Quyết định

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT 2014 (Trang 34)

- Hủy bỏ văn bản là việc dùng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn để làm

b. Quyết định

b1. Khái niệm: Quyết định là loại hình văn bản quy định về các vấn đề tổ chức

bộ máy, nhân sự (bổ nhiệm, đề bạt, kỷ luật, khen thưởng), chế độ chính sách và các công việc khác theo thẩm quyền.

b2. Yêu cầu:

- Tính hiệu quả: thể hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

-Tính pháp lý: QĐ ban hành phải đúng thẩm quyền (khi soạn thảo một Quyết định cần đặt ra những câu hỏi như: Quyết định của ai? Căn cứ ra Quyết định? Quyết định những vấn đề gì? Ngoài ra cần chú ý một điều là: Quyết định này thuộc loại nào (quyết định về mặt tổ chức, quyết định ban hành văn bản quy định…)

- Tính khoa học: quyết định được ban hành phải phù hợp với quy luật khách quan

- Tính khả thi: nghĩa là phải phù hợp với trình độ dân trí, tính khả thi còn thể hiện ở những điều kiện vật chất và con người có năng lực để thực hiện

- Tính kịp thời:ban hành đúng thời điểm, đúng thời gian

b3. Bố cục

+ Phần mở đầu (phần viện dẫn): Nêu những điểm làm căn cứ để ra

quyết định: căn cứ vào văn bản nào, theo đề nghị của ai? Phần này không viết thành mục mà viết dưới dạng các ý theo phân đoạn.

Ví dụ: Quyết định của UBND

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày…..

Căn cứ pháp lý có liện quan trực tiếp đến nội dung của văn bản Xét đề nghị của thủ trưởng ngành hữu quan

+ Phần nội dung: được trình bày theo các điều khoản riêng biệt Ví dụ 1: Quyết định về tổ chức bộ máy

Điều 1. Quyết định thành lập cơ quan, đơn vị nào? Từ ngày nào Điều 2. Nhiệm vụ, chức năng của cơ quan, đơn vị được thành lập Điều 3. Biện chế tổ chức của bộ máy, trụ sở cơ quan đơn vị Điều 4. Trách nhiệm thi hành quyết định

Ví dụ 2: Quyết định về nhân sự

Điều 1. Bổ nhiệm ai, đề bạt ai, điều động ai về đơn vị nào Điều 2. Quyền lợi được hưởng

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Điều 4. Thời gian thực hiện của quyết định

c. Tờ trình

c1. Khái niệm: Tờ trình là loại hình văn bản để đề xuất với cơ quan quản lý

cấp trên về một vấn đề, một phương án công tác, về chế độ chính sách mới hoặc sửa đổi, bổ sung chế độ

c2. Yêu cầu:

- Phân tích được mặt tích cực, tiêu cực của tình hình làm căn cứ cho việc đề xuất cái mới

- Dự đoán, phân tích được những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới

- Phân tích khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện đề nghị mới, đề ra được những biện pháp khắc phục.

c3. Bố cục

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT 2014 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w