Cách hành văn

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT 2014 (Trang 27)

- Hủy bỏ văn bản là việc dùng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn để làm

2.6.2.Cách hành văn

- Về nguyên tắc, không có các quy định bắt buộc cho cách đặt câu trong văn bản hành chính. Việc lựa chọn các kiểu câu để áp dụng vào một văn bản cụ thể đòi hỏi phải rất linh hoạt. Thông thường trong các văn bản, người ta thường dùng câu chủ động (là loại câu có chủ thể hành động). Nhưng khi cần làm cho

cách diễn đạt mang tính khách quan thì có thể sử dụng kiểu câu bị động (không chỉ rõ chủ ngữ của hành động)

Ví dụ: “ Những nguyên tắc quy định về công tác quản lý đất đai không được

tôn trọng” là câu bị động.

“ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”

“ Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng” (Điều 54 Hiến pháp 1992)

- Câu trong ngôn ngữ pháp luật có thể là câu khẳng định hoặc phủ định

Ví dụ: “ Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu

dài” (Điều 18 Hiến pháp 1992)

“ Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản” (Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính)

Để ra lệnh hoặc để trả lời yêu cầu của cấp dưới, văn bản của cấp trên thường dùng câu khẳng định

Ví dụ: ‘Trường nhắc các khoa và các bộ môn trực thuộc cần báo cáo gấp tình

hình sinh viên…”

Ưu điểm của lối viết trên đây là rõ ràng, diễn tả mệnh lệnh một cách dứt khoát. Tuy nhiên để đảm bảo tính lịch sự và cầu thị, câu trên có thể đổi sang câu phủ định như sau:

“ Nhà trường lưu ý các khoa và các bộ môn trực thuộc không nên để quá lâu việc báo cáo tình hình sinh viên…”

- Có thể đổi từ câu phủ định trực tiếp sang gián tiếp để làm giảm bới tính gay gắt của câu văn khi cơ quan mình từ chối yêu cầu của một cơ quan khác

Ví dụ: ………không thể chấp nhận đề nghị……… đổi lại là:………. Bắt buộc phải từ

chối đề nghị…….

- Khi muốn nhấn mạnh một sự kiện nào đó có thể viết theo lối đảo ngữ

Ví dụ: “Tăng cường công tác tuyên truyền, tăng cường các biện pháp kiểm tra,

xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật đất đai là những khâu rất quan trọng để đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp”

- Cần tránh những câu kiểu hoài nghi

Ví dụ: Về đề nghị xin cấp đất của……, UBND hiện chưa có quyết định đồng ý

hay không. Sau khi xét, UB thông báo để …. biết. - Xưng hô dùng trong văn bản:

+ Cấp dưới gửi văn bản cho cấp trên thì nêu tên đầy đủ của cơ quan mình

Ví dụ: Bộ giáo dục và đào tạo đề nghị TTg Chính phủ

+ Cấp trên gửi văn bản cho cấp dưới thì nêu tên cấp bậc chủ quản như Bộ:”Bộ xin nhắc các trường rằng”

+ Cơ quan ngang cấp có thể thêm từ chúng tôi

Ví dụ: Trường Đại học Nông Lâm chúng tôi…. 2.6.3. Ngôn ngữ pháp luật

Ngôn ngữ pháp luật là hệ thống những từ và quy tắc kết hợp chúng, được sử dụng để thiết lập các văn bản pháp luật

* Sử dụng từ trong ngôn ngữ pháp luật 1. Lựa chọn và sử dụng từ đúng ngữ nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghĩa của từ bao gồm nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT 2014 (Trang 27)