Công tác kiểm soát rủi ro thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh kiên giang (Trang 61)

Trong những năm qua, hoạt động kiểm soát rủi ro thẻ tín dụng tại Navibank Kiên Giang được thực hiện theo khuôn mẫu, khá sơ sài, theo kiểu phải làm theo quy trình tín dụng, còn định hướng cụ thể và chất lượng kiểm soát thì chưa được đảm bảo.

Mặc dù những kỹ thuật kiểm soát RRTD được thể hiện khá rõ nét trong hệ thống các văn bản thực thi chính sách tín dụng của NaviBank như: Chính sách khách hàng; Quy trình cấp thẻ tín dụng; Chính sách định giá tài sản đảm bảo; Quy chế phân cấp uỷ quyền trong phán quyết tín dụng; Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ…Tuy nhiên việc triển khai các hoạt động kiểm soát thực hiện tại Chi nhánh chưa mang lại hiệu quả.

- Kỹ thuật né tránh rủi ro thông qua chính sách khách hàng của Navibank:

Navibank chủ động né tránh rủi ro bằng chính sách: xếp hạng chọn lọc khách hàng, cấp hạn mức tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro cho từng khách hàng từ hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ được Navibank xếp thành nhiều nhóm khách hàng. Các khách hàng với các mức xếp hạng khác nhau sẽ được áp dụng chính sách cấp thẻ khác nhau.

- Kỹ thuật ngăn ngừa: Kỹ thuật này được Navibak triển khai áp dụng thông qua

quy trình cấp tín dụng chặt chẽ qua nhiều công đoạn xử lý đảm bảo sự tách bạch giữa các chức năng và quy chế phân cấp uỷ quyền trong phán quyết tín dụng nhằm phát huy nguyên tắc bỏ phiếu trong việc ra quyết định .

Từ việc kiểm tra hồ sơ phát hành thẻ và tài sản đảm bảo (nếu có) cán bộ tín dụng xác định mức cấp tín dụng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.

Bảng 2.7 Bảng hạn mức cấp thẻ tín dụng Navibank HẠN MỨC CẤP TÍN DỤNG

HÌNH THỨC TÍN CHẤP HÌNH THỨC THẾ CHẤP ­ Đối với CBNV đang làm việc tại vị trí

lãnh đạo (từ phó giám đốc trở lên): Hạn mức cấp 06 tháng lương thực lĩnh gần nhất nhưng không vượt quá 200 triệu đồng.

­ Đối với CBNV đang làm việc tại vị trí quản lý (trưởng/phó phòng): Hạn mức cấp tối đa 06 tháng lương thực lĩnh gần nhất nhưng không quá 100 triệu đồng.

­ Đối với CBNV đang làm vị trí nhân viên/chuyên viên: Hạn mức cấp tối đa 04 tháng lương thực lĩnh gần nhất nhưng không vượt quá 50 triệu đồng.

­ Đối với hình thức thế chấp ngoài việc đánh giá năng lực của khách hàng như đánh giá một món vay còn phải tuân theo một số quy định sau:

+ TH cầm cố các khoản tiền gửi tại Navibank: hạn mức tối đa 90% giá trị tiền gửi nhưng không vượt quá 500 triệu đồng + TH thế chấp tài sản khác hiện đang thế chấp tại Navibank: hạn mức tối đa: 70% ( Giá trị tài sản đảm bảo – Tổng mức tín dụng được cấp) nhưng không vượt quá 500 triệu đồng

Ghi chú:

- Navibank không cấp thẻ tín dụng đối với CBNV lao động phổ thông như bảo vệ, lao công,…

- Navibank chỉ nhận cấp thẻ thế chấp tài sản với khách hàng hiện đang vay từ 06 tháng trở lên tại Navibank

­ Kiểm soát chặt chẽ các chứng từ khách hàng cung cấp: có một thực tế diễn ra là đối với các khoản vay tín chấp theo quy trình cấp thẻ và sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban lãnh đạo Chi nhánh Kiên Giang các CBTD chỉ được nhận sao kê lương từ tài khoản ngân hàng trong 03 tháng gần nhất. Điều đó làm hạn chế số lượng khách hàng nên trong năm 2013 tổng số thẻ TDND Navibank Kiên Giang phát hành khá hạn chế.

­ Để khắc phục vấn đề trên Navibank Kiên Giang đã chấp nhận chứng từ bản sao kê có xác nhận của đơn vị công tác với một số ngành đặc thù như quân đội, công an, biên phòng hay một số vùng kinh tế chưa triển khai trả lương qua tài khoản ngân hàng như Giang Thành.

­ Một số biện pháp kiểm soát rủi ro khác : Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; định kỳ kiểm tra các chứng từ thanh toán tại các ĐVCNT,….

Một thực tế có thể thấy rõ, không chỉ riêng NaviBank mà tại hầu hết các NHTM Việt Nam, đó là thực trạng kiểm tra giám sát sau khi phát hành thẻ cũng như cho vay chưa thực sự hiệu quả. Đồng thời không có sự quan tâm chăm sóc khách hàng sau khi đã phát hành thẻ, khách hàng tự do sử dụng thẻ mà không hiểu rỏ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình chỉ đến khi nào xảy ra các rủi ro ngoài ý muốn thì khách hàng mới đến khiếu nại và ngân hàng mới giải quyết.

* Kết luận: Bắt đầu từ đầu năm 2014 quá trình kiểm soát phân quyền phán quyết về tín dụng của Navibank đã thay đổi rỏ rệt. Mặc dù trong số lượng thẻ tín dụng phát hành không nhiều do bước đầu thực hiện nên các khâu nhận định phê duyệt còn khá cứng nhắc và chưa thực sự linh động trong một số trường hợp. Nhưng với những nỗ lực của nhân viên Navibank Kiên Giang đang từ bước học hỏi và thích nghi với quy trình mới.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh kiên giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)