thức tiến hành

* Phân công GV giảng dạy: Phân công GV giảng dạy phải phù hợp với khả năng của GV, phù hợp với yêu cầu của khối lớp, đồng thời xét đến nguyện vọng và điều kiện hoàn cảnh gia đình GV.

* Tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình và giờ dạy: Có nhiều hình thức tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, ở đây chỉ xin nêu ra một số hình thức cụ thể như sau:

- Giao cho PHT phụ trách đào tạo qua phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài để tổ chức theo dõi. Nhất thiết phải đối chiếu giữa phiếu báo giảng, sổ đầu bài để tránh tình trạng phiếu báo giảng và sổ đầu bài không ăn khớp, không thống nhất.

- Kiểm tra hồ sơ GV: Hồ sơ GV phục vụ cho công tác quản lý ở đây quan trọng nhất là giáo án hoặc đề cương bài dạy, phải kiểm tra giáo án của GV thường xuyên. Tất cả phải lên kế hoạch từ đầu năm, phân công TTCM kiểm tra, đặc biệt đi sâu vào chất lượng của hồ sơ, giáo án. Trong việc kiểm tra, ký duyệt giáo án cần tránh tình trạng “Hình thức chủ nghĩa”, tức là chỉ ký mà không duyệt hoặc có duyệt thì cũng qua loa, chỉ duyệt các bước lên lớp, phân

phối thời gian cho các phần, các mục. Vì vậy, HT cần yêu cầu TTCM thống nhất và hướng dẫn GV chú ý tới nội dung đạt được phương thức thực hiện và cách thức tổ chức lớp, phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Mặt khác, HT cùng với PHT phụ trách đào tạo và TTCM phải định ra chuẩn bài soạn cho các loại bài, phải hết sức quan tâm các tiết mà GV hay xem nhẹ như là tiết kiểm tra, luyện tập, thực hành. HT yêu cầu giáo án của GV (Kể cả GV dạy giỏi ) phải được soạn bổ sung hoặc soạn mới để tránh tình trạng chép lại giáo án một cách vô ích, giúp họ có thời gian đi sâu vào những kiến thức mới.

* Dự giờ phân tích sư phạm bài dạy: Đây là hoạt động hết sức tích cực và quan trọng, cho nên HT phải tổ chức tốt hoạt động này. Tiếp cận bài học hiện nay còn có nhiều điều phải bàn, song theo quan điểm tiếp cận hệ thống thì bài học là hệ thống gồm nhiều thành phần quan hệ với nhau như mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, SV, tổ chức quản lý lớp học. Trong dự giờ phân tích sư phạm bài dạy, ngoài yếu tố quan trọng là nội dung dạy thì cần phải chú ý đến PPDH của người dạy, phải xem xét GV có hướng đến đối tượng SV, GV dành thời lượng cho việc giao tiếp giữa mình và đối tượng SV là bao nhiêu, có hợp lý không, những tình huống hay những hoạt động mà GV yêu cầu đối tượng SV tham gia giải quyết có được thể hiện trong tiết dạy không…

* Xây dựng thời khoá biểu và thực hiện nội dung chương trình theo thời khoá biểu. HT chỉ đạo cho người được phân công xây dựng thời khoá biểu đảm bảo tính khoa học, hợp lý, đồng thời ở mức độ nhất định thoả mãn được cầu của từng GV. Điều đặc biệt lưu ý là phải quan tâm tới việc phân bố giữa các môn học trong một buổi để tạo điều kiện cho SV học tập có hiệu quả, từ đó tạo hưng phấn cho GV.

Khi chỉ đạo thời khoá biểu lên lớp của GV cần chú ý: - Kế hoạch theo dõi các tiết học của từng GV.

- Có phương án dự phòng giải quyết các giờ vắng của GV.

- Điều chỉnh thời khoá biểu trong điều kiện cần thiết nhưng không được tuỳ tiện Quản lý thực hiện tốt thời khoá biểu lên lớp là biện pháp có hiệu quả trong việc thực hiện nội dung chương trình.

* Quản lý việc lập kế hoạch dạy học: Xây dựng kế hoạch đúng thời gian, tổ chức bảo vệ kế hoạch của trường trước đơn vị, dưới hình thức hội thảo khoa học, huy động sự đóng góp ý kiến của tập thể, của GV có kinh nghiệm, đặc biệt là các ý kiến về phương án những biện pháp thực hiện kế hoạch. Dựa vào kế hoạch này để TTCM, GV lập kế hoạch dạy học cho các tập thể và cá nhân.

Chỉ đạo GV làm tốt 5 khâu: Soạn, giảng, quản lý SV trên lớp, hướng dẫn SV tự học ở nhà và chấm, trả bài kiểm tra trên lớp (Có nhận xét).

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

HT phải có kế hoạch dự giờ thăm lớp, kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện, kế hoạch theo dõi tiến độ thực hiện chương trình và việc kiểm tra cho điểm SV đối với GV bộ môn và khối lớp.

HT phải có kế hoạch đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, phải quản lý theo dõi kế hoạch này thường xuyên, thực hiện được theo tiến độ đề ra.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng được phòng học ĐPT cho các khoa, bộ môn Tin học. Nâng cao hiệu quả việc sử dụng CSVC trường học trong đào tạo.

- Phát triển hệ thống PTKTDH hiện đại trong phòng học ĐPT và phục vụ tốt

nhu cầu soạn bài giảng bằng GADHTH cho GV của khoa, bộ môn Tin học trong trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trước khi xây dựng phòng học ĐPT và đầu tư PTKTDH hiện đại, HT phải rà soát lại toàn bộ số lượng những PTKTDH hiện Trường đang có, kiểm

tra xem còn có khả năng sử dụng hay không. Sau đó HT căn cứ vào nhu cầu cụ thể về số lượng, chủng loại các PTKTDH hiện đại cần thiết cho việc xây dựng các phòng học ĐPT của từng khoa, của bộ môn Tin học rồi mới tiến hành lập danh mục để mua. Đảm bảo mua đúng, mua đủ số lượng, chủng loại để tránh được sự lãng phí không cần thiết. Đồng thời HT phải lập dự trù kinh phí khi mua sắm những trang thiết bị này.

Để thực hiện được mục tiêu của việc tăng cường đầu tư mua sắm PTKTDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT HT nhà trường cần làm tốt những công việc sau:

* Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn mục tiêu chương trình và nguồn phúc lợi đào tạo của đơn vị để

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)