dạy học để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm tạo điều kiện giúp cho GV có tính chủ động, “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm” trong kế hoạch dạy học của mình. Kế hoạch dạy học phải làm sao vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học do Bộ GD- ĐT qui định, vừa phù hợp với đối tượng SV.
Kế hoạch dạy học sẽ giúp cho GV đứng lớp triển khai thực hiện chương trình cũng linh hoạt và sáng tạo, bám sát đối tượng SV để có PPDH phù hợp. GV có thể lựa chọn nội dung, PPDH và cả việc dành thời gian thoả đáng để một mặt đảm bảo tính “vừa sức” với đối tượng SV, mặt khác vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ GD- ĐT ban hành mà không rơi vào tình trạng hạ thấp yêu cầu dạy học.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp a. Nội dung
* Quản lý nội dung chương trình đúng, đủ
- Hiểu được nguyên tắc, cấu tạo chương trình của môn Tin học và phạm vi kiến thức của chúng.
- Mục đích yêu cầu của môn học (yêu cầu về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi); Nội dung môn học (các phần, chương, bài).
- Kế hoạch thời gian: Số thiết dành cho từng phần , từng chương, từng bài cũng như số tiết dành cho ôn tập, thực hành, kiểm tra…
- Nắm vững phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng của bộ môn chương trình, từ đó mà có kế hoạch chuẩn bị phương tiện dạy học cho phù hợp với SV. - Phổ biến những thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn.
- Thảo luận, bàn bạc những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy đối tượng SV của những năm học trước và những vấn đề đổi mới trong chương
trình dạy học để thống nhất thực hiện.
- Cân đối các hoạt động trong năm học để đảm bảo cho GV thực hiện hết chương trình dạy học.
* Quản lý thực hiện kế hoạch để đạt chất lượng dạy học, gồm các kế hoạch sau:
- Kế hoạch phân công giảng dạy cho GV.
- Kế hoạch kiểm tra thực hiện chương trình; Kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện GV; Kế hoạch thao giảng, hội giảng, tổ chức hội thảo chuyên đề chuyên môn; Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn GV; Kế hoạch tăng cường thiết bị dạy học.
- Kế hoạch dự phòng, bổ sung điều chỉnh kế hoạch trước đây khi cần thiết (không làm thay đổi mục tiêu mà lại phù hợp tình hình thực tế thời điểm đó)
b. Cách thức tiến hành
* Phân công GV giảng dạy: Phân công GV giảng dạy phải phù hợp với khả năng của GV, phù hợp với yêu cầu của khối lớp, đồng thời xét đến nguyện vọng và điều kiện hoàn cảnh gia đình GV.
* Tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình và giờ dạy: Có nhiều hình thức tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, ở đây chỉ xin nêu ra một số hình thức cụ thể như sau:
- Giao cho PHT phụ trách đào tạo qua phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài để tổ chức theo dõi. Nhất thiết phải đối chiếu giữa phiếu báo giảng, sổ đầu bài để tránh tình trạng phiếu báo giảng và sổ đầu bài không ăn khớp, không thống nhất.
- Kiểm tra hồ sơ GV: Hồ sơ GV phục vụ cho công tác quản lý ở đây quan trọng nhất là giáo án hoặc đề cương bài dạy, phải kiểm tra giáo án của GV thường xuyên. Tất cả phải lên kế hoạch từ đầu năm, phân công TTCM kiểm tra, đặc biệt đi sâu vào chất lượng của hồ sơ, giáo án. Trong việc kiểm tra, ký duyệt giáo án cần tránh tình trạng “Hình thức chủ nghĩa”, tức là chỉ ký mà không duyệt hoặc có duyệt thì cũng qua loa, chỉ duyệt các bước lên lớp, phân
phối thời gian cho các phần, các mục. Vì vậy, HT cần yêu cầu TTCM thống nhất và hướng dẫn GV chú ý tới nội dung đạt được phương thức thực hiện và cách thức tổ chức lớp, phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Mặt khác, HT cùng với PHT phụ trách đào tạo và TTCM phải định ra chuẩn bài soạn cho các loại bài, phải hết sức quan tâm các tiết mà GV hay xem nhẹ như là tiết kiểm tra, luyện tập, thực hành. HT yêu cầu giáo án của GV (Kể cả GV dạy giỏi ) phải được soạn bổ sung hoặc soạn mới để tránh tình trạng chép lại giáo án một cách vô ích, giúp họ có thời gian đi sâu vào những kiến thức mới.
* Dự giờ phân tích sư phạm bài dạy: Đây là hoạt động hết sức tích cực và quan trọng, cho nên HT phải tổ chức tốt hoạt động này. Tiếp cận bài học hiện nay còn có nhiều điều phải bàn, song theo quan điểm tiếp cận hệ thống thì bài học là hệ thống gồm nhiều thành phần quan hệ với nhau như mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, SV, tổ chức quản lý lớp học. Trong dự giờ phân tích sư phạm bài dạy, ngoài yếu tố quan trọng là nội dung dạy thì cần phải chú ý đến PPDH của người dạy, phải xem xét GV có hướng đến đối tượng SV, GV dành thời lượng cho việc giao tiếp giữa mình và đối tượng SV là bao nhiêu, có hợp lý không, những tình huống hay những hoạt động mà GV yêu cầu đối tượng SV tham gia giải quyết có được thể hiện trong tiết dạy không…
* Xây dựng thời khoá biểu và thực hiện nội dung chương trình theo thời khoá biểu. HT chỉ đạo cho người được phân công xây dựng thời khoá biểu đảm bảo tính khoa học, hợp lý, đồng thời ở mức độ nhất định thoả mãn được cầu của từng GV. Điều đặc biệt lưu ý là phải quan tâm tới việc phân bố giữa các môn học trong một buổi để tạo điều kiện cho SV học tập có hiệu quả, từ đó tạo hưng phấn cho GV.
Khi chỉ đạo thời khoá biểu lên lớp của GV cần chú ý: - Kế hoạch theo dõi các tiết học của từng GV.
- Có phương án dự phòng giải quyết các giờ vắng của GV.
- Điều chỉnh thời khoá biểu trong điều kiện cần thiết nhưng không được tuỳ tiện Quản lý thực hiện tốt thời khoá biểu lên lớp là biện pháp có hiệu quả trong việc thực hiện nội dung chương trình.
* Quản lý việc lập kế hoạch dạy học: Xây dựng kế hoạch đúng thời gian, tổ chức bảo vệ kế hoạch của trường trước đơn vị, dưới hình thức hội thảo khoa học, huy động sự đóng góp ý kiến của tập thể, của GV có kinh nghiệm, đặc biệt là các ý kiến về phương án những biện pháp thực hiện kế hoạch. Dựa vào kế hoạch này để TTCM, GV lập kế hoạch dạy học cho các tập thể và cá nhân.
Chỉ đạo GV làm tốt 5 khâu: Soạn, giảng, quản lý SV trên lớp, hướng dẫn SV tự học ở nhà và chấm, trả bài kiểm tra trên lớp (Có nhận xét).
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
HT phải có kế hoạch dự giờ thăm lớp, kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện, kế hoạch theo dõi tiến độ thực hiện chương trình và việc kiểm tra cho điểm SV đối với GV bộ môn và khối lớp.
HT phải có kế hoạch đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, phải quản lý theo dõi kế hoạch này thường xuyên, thực hiện được theo tiến độ đề ra.