Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay (Trang 93)

Để khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh

doanh. Tác giả đã tiến hành lấy phiếu trưng cầu ý kiến với 32 đối tượng là những chuyên viên, những nhà quản lý giàu kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ quản lý một số trường cao đẳng trong tỉnh và trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh (Bảng 3.1)

Bảng 3.1. Các nhóm đối tƣợng đƣợc khảo nghiệm

Nhóm Đối tƣợng đƣợc khảo sát Số ý kiến

I Ban giám hiệu trường Cao đẳng Tài chính -

Quản trị kinh doanh 03

II Một số lãnh đạo: Khoa, phòng ban trường Cao

đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh 15

III

Một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn, tổ trưởng chuyên môn các trường cao đẳng trong tỉnh Hưng yên

14

Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp là 32. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Lập mẫu điều tra: Nội dung điều tra về tính cần thiết, tính khả thi của

các biện pháp quản lý đề xuất ở các mức độ.

* Nhận thức về mức độ cần thiết của 6 biện pháp được đề xuất có 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết

* Nhận thức về mức độ khả thi của 6 biện pháp được đề xuất có 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu

Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện quản lý dạy học Tin học đƣợc đề xuất

S T T Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Tăng cường chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học.

96,875 3,125 0,0 93,75 6,25 0,0

2

Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện

93,75 6,25 0,0 75 21,875 3,125

3

Tăng cường xây dựng và thực hiện quy trình thiết kế giáo án dạy học môn tin học theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV

90,625 9,375 0,0 81,25 18,75 0,0

4

Tăng cường xây dựng và thực hiện quy trình sử dụng giáo án dạy học môn tin học theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV

87,5 12,5 0,0 84,375 15,625 0,0

5

Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giảng viên, đổi mới phương pháp dạy học

84,375 15,625 0,0 90,625 9,375 0,0

6

Tăng cường kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV

- Về tính cần thiết của các biện pháp:

Kết quả khảo nghiệm: Qua việc kiểm định nhận thức mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất của tác giả đã được đánh giá rất cần thiết, thể hiện: Trong đó “Tăng cường chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học” được đánh giá rất cần thiết với 96,875%, xếp thứ bậc 1; Biện pháp “Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện” với 93,75%, xếp thứ bậc 2; Biện pháp “Tăng cường xây dựng và thực hiện quy trình thiết kế giáo án dạy học môn tin học theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV” với 90,625%, xếp thứ bậc 3; Biện pháp “Tăng cường xây dựng và thực hiện quy trình sử dụng giáo án dạy học môn tin học theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV” với 87,5%, xếp thứ bậc 4; Biện pháp “Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giảng viên, đổi mới phương pháp dạy học” với 84,375%, xếp thứ bậc 5; Biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV” với 81,25%, xếp thứ bậc 6

Mức độ “Không cần thiết" là không có phiếu nào. Tổng của mức độ “Cần thiết" và “Rất cần thiết" là 100%. Như vậy tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng là rất cao.

- Về tính khả thi của các biện pháp

Theo ý kiến đánh giá, mức độ khả thi của các biện pháp rất khả thi có 3 biện pháp: Biện pháp “Tăng cường chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học” với 93,75%, xếp thứ bậc 1; Biện pháp “Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giảng viên, đổi mới phương pháp dạy học” với 90,625%, xếp thứ bậc 2; Biện pháp “Tăng cường xây dựng và thực hiện quy trình sử dụng giáo án dạy học môn tin học theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV” với 84,375%, xếp thứ bậc 3.

Biện pháp “Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiệnvới 75%, xếp thứ bậc 6 có mức

độ khả thi thấp nhất. Tuy nhiên biện pháp này lại có mức cần thiết cao.

Xét về tính khả thi của đề tài thì hầu hết ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất của đề tài có tính khả thi.

Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động dạy học Tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học của hiệu trưởng mà chúng tôi đề xuất sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tiểu kết chƣơng 3

Chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề quan trọng nhất của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này có hiệu quả, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của riêng ngành giáo dục mà cần huy động sức mạnh của tất cả các lực lượng và phải tiến hành trong một thời gian dài bằng những biện pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quả. Để có chất lượng tốt đạt với yêu cầu của mục tiêu đào tạo đòi hỏi cần phải tập trung vào công tác quản lý.

Chất lượng của quá trình quản lý hoạt động dạy học Tin học ở trường cao đẳng nói chung, ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh nói riêng gồm nhiều yếu tố: Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện và cơ sở vật chất cho dạy và học, công tác kiểm tra, đánh giá, chất lượng đội ngũ thầy giáo, chất lượng công tác quản lý…Tất cả những yếu tố đó có mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại tạo nên chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Những biện pháp quản lý mà tác giả đề xuất 6 biện pháp:

Biện pháp 1: Tăng cường chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học.

Biện pháp 2: Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện

Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng và thực hiện quy trình thiết kế giáo án dạy học môn tin học theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV

Biện pháp 4: Tăng cường xây dựng và thực hiện quy trình sử dụng giáo án dạy học môn tin học theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV

Biện pháp 5: Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giảng viên, đổi mới phương pháp dạy học

Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV

Qua khảo nghiệm thấy rằng các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao. Vì vậy việc triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý nói chung, công tác quản lý hoạt động dạy học Tin học nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong công tác quản lý nhà trường của hiệu trưởng, quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động môn Tin học nói riêng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để đào tạo được các thế hệ SV có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường phải xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình, hướng nhiệm vụ trọng tâm vào việc quản lý dạy học.

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu những khái niệm cơ bản về khoa học quản lý, về quản lý giáo dục và vận dụng những khái niệm cơ bản đó vào nghiên cứu quá trình quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng. Việc nghiên cứu các vấn đề trên, luận văn đã xác định cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học.

Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, công tác quản lý hoạt động dạy học Tin học của hiệu trưởng mặc dù có nhiều cố gắng trong việc duy trì các hoạt động trong nhà trường, song việc cải tiến các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tin học cho phù hợp với điều kiện đặc thù của nhà trường còn nhiều hạn chế.

Từ việc tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học Tin học của hiệu trưởng trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cơ bản sau:

Biện pháp1: Tăng cường chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học.

Biện pháp 2: Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện

Biện pháp 3: Xây dựng và thực hiện quy trình thiết kế giáo án dạy học môn tin học theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV

Biện pháp 4: Xây dựng và thực hiện quy trình sử dụng giáo án dạy học môn tin học theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV

Biện pháp 5: Tăng cường hoạt động bồi dưỡng giảng viên, đổi mới phương pháp dạy học

Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV

Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học Tin học của hiệu trưởng được nêu trên không phải là những biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống có tác động bổ sung cho nhau trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy học. Do đó, vận dụng các biện pháp như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, bản lĩnh, sự nhạy bén của người hiệu trưởng. Nếu người hiệu trưởng biết lựa chọn và tăng cường biện pháp quản lý thích hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm phát huy nội lực và khơi dậy sự say mê nghề nghiệp trong đội ngũ các nhà giáo, sự tận tình phục vụ của lực lượng cán bộ nhân viên, sự ham muốn học tập của SV và sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội đối với nhà trường thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao, thực hiện được tốt mục tiêu quản lý trường học và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học theo kế hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)