Trung tâm thẻ ngân hàng TMCP Nam Việt

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh kiên giang (Trang 88)

3.3.1.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh thẻ theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp và thị trường:

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc phát triển kinh doanh thẻ, Trung tâm thẻ ngân hàng TMCP Nam Việt cần xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh thẻ theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp và thị trượng với mô hình 2 cấp .Cụ thể là việc hình thành Trung tâm thẻ tại trung ương và các bộ phận chuyên trách/ phòng thẻ tại các chi nhánh. Trong thời gian qua Navibank đã xây dựng mô hình bao gồm đầy đủ các phòng nghiệp vụ : Marketing,Nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ khách hàng, kỹ thuật vận hành, quả lý rủi ro… với các chức năng , quyền hạn và trách nhiệm cụ thể . Điều này đã góp phần rất lớn trong việc đẩy lùi, hạn chế rủi ro tổn thất cho ngân hàng.

Tuy nhiên trong tương lai, Trung tâm thẻ ngân hàng TMCP Nam Việt phải không ngừng xây dựng, và hoàn thiện mô hình sao cho các đơn vị làm việc hiệu quả và đúng quyền hạn.

3.3.1.2 Xây dựng qui định, qui trình phù hợp

­ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các bước thực hiện nghiệp vụ của các cán bộ,đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình, qui định nghiệp vụ thẻ.

­ Qua công tác rà soát các qui định, qui trình liên quan đến hoạt động thẻ, đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều khoản, nội dung chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng hoặc chưa phù hợp.

3.3.1.3 Xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng tín dụng với nghiệp vụ thẻ

Dịch vụ thẻ cũng như các dịch vụ khác, để đảm bảo hoạt động bình thường cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro dẫn tới tổn thất lớn, Trung tâm thẻ ngân hàng TMCP Nam Việt cần xây dựng cơ chế, thực hiện trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp cho các rủi ro phát sinh từ hoạt động thẻ theo đúng qui định của Navibank. Điều này hết sức quan trọng vì nó sẽ giúp ngân hàng đỡ lúng túng, luôn chủ động khi gặp các rủi ro cũng như thiệt hại tài chính.

3.3.1.4 Xây dựng hệ thống dự phòng cho hoạt động thẻ

Thẻ ngân hàng ra đời trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Hệ thống công nghệ, máy móc là nền tảng cho hoạt động

thẻ, quyết định đến sự vận hành thông suốt, liên tục của hoạt động phát hành và thanh toán. Bất cứ một sự cố nào của hệ thống dẫn đến sự ngưng trệ, tính chính xác của giao dịch trong quá trình thanh toán sẽ gây tổn thất cho ngân hàng. Tuy nhiên, dù một hệ thống có vận hành tốt, trơn tru đến đâu cũng không thể đảm bảo không có sự cố, không hỏng hóc, trong quá trình sử dụng không cần bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa. Bên cạnh đó, các máy chủ, các thiết bị ngoại vi liên quan đến hoạt động thẻ chưa sản xuất được trong nước mà phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì vậy, Trung tâm thẻ ngân hàng TMCP Nam Việt cần chuẩn bị một hệ thống máy móc, thiết bị dự phòng cho hoạt động thẻ, sẵn sàng khi sự cố xảy ra.

3.3.1.5 Tăng cường kiểm soát nội bộ và xử lý các sai sót phát sinh trong quá trình tác nghiệp và vận hành hệ thống

Kiểm soát nội bộ là nội dung không thể thiếu của công tác quản lý rủi ro. Với chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng trong việc tuân thủ các qui định, quy trình/quy chế, các văn bản về nghiệp vụ thẻ, việc kiểm soát nội bộ sẽ hạn chế được các sai sót, sơ hở trong quá trình thực hiện, từ đó kịp thời có những giải pháp điều chỉnh và khắc phục.

3.3.1.6 Phát hành thẻ chip thay thế thẻ mã hoá bằng băng từ

Hiện nay trên thế giới các ngân hàng đã bắt đầu sử dụng thẻ chip thay thế cho thẻ từ. Hiện tại để phục vụ cho việc thanh toán thực hiện được trên thẻ chip ngoài chip mã hoá thông tin vẫn sử dụng băng từ để mã hoá đảm bảo thẻ có thể thanh toán được cả trên các máy chấp nhận thanh toán thẻ chip và thẻ từ. Thẻ chip được mã hoá bằng thuật toán khó phát hiện hơn và sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay ngăn ngừa việc tổ chức tội phạm thẻ sử dụng thiết bị để đọc trộm thông tin mã hoá trong thẻ. Trước tình trạng các thiết bị ăn cắp thông tin được mã hoá trên thẻ từ xuất hiện ngày càng nhiều thì việc sử dụng thẻ chip thay thế sẽ góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng trước tình trạng thẻ giả. Ngoài ra thẻ chip còn có khả năng lưu trữ được nhiều thông tin hơn về chủ thẻ và có thể cập nhật được các thông tin mới hoặc các thông tin thay đổi mà không cần in lại thẻ. Các thông tin về giao dịch thẻ, hạn mức tín dụng của thẻ cũng như tình trạng của thẻ được cập nhật và lưu trữ trong chip đảm bảo cho việc thanh toán ngay cả trong trường hợp đường truyền bị lỗi, không thực hiện việc liên lạc với ngân hàng phát hành.

3.3.1.7 Phối hợp với các tổ chức kinh doanh thẻ trong nước và quốc tế trong công tác ngăn ngừa và phát hiện rủi ro

Bất kỳ chủ thể nào tham gia hoạt động kinh doanh thẻ đều phải đối mặt với rủi ro. Khi rủi ro xảy ra nó không chỉ gây tổn thất cho ngân hàng phát hành mà cả ngân hàng thanh toán và các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng.

Bên cạnh đó các tổ chức tội phạm thẻ hoạt động ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động giả mạo thẻ và mở rộng phạm vi hoạt động đến tất cả các quốc gia, các châu lục trên thế giới. Chính vì vậy phòng chống và hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ không chỉ là sự nỗ lực cố gắng của một ngân hàng, một tổ chức đơn lẻ mà cần sự phối hợp, hợp tác của toàn bộ các ngân hàng, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh thẻ. Nếu chỉ đơn lẻ một ngân hàng tiến hành công tác quản lý rủi ro thì các tổ chức tội phạm thẻ sẽ chuyển hướng tấn công sang các ngân hàng khác và khi giả mạo rủi ro trong hoạt động thẻ tăng cao sẽ gây mất lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ thị trường thẻ. Chính vì vậy các ngân hàng tuy có thể cạnh tranh với nhau gay gắt trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ nhưng cần phải thống nhất với nhau trong công tác phòng chống giả mạo thẻ. Các ngân hàng chủ động trao đổi thông tin và phối hợp hành động với nhau và với các cơ quan pháp luật khi phát hiện các hành vi giả mạo thẻ trong hệ thống mình. Ở đâu chúng ta cũng cần nhấn mạnh đến vai trò của các cơ quan pháp luật vì đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng để truy bắt và đưa ra xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh thẻ.

Ngoài ra, Navibank cần phải tăng cường hợp tác với ngân hàng nước ngoài, với các tổ chức thẻ quốc tế trong việc cập nhật thông tin, phương pháp , phần mềm quản lý rủi ro và trao đổi kinh nghiệm về quản lý rủi ro thẻ.

3.3.1.8 Đầu tư kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại đáp ứng yêu cầu trình độ kỹ thuật cao về quản lý rủi ro thẻ

 Nâng cao năng lực về công nghệ:

Trình độ công nghệ là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ; vũ khí quan trong để chống lại bọn tội phạm thẻ. Ngân hàng cần lựa chọn cho mình những giải pháp công nghệ hiện đại, có khả năng mở rộng và phát triển phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng để quản lý hệ thống database, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hoạt động giả mạo của tội phạm thẻ.

Ngoài ra,nâng cao năng lực công nghệ trong hoạt động quản lý rủi ro thẻ đòi hỏi các ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ am hiểu công nghệ thông tin liên quan đến

hệ thống thẻ để có thể vận hành và tiến tới làm chủ hệ thống, đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả.

 Ứng dụng cộng nghệ trong quản lý rủi ro kinh doanh thẻ:

Một trong những điều kiện sống còn của các ngân hàng để tồn tại và phát triển trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh đặc biệt gay gắt như hiện nay là việc đầu tư ứng dụng công nghệ trong quản lý rủi ro thẻ. Có hai giải pháp mà Navibank có thể cân nhắc để thực hiện:

Thứ nhất, Navibank có thể tận dụng các phần mềm phát hiện, kiểm soát và phòng chống rủi ro thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế. Ví dụ chương trình FRS (hệ thống báo cáo gian lận), FAMS( hệ thống quản lý cảnh báo gian lận), AIS( Chương trình an ninh thông tin tài khoản,) là những chương trình quản lý rủi ro trên toàn cầu được áp dụng đối với tất cả các bên tham gia vào hệ thống thanh toán của VISA.

Thứ hai, có thể tự nghiên cứu, phát triển các phần mềm phát hiện và phòng chống gian lận. Công tác này tiết kiệm chi phí, có thể là chiến lược phát triển dài hạn của các ngân hàng nhưng đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư vào đội ngũ cán bộ ký thuật, có trình độ và khả năng nắm bắt ,làm chủ và phát triển công nghệ nước ngoài. Đồng thời đòi hỏi mang tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ mục tiêu thống nhất hệ thống thanh toán trong phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới.

Mặc dù hiện tại Navibank đang tập trung vào thẻ TDND nhưng thị trường thẻ quốc tế ngày càng lớn mạnh nên việc đầu từ một hệ thống công nghệ quản lý ngay từ bây giờ là một điều hết sức cần thiết. Đó sẽ là nền tảng để thẻ TDND Navibank phát triển một cách ổn định và an toàn, đồng thời là bàn đạp để tiến lên tiếp cận thị trường thẻ quốc tế, từng bước tiến hành ký kết hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master cho ra đời các sản phẩm thẻ NaviCard – Credit quốc tế vừa tiện lợi vừa an toàn.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh kiên giang (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)