Tăng cường quản lý kênh thông tin và nâng cao năng lực đội ngũ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI VINAPHONE TẠI VNPT BẾN TRE (Trang 77)

sóc kênh phân phối

VNPT Bến Tre phải xác định rõ các thông tin cần trao đổi giữa các thành viên trong kênh như doanh thu, sản lượng, tình hình cạnh tranh trên thị trường và nhanh chóng sử dụng các công cụ như phần mềm quản lý kênh phân phối qua mạng máy tính, chương trình giám sát doanh thu tự động. Những công cụ này sẽ giúp cập nhật

thông tin nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí. Mỗi thành viên của kênh có thể liên hệ mật thiết với các nhà cung ứng ở phía trên hoặc khách hàng ở phía dưới để thông tin đa chiều và kịp thời.

Phối hợp cùng công ty chủ dịch vụ Vinaphone xử lý thông tin thị trường kịp thời, hạn chế tối đa việc chồng chéo về qui trình chuyên môn ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Đặc biệt quan tâm nâng cấp tổng đài hỗ trợ 80126 và 1080 bằng hình thức tăng cường đội ngũ có trình độ, nhiệt tình nhằm giải đáp vướng mắc khách hàng, hệ thống kênh phân phối và tăng cường giới thiệu dịch vụ mới.

Quảng bá truyền thông sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi sớm, ít nhất là một tuần trước khi tung sản phẩm ra thị trường nhằm tạo điều kiện cho hệ thống kênh có thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết, triển khai đạt kết quả cao.

Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ làm công tác kinh doanh, bán hàng của VNPT Bến Tre, nhất là đội ngũ chăm sóc kênh phân phối nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hệ thống này. Hình thức đào tạo là thuê chuyên gia có kinh nghiệm, giảng viên các trường đại học đến đào tạo tại đơn vị, đưa đội ngũ này đi dự các khóa đào tạo của VNPT.

Bổ sung các chế độ hợp lý cho đội ngũ chăm sóc kênh phân phối gồm chế độ công tác phí, định mức tiền xăng xe đi công tác, trang cấp phương tiện cần thiết như máy tính cá nhân, dụng cụ kích hoạt sim thẻ, phương tiện quản lý thuê bao.

Nghiêm khắc kiểm tra, chấm điểm chất lượng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ giao tiếp hỗ trợ của nhân viên chăm sóc, phát triển kênh phân phối. Kênh phân phối hoạt động không hiệu quả, hệ thống nhận diện thương hiệu không tốt, trưng bày không đúng yêu cầu đề ra, nhân viên chăm sóc sẽ bị trừ điểm chất lượng, ba tháng liên tục không đạt chất lượng sẽ chuyển công tác khác.

Tiếp tục dịch chuyển lao động trẻ, lao động kỹ thuật sang phục vụ kinh doanh và phát triển thị trường, lực lượng phụ trách kinh doanh Vinaphone đảm bảo ít nhất 30% tổng lao động theo định hướng của VNPT, khoảng 138 lao động. Qui định số lượng bình quân điểm bán cho mỗi cá nhân quản lý nhằm chăm sóc tốt điểm bán vì

giá trị mỗi đơn hàng thấp dưới 3 triệu chiếm đến 62,29%, thời gian đặt hàng của điểm bán rất thường xuyên, bình quân dưới 5 ngày, theo kết quả khảo sát câu 24, 25 (Phụ lục 5).

3.2.4 Các giải pháp khác

Đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tạo ra nhiều gói cước khác nhau, giá cả phù hợp với những nhóm khách hàng như học sinh, sinh viên, nông dân, đoàn thanh niên. Nâng cấp tổng đài phục vụ, tư vấn miễn phí cho khách hàng.

Nghiên cứu nhiều dịch vụ giá trị gia tăng, nhất là các dịch vụ thiết yếu nhằm kích thích người tiêu dùng cài đặt, sử dụng, tăng doanh thu dịch vụ.

Thường xuyên đo kiểm nhằm đảm bảo vùng phủ sóng, kịp thời khắc phục các sự cố khách quan như cúp điện, các sự có bất khả kháng như thiên tai bão lũ. Kịp thời có phương án dự phòng và ứng cứu mạng lưới, bổ sung trạm BTS tại các khu vực sóng yếu. Hiện tại theo đánh giá của khách hàng tại câu 8 (Phụ lục 6), tỷ lệ cuộc gọi thành công của Vinaphone đứng thứ hai sau Viettel, Viettel 4,31 điểm, Vinaphone 3,40 điểm, Mobiphone 2,13 điểm.

Phối hợp làm công tác truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu Vinaphone thông qua các kênh truyền thông tại địa phương, các bảng tuyên truyền, cổ động trên đường phố, phối hợp thực hiện các chương trình từ thiện xã hội, góp phần giới thiệu dịch vụ đến với cộng đồng.

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Nhà nước cần tạo ra “sân chơi bình đẳng” và không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ban hành các qui định nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông tái cơ cấu theo đề án được duyệt, trong đó bao gồm các chính sách giải quyết lao động dôi dư, thoái vốn khỏi các doanh nghiệp kinh doanh ngoài ngành, xử lý các tồn động về tài sản, nguồn vốn.

bình đẳng, tránh tình trạng phá giá, lũng đoạn thị trường như hiện nay.

Nghiêm cấm các hình thức cạnh tranh không lành mạnh như khuyến mãi quá lớn, dùng kỹ thuật chặn sóng của đối thủ cạnh tranh. Có chính sách quản lý các dịch vụ GTGT trên nền công nghệ 3G như Zalo, Kakao Talk...

Sở Thông tin và truyền thông cần giám sát hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ trên địa bàn, kịp thời can thiệp và xử lý các hành vi cạnh tranh sai qui định.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI VINAPHONE TẠI VNPT BẾN TRE (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)