Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh kiên giang (Trang 74)

 Nền kinh tế không ổn định là nguyên nhân dẫn đến rủi ro thẻ tín dụng phổ biến chiếm khoảng 72% tổng số người trả lời, tiếp theo yếu tố nguyên nhân sự tấn công của các hacker nước ngoài với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng rủi ro tín dụng chiếm khoảng 61%. Từ kết quả trên chứng tỏ rằng hiện nay yếu tố môi trường bên ngoài đã và đang ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thanh toán và phát hành thẻ tín dụng của ngân hàng.

2.4.3.1 Nguyên nhân do nền kinh tế không ổn định

 Nền kinh tế nước ta hiện đang lâm vào khủng hoảng trong những năm gần đây số doanh nghiệp phá sản tăng cao, vật giá tiêu dùng khá cao so với mức thu nhập bình quân của người dân, chính lý do đó có khá nhiều gia đình thu nhập không đủ chi tiêu cuộc sống hằng ngày và trong bối cảnh như vậy việc phát triển nóng thẻ tín dụng là con dao 2 lưỡi một mặt kích cầu giúp nền kinh tế phát triễn nhưng cũng tiềm ẫn trong nó khá nhiều RRTD. Chính lý do đó nên kết quả khảo sát có chung nhận định rủi ro từ nguyên nhân do nền kinh tế chiếm đến 72% mức độ phổ biến.

Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta mất cân đối so với nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Đối với một cán bộ ra đi làm được 4 – 5 năm lương không đủ nuôi bản thân và phải lo đủ cách để kiếm sống nên thực sự vấn đề nền kinh tế đã và đang là đề tải đi đôi với sự phát triển ngân hàng.

Bảng 2.10 Kết quả khảo sát nguyên nhân gây ra rủi ro thẻ tín dụng từ môi trường ngoài

THANG TRẢ LỜI CÂU HỎI Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 1. Nguyên nhân do nền kinh tế

không ổn định. 44% 28% 17% 11% 0%

2. Sự tấn công của các hacker nước ngoài với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp.

5% 56% 17% 11% 11%

3. Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thật sự lành mạnh, chạy theo chỉ tiêu bỏ qua các điều kiện cho phát hành theo đúng quy trình.

0% 22% 33% 45% 0%

4. Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát

chưa hiệu quả của NHNN. 11% 22% 39% 22% 6%

5. Hệ thống thông tin hỗ trợ thẻ

2.4.3.2 Sự tấn công của các hacker nước ngoài với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp

Tình hình hacker các thẻ tín dụng xảy ra trong khoản thời gian gần đây xảy ra khá nhiều và phức tạp, để cảnh báo tình hình đó Trung tâm thẻ Navibank đã có thông báo khẩn số 177/2014/TB­TTT để thông báo nhằm phòng ngừa các hiện tượng gian lận xảy ra.

Các nhóm hacker sử dụng các phần mềm độc hại, phần mềm xâm nhập máy tính, cơ sở dữ liệu của ngân hàng để lấy trộm thông tin thẻ tín dụng sau đó sử dụng để mua bán hàng hóa trên các website bán hàng trực tuyến hoặc mua bán thông tin thẻ tín dụng trên các diễn đàn.

­Các phần mềm độc hại tấn công, xâm nhập trái phép như: Dexter, Project, Vskimmer, BlackPos, Alina... tấn công vào các máy POS để lấy cắp thông tin thẻ tín dụng

­ Các phần mềm tấn công chiếm đoạt cơ sở dữ liệu máy chủ như: Acunetix, Havij, ..

­Phần mềm tấn công chiếm quyền điều khiển như: Metasploit, etc ..

Khảo sát thực tế và các số liệu thẻ của Navibank Kiên Giang cho thấy nguyên nhân rủi ro này chiếm đến 61% ở mức độ phổ biến, nhưng thực tế trên thị trường thẻ các ngân hàng, thẻ tín dụng Navibank chiếm tỷ trọng bị tấn công khá ít trên thị trường. Nguyên nhân do thẻ tín dụng Navibank là thẻ TDND, các tấn công của hacker tập trung nhiều vào thẻ TDQT như Visa, Master.

2.4.3.3 Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thật sự lành mạnh

Hiện nay trong thị trường ngân hàng Việt Nam có hơn 40 ngân hàng đang hoạt động một con số khá lớn so với quốc gia 90 triệu dân, chính vì lý do đó việc cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau là điều không thể tránh khỏi, cạnh tranh về lãi suất huy động, cạnh tranh về lãi xuất cho vay, về dịch vụ ... Và thẻ tín dụng hiện đang phát triển mạnh mẻ trên thị trường các ngân hàng có số lượng phát hành thẻ lớn như Sacombank, Vietcombank, ... Do sự cạnh tranh khốc liệt đó nên nhiều trường hợp các ngân hàng cố tình che giấu thông tin khách hàng để bán nợ qua ngân hàng khác hay để khách hàng vay có thể cấp thẻ tín dụng và dùng số tiền đó vào việc đóng lãi duy trì các khoãn vay quá hạn, đối với những trường hợp như vậy đa phần các món cấp thẻ tín dụng đều quá hạn và khó có khả năng thu hồi được. Nhưng tỷ lệ các món như vậy không cao chiếm tỷ lệ 44% ở mức không phổ biến.

2.4.3.4 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN

 Hiện nay, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống đã có nhiều bước tiến đáng kể nhưng chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Đội ngũ nhân viên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Và chủ yếu là thanh tra các mãng cho vay tín dụng thông thường chứ thẻ tín dụng không nằm trong danh mục cần kiểm tra của thanh tra..

Hình 2.7 Rủi ro thẻ tín dụng nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 2.4.3.5 Hệ thống thông tin hỗ trợ thẻ tín dụng còn bất cập

­Trung tâm CIC đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật. Việc cập nhật thông tin thẻ tín dụng chỉ mới có trong thời gian gần đây và đang còn đang trong quá trình hoàn thiện

­Thông tin cung cấp chưa đầy đủ và hoàn chỉnh, phần lớn là thông tin định lượng, chưa đưa ra nhận xét khách quan về thông tin của người được cấp tín dụng cũng như tư cách khách hàng hay những nguyên nhân của những khoản tín dụng xấu do mối liên kết rất lỏng lẻo giữa các TCTD và chưa có biện pháp chế tài cho các TCTD khi không cung cấp hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin.

Kết luận Chương 2

Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Các ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, cạnh tranh cao, khung pháp lý còn nhiều bất cập, hệ thống thông tin hỗ trợ còn yếu kém, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, hệ thống thông tin hỗ trợ còn yếu kém, trình độ quản lý và nghiệp vụ có sự cải thiện nhưng không tương xứng với tốc độ phát triển hiện tại.

Năm 2013­2014 là năm bản lề của Navibank trong quá trình tái cơ cấu từng bước trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng như thẻ tín dụng của NaviBank Kiên Giang, vẫn còn nhiều mặt hạn chế và tồn tại cần khắc phục, xây dựng, hoàn thiện, đẩy mạnh và nâng cao nhằm đáp ứng kịp thời với tốc độ tăng trưởng tín dụng và mở rộng mạng lưới hoạt động hiện nay của NaviBank.

Từ những cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong Chương 1, kết hợp với việc nhận dạng và phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro thẻ tín dụng, cũng như thực trạng về hoạt động quản trị rủi ro thẻ tín dụng tại NaviBank hiện nay, tác giả tiến hành đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong từng khâu, từng quá trình trước và sau khi cấp thẻ từng bước hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thẻ tín dụng tại Navibank Kiên Giang cũng như cả hệ thống Navibank.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG TẠI

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh kiên giang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)