Phương pháp tuyên truyền giáo dục: Giáo dục ý thức tự giác của mỗ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT 2014 (Trang 40)

- Phần kết thúc: Yêu cầu cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai và báo cáo

c. Phương pháp tuyên truyền giáo dục: Giáo dục ý thức tự giác của mỗ

người dân, khuyến khích người sử dụng sao cho mang lại hiệu quả cao thông quan đài, báo về vấn đề sử dụng và quản lý đất đai

3.4.5. Chu trình quản lý đất đai

- Đo đạc lập bản đồ địa chính để nắm diện tích - Điều tra thổ nhưỡng

- Đánh giá và phân hạng đất

Căn cứ vào nội dung trên và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội để lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Trong quá trình tiến hành quy hoạch và kế hoạch phân bổ đất đai cho các ngành làm biến động đất đai. Vì vậy phải có những khâu tiếp theo là:

- Ban hành các văn bản pháp luật, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật đất đai - Giao đất, thu hồi đất

- Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai - Đăng ký và thống kê biến động đất đai.

3.4.6. Điều kiện để quản lý nhà nước về đất đai đạt hiệu quả

- Vai trò lãnh đạo của Đảng (cấp ủy và các cấp địa phương) tổ chức lãnh đạo, tuyên truyền giáo dục toàn Đảng, toàn dân chấp hành đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước

- Luật đất đai và các văn bản dưới luật phải kịp thời và được học tập, phổ biến rộng rãi đến từng người dân

- Bộ máy chuyên môn của ngành địa chính phải hoàn chỉnh, đồng bộ từ TW đến địa phương. Cán bộ lãnh đạo chuyên môn phải có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, chuyên môn giỏi

- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáo ứng kịp thời với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý

- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại phục vụ kịp thời và đáp ứng yêu cầu đổi mới về công nghệ viễn thám và tin học.

3.4.7. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, tại chương II (Quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai) đã đề cập đến nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại điều 22, bao gồm:

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đĩ.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai.

9. Xây dựng hệ thống thơng tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Nhà nước thực hiện các nội dung trên nhằm:

+ Thực hiện quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, như quyền giám sát về quản lý, sử dụng đất, quyền quyết định về tài chính đất đai, về thẩm quyền của Nhà nước trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất...

+ Nắm và quản lý đất đai về số lượng (diện tích), về chất lượng (lý, hóa tính) và về việc sử dụng...

+ Xác lập một cơ chế xác định địa giới các đơn vị hành chính, phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng, bảo đảm đất đai sử dụng hợp lý, có hiệu quả.

+ Xác lập một cơ chế về kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất

Tất cả các quy định trên được đề cập trong chương II và chương VI của luật đất đai đều xuất phát từ mục tiêu là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước, bảo đảm cho việc khai thác, sử dụng đất đai tiết kiệm, ngày càng có hiệu quả cao, bảo đảm đất đai được sử dụng bền vững.

Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước phải xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, đủ thế và lực để thực thi có hiệu quả trách nhiệm được Nhà nước phân công; đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đáp ứng được nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai

Nguyên tắc này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đới sống kinh tế, xã hội, trong đó có quản lý đất đai. Mục đích

cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm năng của đất, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT 2014 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w