Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)

2.3.2.1. Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tin học a. Lập kế hoạch

Hàng năm trường căn cứ vào các văn bản của Bộ Giáo dục và Bộ Tài chính chỉ đạo về công tác đào tạo để lên kế hoạch cho việc thực hiện, cũng như việc soạn GADHTH, kế hoạch tổ chức các buổi thao giảng, các hội thi về giảng dạy bằng GADHTH. Đồng thời đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch đó.

Căn cứ vào chỉ tiêu của Bộ Tài chính cấp vốn tiền mục tiêu chương trình, nhà trường có kế hoạch mua sắm PTKTDH hiện đại và đưa việc thiết kế và sử dụng GADHTH vào tiêu chí thi đua khen thưởng. Tuy nhiên kế hoạch vẫn ở mức chung chung, chưa thực sự bám sát vào tình hình thực tế về năng lực sư phạm, trình độ của đội ngũ GV nhà trường nói chung, đội ngũ GV khoa Hệ thống thông tin kinh tế nói riêng, điều kiện cơ sở vật chất và một số yếu tố khó khăn thực tế của nhà trường.

b. Tổ chức thực hiện

Khâu tổ chức thực hiện của trường cơ bản chưa được thống nhất, phần lớn các văn bản chỉ đạo chưa cụ thể, chưa quyết liệt còn rất chung chung như là tăng cường, tích cực…Các tài liệu liên quan đến quản lý hoạt động dạy học lại chưa được cung cấp đầy đủ, phần lớn do giáo viên tự sưu tầm, nghiên cứu. Bên cạnh đó quy trình thiết kế GADHTH cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, do vậy HT rất lúng túng trong khâu tổ chức thực hiện từ việc mua sắm PTKTDH hiện đại đến khâu kết hợp điều phối các nguồn lực.

c. Chỉ đạo

khuyến khích động viên GV tích cực soạn GADHTH. Tuy nhiên, quản lý công tác này còn mang tính tự phát, không đồng nhất, còn nhiều khâu vướng mắc, bất cập như khâu định hướng cho GV về thiết kế và sử dụng hiệu quả GADHTH chưa có sự chỉ đạo cụ thể, nhất quán từ phía HT: Việc dạy trên lớp như thế nào? Dạy cái gì? Bài soạn ra sao? Ý tưởng và cách thiết kế như thế nào…do đó khi tổ chức tập huấn bồi dưỡng thiết kế GADHTH hầu hết là theo kiểu trình chiếu, đa số GV sử dụng Microsoft Office PowerPoint để thiết kế trình chiếu cả giờ dạy thay cho viết bảng, ngay cả những cuộc thi GV dạy giỏi, các buổi chuyên đề, hội giảng… có nhiều giáo án sử dụng toàn bộ bài là trình chiếu. Thực trạng này xảy ra là do hạn chế của khâu định hướng và tổ chức chỉ đạo của HT trong việc thiết kế và sử dụng GADHTH.

Nguyên nhân có tình trạng trên chủ yếu là do HT chưa chuẩn bị chu đáo để đón nhận tình huống quản lý thay đổi.

d. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là một hoạt động rất quan trọng trong công tác quản lý. HT đã đề ra ngay từ khâu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện qua các đợt thao giảng, dự giờ hay các hội thi…Tuy nhiên hoạt động điều chỉnh sửa chữa và uốn nắn việc thiết kế và sử dụng GADHTH lại chưa được thực hiện có hiệu quả bởi thực tế nhiều khi chỉ phát động rồi lên kế hoạch tổ chức triển khai. Chưa tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện.

* Nhận xét chung

Quản lý giáo án của GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của HT nhà trường. Giáo án là hồ sơ bắt buộc đối với mỗi GV khi lên lớp, việc kiểm tra hồ sơ, đặc biệt là giáo án của GV được diễn ra thường xuyên. Thực tế ở khoa Hệ thống thông tin kinh tế cho thấy HT cùng tổ trưởng tổ bộ môn Tin học mới chỉ quan tâm đến số lượng của giáo án, mới chỉ kiểm tra xem GV đã soạn đủ giáo án theo tiến độ quy định hay chưa, còn chất lượng giáo án của mỗi GV ra sao thì chưa kiểm định được.

Điều tra về vấn đề này kết quả cho thấy: 100% số cán bộ, giáo viên của các khoa và bộ môn cho rằng muốn nâng cao chất lượng của các giờ dạy thì cần phải quản lý chặt chẽ việc thiết kế và sử dụng giáo án của GV thế nhưng đây là một công việc hết sức khó khăn đối với HT vì số lượng giáo án của đội ngũ GV của trường soạn là rất lớn. 100% GV cho rằng nhà trường chưa có sự hướng dẫn về quy trình thiết kế và sử dụng GADHTH. Từ kết quả điều tra này cho thấy quản lý việc thiết kế và sử dụng GADHTH vẫn chưa được HT thực sự quan tâm.

2.3.2.2. Quản lý việc dạy học giáo án dạy học tin học theo hướng dạy học tích cực

Trong việc quản lý hoạt động dạy thì quản lý giờ dạy trên lớp của GV có tầm quan trọng đặc biệt. Giờ dạy của GV có tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy của người thầy, kết quả học tập của SV, đến chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường. Vì vậy phải có biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Qua thực tế khảo sát giờ lên lớp của GV và các biện pháp quản lý của HT đối với giờ lên lớp của GV, chúng tôi thấy 100% các nhà quản lý đều chủ động đưa ra một số các biện pháp quản lý đối với giờ lên lớp đối với GV.

Bảng 2.3. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện quản lý giờ dạy trên lớp của GV

Câu Nội dung các lựa chọn

Khoa điều tra

Tổng cộng Không chuyên Chuyên Tin

học Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Câu 5 Tổ chức cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy

theo quy định?

Tốt 14 100 13 92.8571 27 96.4286

Trung bình 0 0 1 7.1429 1 3.5714

Chưa tốt 0 0 0 0 0 0

Câu 6 Thông qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng, sổ đầu bài để quản lý giờ dạy?

Tốt 11 78.5714 11 78.5714 22 78.5714

Trung bình 3 21.4286 2 14.2857 5 17.8571

Chưa tốt 0 0 1 7.1429 1 3.5715

Câu 7 Xây dựng nề nếp dạy của GV?

Tốt 14 100 11 78.5714 25 89.2857 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung bình 0 0 2 14.2857 2 7.1429

Chưa tốt 0 0 1 7.1429 1 3.5714

Câu 8 Thực hiện thông tin báo cáo và sắp xếp GV dạy thay, dạy bù khi GV vắng?

Tốt 10 71.4286 9 64.2857 19 67.8571

Trung bình 4 28.5714 2 14.2857 6 21.4286

Chưa tốt 0 0 3 21.4286 3 10.7143

Câu 9 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất và có phân tích sƣ phạm bài dạy?

Tốt 9 64.2857 6 42.8571 15 53.5714

Trung bình 2 14.2857 6 42.8571 8 28.5714 Chưa tốt 3 21.4286 2 14.2857 5 17.8571

Câu 10 Thƣờng xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy?

Tốt 9 64.2857 5 35.7143 16 57.1429

Trung bình 5 35.7143 4 28.5714 9 32.1428

Chưa tốt 0 0 3 21.4286 3 10.7143

Câu 11 Kiểm tra chuẩn bị phƣơng tiện đồ dùng dạy học?

Tốt 8 57.1428 4 28.5714 12 42.8571

Trung bình 5 35.7143 8 57.1428 13 46.4286

Từ kết quả khảo sát của bảng 2.3, ta có thể rút ra những nhận xét như sau: - Biện pháp tổ chức cho GV học tập qui chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp cho GV định hướng được bài giảng của mình. Kết quả thăm dò cho thấy mức độ thực hiện biện pháp này rất cao, có tới 96.4286% đánh giá thực hiện tốt.

- Thời khoá biểu là căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi giờ lên lớp của GV. Thời khoá biểu phải được sắp xếp một các khoa học, hợp lý, đảm bảo tính khoa học sư phạm giữa các môn học để các giờ học không quá căng thẳng hoặc gây nhàm chán đối với SV.

Kế hoạch giảng dạy của cá nhân được lập ra từ đầu học kỳ, đầu năm học. GV dựa vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. Bản kế hoạch cá nhân được tổ trưởng chuyên môn, BGH duyệt và lấy đó là một trong các căn cứ đáng giá mức độ hoàn thành công việc của GV.

Việc lập sổ báo giảng ở một số GV chưa khớp với phản ánh thực tế giờ dạy thực được ghi trong sổ đầu bài. Đánh giá, xếp loại giờ học còn mang tính hình thức, qua loa, BGH chưa kiểm tra thường xuyên để nắm bắt thông tin nhằm có những nhắc nhở, uốn nắn kịp thời.

Chính vì vậy mà kết quả khảo sát cho thấy mới chỉ có 78.5714% đánh giá là thực hiện tốt, bên cạnh vẫn còn có 3.5715% đánh giá thực hiện chưa tốt các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp thông qua thời khoá biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài.

- Xây dựng nề nếp dạy của GV.

Xây dựng nề nếp dạy của GV là một trong những nội dung quản lý HĐDH của HT. Nề nếp dạy học của GV chính là ý thức trách nhiệm của GV đối với hoạt động dạy học được thể hiện qua các loại hồ sơ giảng dạy. Nề nếp dạy học được xây dựng dựa theo điều lệ trường Cao đẳng. Kết quả khảo sát cho thấy 100% khoa không chuyên Tin học rất quan tâm và đánh giá thực hiện tốt biện pháp này. Tuy nhiên khoa chuyên Tin học thì đánh giá mức độ

thực hiện tốt chưa cao 78.5714% đã làm cho mức đánh giá chung về thực hiện tốt chưa đạt tối đa (89.2857%). Đáng quan tâm là có 3.5714% đánh giá thực hiện chưa tốt.

Sở dĩ có sự đánh giá không tương đồng nói trên là do BGH căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của GV, các loại hồ sơ chuyên môn theo qui định để kiểm tra việc thực hiện nề nếp của GV. Việc kiểm tra có thể tiến hành theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất. Đối với các loại hồ sơ thì GV có thể hoàn thành đầy đủ, đúng qui định. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tình trạng GV vào muộn, ra sớm hoặc xin nghỉ dạy một vài tiết nhưng lý do không chính đáng, không trung thực. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tiết dạy, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục.

- Thực hiện thông tin báo cáo và sắp xếp GV dạy thay, dạy bù khi GV vắng. Với những trường hợp đi công tác hoặc nghỉ theo chế độ thì BGH nhà trường chủ động cử người thay thế. Với những trường hợp vắng đột xuất một hoặc hai tiết thì GV chủ động báo cáo với HT để HT giao cho PHT chuyên môn điều động người dạy thay. Đây cũng là một trong những tiêu chí của nhà trường để đánh giá thi đua. Trong thực tế không ít giờ không thể bố trí được vì đa số GV ở xa khu vực trường, số giờ dạy nhiều hay bị trùng tiết dạy với GV vắng; Cũng có nhiều trường hợp xin nghỉ đột xuất chỉ báo cáo xin phép qua điện thoại nên rất khó xoay xở kịp. Do đó chỉ có 67.8571% đối tượng khảo sát đánh giá là thực hiện tốt và đặc biệt có tới 10.7143% đánh giá ở mức độ thực hiện chưa tốt.

- Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất và có phân tích sư phạm bài dạy

Thực tế cho thấy việc tổ chức dự giờ theo định kỳ, đột xuất có phân tích sư phạm bài dạy cũng là biện pháp được hiệu trưởng đưa ra, coi đó thực sự cần thiết để quản lý tiến độ giảng dạy của GV và việc thực hiện nề nếp dạy học của họ. Đối với trường thì việc phân tích sư phạm bài dạy sau các tiết dự giờ rất cần thiết phải chú ý các nội dung kiến thức và phương pháp dành cho đối

tượng SV.

Chính vì vậy mà kết quả khảo sát chung đã cho thấy mức độ thực hiện tốt biện pháp này được đánh giá rất khiêm tốn, chỉ có 53.5714%, trong khi đánh giá chưa tốt lên tới 17.8571%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy.

Đây là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý nhà trường mà trách nhiệm thuộc về người HT. Trong thực tế HT thường uỷ quyền cho PHT phụ trách đào tạo hoặc các TTCM thực hiện, mỗi học kỳ từ 1 đến 2 lần. Qua đó đóng góp ý kiến cho sự cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo đồng bộ hoàn thành nhiệm vụ năm học. Nhược điểm chính của biện pháp này là không duy trì sự kiểm tra liên tục, nhất là sau khi kiểm tra phát hiện những điểm chưa phù hợp, chưa tốt trong kế hoạch của GV đã có ý kiến đề nghị điều chỉnh, nhưng sau đó lại không tổ chức kiểm tra lại xem GV có thực hiện theo chỉ đạo hay không. Vì vậy hiệu quả của kiểm tra là không cao. Kết quả khảo sát chung cho thấy điều đó: Chỉ có 57.1429% đánh giá thực hiện tốt và có 10.7143% đánh giá thực hiện chưa tốt.

- Kiểm tra chuẩn bị phương tiện đồ dùng dạy học.

Đây là biện pháp nếu làm tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy việc chuẩn bị tiết lên lớp kỹ lưỡng, cùng với việc chuẩn bị giáo án, đây là công việc đem lại kết quả tốt cho tiết dạy. Vì ĐDDH làm tăng tính trực quan sinh động cho kiến thức bài giảng, SV dễ tiếp thu, dễ nhớ và dễ khắc sâu kiến thức…

HT nhận thức được điều này, tuy vậy do còn có sự quan liêu, lơi lỏng trong quản lý mà công tác này thường rất rời rạc, không thường xuyên và thiếu tính khích lệ người trực tiếp đứng lớp. Vì vậy mà kết quả khảo sát cho ta thấy việc thực hiện biện pháp quản lý này được đánh giá thấp, chỉ có 42.8571% đánh giá thực hiện tốt, có tới 46.4286% đánh giá trung bình và có 10.7143% đánh giá chưa tốt.

2.3.2.3. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Câu Nội dung các lựa chọn

Khoa điều tra

Tổng cộng Không chuyên Chuyên Tin

học Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Câu 12 Hiệu trƣởng chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn?

Tốt 11 78.5714 9 64.2857 20 71.4286

Trung bình 3 21.4286 5 35.7143 8 28.5714

Chưa tốt 0 0 0 0 0 0

Câu 13 Hiệu trƣởng yêu cầu tổ trƣởng chuyên môn tổ chức các hoạt động khác nhằm bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV?

Tốt 10 71.4286 8 57.1429 18 64.2857

Trung bình 4 28.5714 5 35.7143 9 32.1428

Chưa tốt 0 0 1 7.1429 1 3.5715

Câu 14 Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thực hiện chế độ thông tin báo cáo?

Tốt 9 64.2857 7 50 16 57.1429

Trung bình 5 35.7143 6 42.8571 11 39.2857

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy, HT chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn được đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình khá (Mức đánh giá tốt chỉ đạt 71.4286%, vẫn còn 28.5714% đánh giá trung bình). Kết quả này đã phản ánh đúng thực trạng. Mặc dầu HT đều quan tâm chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn, song thực tế sinh hoạt của các tổ chuyên môn chủ yếu nặng về mặt hành chính, sự vụ mà ít mang màu sắc chuyên môn. Việc chỉ đạo các tổ trưởng thông qua các hoạt động khác nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình: chỉ có 64.2857% đánh giá thực hiện tốt, vẫn có 3.5715% đánh giá chưa tốt. Sở dĩ kết quả đánh giá còn thấp như vậy là vì các hoạt động của tổ chuyên môn còn nghèo nàn về nội dung, hàng ngũ các tổ trưởng còn ít tuổi đời và tuổi nghề nên kinh nghiệm chưa nhiều, uy tín và sức lôi cuốn chưa cao. Khâu kiểm tra việc sinh hoạt của tổ chuyên môn cũng bị đánh giá rất thấp, mức tốt chỉ có 57.1429% và có tới 3.5714% đánh giá chưa tốt. Những con số này phản ánh một thực trạng là, sinh hoạt của tổ chuyên môn thường được phó thác mà việc kiểm tra của HT trên thực tế chỉ mang tính hình thức, thậm chí còn rất thụ động. Hậu quả của quản lý thiếu chặt chẽ là nội dung sinh hoạt của

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)