giáo án dạy học môn tin học theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Có quy trình chuẩn áp dụng cho GV, trên cơ sở đó chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng quy trình để nâng cao chất lượng dạy học.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Bước 1: Chuẩn bị cho các giờ dạy bằng GADHTH
Để có thể tiến hành dạy học được bằng GADHTH GV cần phải chuẩn bị các thiết bị sau: Máy vi tính; Máy chiếu đa năng, màn chiếu; Hệ thống loa phát thanh…Kiểm tra những thiết bị ấy vẫn hoạt động là được. GV phải nhanh chóng cùng với sự hỗ trợ của người khác lắp đặt nhanh hệ thống máy tính, máy chiếu đa năng, loa phát thanh…vào phòng học để sẵn sàng tiến hành dạy học ở trong phòng học này.
Ngoài ra trong khâu chuẩn bị, GV cũng phải lường trước tình huống không mong muốn đó là giờ dạy đang tiến hành thì bị mất điện đột ngột. GV phải có phương án dự phòng khác. GV cũng cần phải tính đến trường hợp xấu nhất đó là không thể khắc phục được tình trạng mất điện. Khi ấy GV phải hết sức bình tĩnh, tuỳ cơ ứng biến sao cho giờ dạy của mình vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.
* Bước 2: Tiến hành hoạt động dạy học bằng GADHTH
- GV giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức hoạt động học tập cho SV, không được quá ỷ lại vào công nghệ. Chắt lọc chỉ thể hiện trên bảng động những Video Clip, thí nghiệm ảo, mô phỏng (SV có thể tương tác với máy tính nếu học sinh học trong phòng máy tính). GV cần phải kết hợp sử dụng thêm bảng tĩnh, bảng phụ để phân tích, làm rõ những nội dung kiến thức mà GV chưa thực hiện được ở trên máy tính, đồng thời tổ chức mọi hoạt động học tập cho học sinh.
- Trong mỗi hoạt động học tập của SV, GV cần lưu ý là không nên quá tâp trung vào yếu tố công nghệ mà quan trọng là GV phải biết sử dụng PTKTDH hiện đại đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ rồi kết hợp khéo léo với năng lực sư phạm của bản thân để sao cho phát huy được tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của SV.
* Bước 3: Rút kinh nghiệm sau giờ dạy bằng GADHTH
Sau mỗi giờ dạy bằng GADHTH GV phải tự mình đánh giá rút kinh nghiệm thì mới sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và sử dụng loại giáo án này.
Đối với giờ dạy có HT và GV dự giờ, để công việc rút kinh nghiệm được diễn ra thuận lợi, HT cần tiến hành cho rút kinh nghiệm ngay sau khi giờ dạy kết thúc. Khi tiến hành họp rút kinh nghiệm thì bắt buộc phải có mặt của GV đã trực tiếp giảng dạy giờ học đó, cùng với những GV đã tham dự giờ dạy cần rút kinh nghiệm. Trong khi họp rút kinh nghiêm cho mỗi giờ dạy cần làm tốt công việc sau:
- Chỉ rõ những hạn chế của giờ dạy cả về mặt phương pháp và yếu tố công nghệ - Cách khắc phục những hạn chế có trong giờ dạy
- Đóng góp thêm những ý tưởng khác để GV tham khảo
- Chỉ rõ những ưu điểm của giờ dạy để những GV khác học tập làm theo Bên cạnh đó HT cũng cần lưu ý cho GV, không phải chỉ có những giờ dạy có đồng nghiệp dự giờ hay những giờ dạy thực tập thì mới cần tiến hành rút kinh nghiệm mà công việc này phải luôn được tiến hành ngay sau mỗi giờ dạy. Tức mỗi GV phải biết tự rút kinh nghiệm ngay sau mỗi giờ dạy của mình bằng cách luôn đem theo sổ “Rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy”. HT sẽ phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá nội dung ghi trong sổ và tiến hành quản lý nó như những loại hồ sơ khác của GV.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- HT khen thưởng GV áp dụng GADHTH theo hướng tích cực hoá nhận thức của SV.
3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giảng viên, đổi mới phương pháp dạy học
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Bồi dưỡng giảng viên về phương pháp dạy học tích cực để sinh viên động não, tranh luận, đề xuất giả thuyết, tìm cách khám phá giải quyết vấn đề. Đồng thời giúp giảng viên sử dụng các phương tiện hiện đại vào trong đổi mới phương pháp dạy học để phục vụ cho giảng dạy Tin học.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Bồi dưỡng giảng viên:
Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: “Giảng viên là nhân
tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Chất lượng
hoạt động giảng dạy và học tập Tin học tại trường phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhà giáo. Chính họ tham gia từ yếu tố đầu (Lập kế hoạch) tới yếu tố cuối cùng của chu trình quản lý (Kiểm tra, đánh giá). Do đó hoạt động bồi dưỡng giảng viên cần được coi trọng.
- Trường và khoa chuyên môn cần xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trước mắt và lâu dài.
- Khoa chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng năng lực giảng viên bằng các hình thức khác nhau (bồi dưỡng chuyên đề: Sinh hoạt tổ chuyên môn; Hội giảng; Các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm; Tổ chức tham quan thực tế, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn…)
Trong các nội dung quản lý nguồn nhân lực thì việc quản lý đội ngũ giảng viên được xem là quan trọng nhất. Trong đó, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ là cốt lõi. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên - yếu tố góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý bao gồm: Bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thông qua tổ chức học tập chuyên
đề đổi mới phương pháp ở tổ nhóm chuyên môn, tổ chức hội giảng thường xuyên nhằm rút kinh nghiệm và giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tổ chức cho giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức phong trào đăng ký phấn đấu trở thành giảng viên giỏi các cấp, xây dựng mạng lưới giảng viên giỏi nòng cốt cho tổ - nhóm. Đi sâu giúp đỡ giảng viên mới ra trường, giảng viên có năng lực chuyên môn hạn chế thông qua các hình thức kèm cặp, giúp đỡ, tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn và dự giờ thăm lớp. Tạo điều kiện cho giảng viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
* Đổi mới phương pháp dạy học:
Lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giảng viên phải có kiến thức sâu sắc và toàn diện, luôn luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phong phú và phức tạp của nhiệm vụ giảng dạy đòi hỏi người lãnh đạo phải thường xuyên chú ý đến việc nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ giáo viên.
Vấn đề nâng cao trình độ nghiệp vụ của giảng viên càng trở thành vấn đề cấp bách trong bối cảnh hiện nay nhất là trong lĩnh vực Tin học. Giảng viên phải không ngừng học tập, phải lựa chọn và sử dụng hợp lý, sáng tạo và có hiệu quả phương pháp dạy học của mình.
- Trường cần thành lập Ban chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tại trường, trên cơ sở đó ban chỉ đạo xây dựng chương trình kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học và tổng kết rút kinh nghiệm. Trường cần tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho đổi mới phương pháp tổ chức dạy học.
- Khoa chuyên môn chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng một số bài giảng mẫu, thống nhất về chuẩn đánh giá tiết dạy theo hướng đổi mới.
- Khoa chuyên môn chỉ đạo tổ chức dạy thử nghiệm, dự giờ, kiểm tra đánh giá, xác định kết quả và sơ kết, rút ra bài học kinh nghiệm. Đồng thời khen thưởng những giảng viên tiên phong trong đổi mới phương pháp dạy học.
Trong hoàn cảnh hiện nay, việc cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung, giảng dạy Tin học nói riêng được sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện kỹ thuật như: Phim ảnh, vô tuyến truyền hình máy vi tính…
Điều cần lưu ý là việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy phải xuất phát từ sự phân tích cụ thể hoạt động thực tế của giáo viên. Nếu không chú ý đến vấn đề này, việc chỉ đạo cải tiến phương pháp dạy có lẽ không thiết thực và không có hiệu quả. Trong vấn đề này, việc phát hiện kinh nghiệm giỏi của giảng viên có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở có thái độ tích cực, có tổ chức và có mục đích đối với kinh nghiệm giỏi trong giáo viên, hiểu thấu đáo kinh nghiệm đó về mặt lý luận, tìm tòi áp dụng kinh nghiệm một cách sáng tạo có thể giúp cho giảng viên đào sâu thêm kiến thức, hoàn thiện tay nghề của mình.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo khoa cần động viên, khuyến khích mọi giáo viên luôn bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tổ chức cho giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức phong trào đăng ký phấn đấu trở thành giảng viên giỏi các cấp, xây dựng mạng lưới giảng viên giỏi nòng cốt cho tổ - nhóm. Đồng thời cải tiến đổi mới phương pháp dạy học của mình.