Môi trường học tập đa phương tiện

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Thuật ngữ ĐPT được dịch ra từ cụm từ Multimedia. Theo từ điển Anh – Việt: Multi có nghĩa là nhiều, đa chiều và Media có nghĩa là phương tiện truyền thông. Vì thế ta có thể hiểu Multimedia có nghĩa là tổ hợp của nhiều phương tiện truyền thông gộp lại. Và môi trường học tập ĐPT là môi trường học tập được trang bị, lắp đặt các phương tiện truyền thông (Multimedia) và các điều kiện đảm bảo cho các phương tiện đó hoạt động tốt. Ở đó diễn ra sự tương tác đa chiều:

Tương tác hai chiều giữa GV với SV

Tương tác hai chiều giữa phương tiện với SV Tương tác hai chiều giữa GV với phương tiện

Chiều thứ ba bao gồm: Những tác động qua lại giữa GV và mối quan hệ SV – phương tiện, giữa SV và mối quan hệ GV – phương tiện, giữa phương tiện với mối quan hệ GV – SV.

Theo các chuyên gia thiết bị giáo dục của Việt Nam: PTKTDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người dạy sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của người học. Còn đối với người học thì PTKTDH là nguồn tri thức, là các phương tiện giúp họ lĩnh hội các khái niệm, định luật, lý thuyết khoa học…Hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo phục vụ mục đích dạy học.

PTKTDH bao gồm PTKTDH dùng chung và PTKTDH bộ môn. PTKTDH = PTKTDH dùng chung + PTKTDH bộ môn. Trong đó:

Thiết bị dạy học dùng chung gồm:

1. Máy tính 2. Máy chiếu qua đầu 3. Máy chiếu đa năng

4. Bảng thông minh/ Bảng kỹ thuật số… Thiết bị dạy học bộ môn gồm:

1. Tranh ảnh giáo khoa

2. Bản đồ, biểu đồ, biểu bảng giáo khoa, sơ đồ tư duy thiết kế bằng tay 3. Mô hình, mẫu vật, vật thật

4. Dụng cụ, hóa chất, đồ dùng dạy học bộ môn 5. Phim đèn chiếu 6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu

7. Băng, đĩa ghi âm 8. Băng, đĩa ghi hình 9. Phần mềm dạy học 10. Website dạy học

11.GADHTH có ứng dụng CNTT, GADHTH điện tử 12. Phòng thí nghiệm ảo

14. Thư viện điện tử/ Thư viện ảo

15. Sơ đồ tư duy thiết kế bằng phần mềm tin học 16. Bản đồ giáo khoa điện tử

Trong 16 loại hình PTKTDH đã nêu ở trên thì 4 loại hình PTKTDH đầu được gọi là PTKTDH truyền thống với các đặc điểm sau:

+ PTKTDH truyền thống đã được GV và SV sử dụng từ rất lâu ngay từ khi nghề dạy học phát triển.

+ Giá thành các PTKTDH truyền thống không đắt nên có thể trang bị đại trà cho các trường.

+ GV và SV dễ sử dụng và dễ bảo quản.

Các loại hình PTKTDH từ 5 đến 16 là các thiết bị mang thông tin (Khối mang thông tin) có đặc điểm chung và khác biệt là muốn khai thác lượng thông tin chứa đựng trong từng thiết bị đơn lẻ phải sử dụng cùng với các máy móc chuyên dùng tương ứng (Khối chuyển tải thông tin tương ứng).

Những thiết bị mang thông tin và những thiết bị chuyển tải thông tin tương ứng tạo thành hệ thống PTKTDH ĐPT (PTKTDH hiện đại)

So với PTKTDH truyền thống thì PTKTDH hiện đại có một số điểm khác:

+ Mỗi PTKTDH hiện đại bao gồm 2 khối: Khối mang thông tin và khối chuyển tải thông tin tương ứng.

Khối mang thông tin Khối chuyển tải thông tin tương ứng Phim Slide, phim chiếu bóng Máy chiếu Slide, máy chiếu phim

Bản trong Máy chiếu qua đầu

Băng, đĩa ghi âm Radio Cassete, đầu đĩa CD Băng, đĩa ghi hình Đầu Video, đầu đĩa hình

Phần mềm dạy học Máy tính, máy chiếu đa năng, màn chiếu, bảng kỹ thuật số/ Bảng thông minh

GADHTH có ứng dụng CNTT, GADHTH điện tử

Máy tính, máy chiếu đa năng, màn chiếu, bảng kỹ thuật số

Website dạy học Máy tính, máy chiếu đa năng, màn chiếu, bảng kỹ thuật số

Phần mềm dạy học Máy tính, máy chiếu đa năng, màn chiếu, bảng kỹ thuật số

Mô hình dạy học điện tử Máy tính Thư viện ảo/ Thư viện điện tử Máy tính

+ Để sử dụng được các PTKTDH hiện đại phải có điện lưới. + Đắt tiền hơn rất nhiều so với các PTKTDH truyền thống. + Phải có trình độ sử dụng và bảo quản tốt.

+ Phải có phòng chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản.

Nếu xét về chức năng thì PTKTDH truyền thống hay PTKTDH hiện đại đều được sử dụng nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức của người học. Tuy nhiên PTKTDH hiện đại với nhiều chức năng quan trọng mà PTKTDH truyền thống không thể có được chẳng hạn như: Đem đến cho người học nhiều thông tin, kiến thức phong phú, vượt qua giới hạn thời gian và không gian. Nhờ phương tiện nghe nhìn trong khoảnh khắc người học có thể quan sát từ đối tượng này sang đối tượng khác. Người học có thể quan sát được các thí nghiệm hoặc các hiện tượng tự nhiên mà họ không thể đến gần được như các phản ứng của các chất độc hại, các vụ nổ hạt nhân, các thảm họa thiên tai (Sóng thần, núi lửa đang phun trào)…Từ đó cho thấy nếu người dạy sử dụng các PTKTDH hiện đại một cách hợp lý trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học thì chắc chắn sẽ làm cho các giờ dạy của mình trở nên sinh động hơn, làm giảm bớt được tính trừu tượng của nội dung kiến thức cần truyền đạt đến người học, trên cơ sở đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của việc đổi mới PPDH.

Việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi SV nhận được lượng thông tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau và trong hoạt động riêng của mình, tổng hợp và chọn lọc những nguồn tin đó. Tác dụng của mỗi giác quan ở SV cũng có sự khác nhau.

Từ những nhận định trên cho thấy PTKTDH hiện đại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức hoạt động dạy học ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, nó là công cụ hỗ trợ cho GV giảng dạy. Khi các PTKTDH hiện đại được tích hợp vào trong các phòng học để tạo ra môi trường học tập ĐPT cho SV việc nâng cao chất lượng giảng dạy của các trường Cao đẳng nói chung cũng như môn Tin học sẽ khả thi hơn.

1.3. Quản lý hoạt động dạy học tin học ở các trƣờng Cao đẳng

1.3.1. Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tin học

1.3.1.1. Quản lý việc thiết kế GADHTH * Lập kế hoạch thiết kế GADHTH

Trong kế hoạch thiết kế GADHTH phải đảm bảo mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch chung ấy, HT chỉ đạo cho các khoa chuyên môn, các tổ bộ môn lập kế hoạch thực hiện và đẩy mạnh việc thiết kế GADHTH. Khi lập kế hoạch thiết kế GADHTH cần dựa trên các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của đội ngũ GV nhà trường. - Gắn với từng chuyên ngành, từng nghề, từng Module, từng bài cụ thể. - Sử dụng hiệu quả PTKTDH hiện đại.

- Phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng SV nhà trường.

Mỗi khoa, bộ môn tiến hành các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các mục tiêu thiết kế GADHTH, đồng thời trên cơ sở đó giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, trong điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp.

Khi HT tiến hành chỉ đạo việc thiết kế GADHTH phải định hướng cho GV tuân thủ các nguyên tắc của một GADHTH. Để làm được điều này, HT hướng dẫn GV làm tốt những công việc sau:

+ Tìm hiểu môn học, xác định mục tiêu, soạn giáo án (GADHTH)

+ Xác định phần nào, nội dung nào của bài cần hỗ trợ của thiết bị hiện đại + Thu thập và xử lý chi tiết các tư liệu liên quan đến bài dạy.

+ Kết quả: Đảm bảo sự chính xác về kiến thức, hình thức trình bày bài giảng trực quan, khoa học có sự cân đối giữa yếu tố công nghệ và yếu tố sư phạm.

Trong đó cần lưu ý:

- Đảm bảo nguyên tắc về mục tiêu bài dạy, thời gian, các bước lên lớp.

- Cân nhắc khi sử dụng các PTKTDH hiện đại cho các nội dung kiến thức có trong bài dạy (Không nên sử dụng trong toàn bộ tiết học).

- Các kiến thức, đoạn Video, Audio đưa vào trình chiếu phải được chọn lọc chính xác, dễ hiểu, thể hiện được logic cấu trúc bài dạy.

- Tổ chức những hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong dạy học nhằm tranh thủ các ý kiến đóng góp của các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành và của người học để GADHTH của GV nhà trường thiết kế ngày một chất lượng hơn.

* Kiểm tra đánh giá việc thiết kế GADHTH

Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế GADHTH với mục đích đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả quá trình thiết kế GADHTH.

Việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Trong kiểm tra đánh giá cần có cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích động viên GV tham gia quy trình thiết kế GADHTH.

1.3.1.2. Quản lý việc sử dụng GADHTH * Lập kế hoạch sử dụng GADHTH

Để làm tốt nhiệm vụ này, HT cần lập kế hoạch tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:

- Xây dựng kế hoạch cho việc đầu tư CSVC, PTKTDH đặc biệt là những PTKTDH hiện đại phục vụ cho các tiết dạy sử dụng GADHTH. Triển khai đến cán bộ phụ trách cơ sở vật chất để bố trí các phòng học đảm bảo yêu cầu bài giảng.

- Có kế hoạch hội giảng, hội diễn, giao lưu học hỏi nhằm nâng cao trình độ GV. - Xây dựng các quy trình, nguyên tắc sử dụng GADHTH.

* Tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng GADHTH

- Hiệu trưởng, trưởng khoa chuyên môn lên kế hoạch dự giờ, phòng đào tạo, phòng kiểm định chất lượng thanh tra, kiểm tra việc sử dụng GADHTH về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học. HT trường có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo chung cho GV về quy trình sử dụng GADHTH. Tổ chức các hoạt động dự giờ của các tiết dạy học có sử dụng GADHTH, sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm những tiết dạy học này. - Thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung để GV tham khảo lẫn nhau, sử dụng các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng phù hợp với lớp mình dạy. - Động viên khen thưởng kịp thời đối với GV sử dụng GADHTH đạt hiệu quả cao để nhân rộng điển hình, khích lệ động viên các GV khác cùng tham gia.

* Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng GADHTH

Để làm tốt công việc này, HT cần xây dựng được các tiêu chí đánh giá việc sử dụng GADHTH. Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Trong kiểm tra đánh giá cần có cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm động viên GV hăng hái sử dụng GADHTH đem lại hiệu quả cao trong đổi mới PPDH.

1.3.2. Quản lý công tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV

Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ là nhiệm vụ của HT. Trong quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV, HT cần tập trung làm tốt và đi sâu các vấn đề sau:

- Tiến hành dự giờ GV cùng với các GV các bộ môn để rút kinh nghiệm trong giảng dạy về: PPDH bộ môn, truyền thụ kiến thức cơ bản thông qua dự giờ đột xuất hoặc định kỳ theo kế hoạch để kiểm tra khâu chuẩn bị giờ lên lớp của GV (Giáo án, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học).

- Tổ chức thao giảng theo chuyên đề, thi GV dạy giỏi cấp trường để đưa hoạt động chuyên môn đi vào chiều sâu.

- Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, trao đổi về PPDH, dạy các bài khó, thiết kế bài dạy mẫu, phổ biến và áp dụng các SKKN phù hợp với đơn vị mình.

- Phân công GV có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn giúp đỡ GV mới hoặc còn những hạn chế nhất định, đồng thời tạo điều kiện để GV cốt cán, GV giỏi tiếp tục có điều kiện nâng cao tay nghề.

- Quan tâm tạo điều kiện về CSVC, nguồn tài chính, thời gian, các chế độ khen thưởng để GV tự học, tự bồi dưỡng hoặc tham dự các lớp bồi dưỡng - Đối với trường Cao đẳng cùng với việc tổ chức các giờ lên lớp theo phân phối chương trình môn học, HT nhà trường cần quan tâm tới các chuyên đề sinh hoạt của tổ chuyên môn. Nội dung ấy bao gồm trao đổi về phương pháp giảng dạy, về nội dung bài giảng, bài soạn. Những hoạt động này có tác dụng thiết thực đối với mỗi GV trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho chính bản thân mình vừa nâng cao chất lượng giờ lên lớp, vừa góp phần nâng cao trình độ sư phạm, nghiên cứu khoa học.

Hoạt động ngoại khoá, hội thảo khoa học được tổ chức tốt sẽ tạo không khí hoạt động chuyên môn, động viên GV hăng hái, tích cực chuẩn bị tốt bài soạn, bài giảng làm cho giờ dạy có hiệu quả cao. Để quản lý tốt hoạt động này, HT nhà trường cần chú ý:

- Xây dựng kế hoạch và có biện pháp chỉ đạo ngay từ đầu năm học, phân công trách nhiệm rõ ràng cho các thành phần, PHT phụ trách đào tạo, các tổ trưởng chuyên môn.

- Chọn lọc các chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế nhà trường, với ĐNGV, CSVC nhà trường, đặc biệt chuyên đề ấy có tính khả thi cao, thiết thực giải quyết những vấn đề mà nhà trường đang đặt ra cần tháo gỡ.

- Quan tâm đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng dạy học, kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV.

1.3.3. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV là một bộ phận hợp thành trong các khâu của chu trình quản lý, là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Kiểm tra được coi như một nguyên tắc của mối liên hệ ngược. Nguồn thông tin này giúp cho HT có cơ sở điều chỉnh kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, bổ sung kế hoạch.

HT phải có kế hoạch cụ thể quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. Bởi lẽ kết quả học tập của SV một phần năng lực chuyên môn và sự quan tâm của GV trong quá trình dạy học. Quá trình lĩnh hội tri thức của SV từ Biết đến Thông hiểu, biết vận dụng, biết phân tích, tổng hợp và đánh giá. Kết quả các bài kiểm tra, bài thi của SV phải được đánh giá thực chất về kiến thức, kỹ năng, khả năng vận dụng của SV.

HT phải quản lý việc kiểm tra của GV đối với SV và kết quả giảng dạy của GV, tránh kiểm tra qua loa, hình thức, không đưa ra hệ thống tiêu chuẩn để trên cơ sở ấy đánh giá. HT cần phải quản lý kế hoạch kiểm tra của GV, yêu cầu chấm, trả bài, chữa bài kiểm tra (Đối với môn học có sự cần thiết này như: Cơ sở lập trình, lập trình windows,…) để sửa chữa kiến thức, kỹ năng SV hay mắc sai lầm.

HT cần phân công bộ máy quản lý tổng hợp việc kiểm tra đánh giá kết quả theo định kỳ và chính HT cần phải có kế hoạch định kỳ kiểm tra, đánh giá hệ thống của mình đối chiếu với kế hoạch đã vạch ra.

1.3.4. Quản lý hoạt động học tập của SV

Hoạt động học tập của SV là một hoạt động song song tồn tại cùng với hoạt động dạy của thầy giáo. Quản lý hoạt động học tập của SV là phải chú ý đến các tác động sau:

- Phải làm cho SV có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)