IL-10 gồm 136 acid amin được nhiều loại tế bào khác nhau sản sinh. Có vai trò ức chế TNFα, vì vậy IL-10 có vai trò kích thích gián tiếp dương tính trong tạo máu [38], [49], [54].
Kết quả thu được ở bảng 3.39 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về nồng độ IL-10 giữa các nhóm nghiên cứu theo loại và mức độ thiếu máu. Kết quả bảng 3.41 cho thấy rằng nồng độ IL-10 ở PNCT bị tiền sản giật mức độ nặng cao hơn ở PNCT bị tiền sản giật mức độ nhẹ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả định lượng IL-10 của chúng tôi ở các nhóm nghiên cứu đều cao hơn kết quả của Phan Thị Danh [11] trên 47 người tình nguyện tuổi từ 18 - 60 tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy nồng độ IL-10 là 0,5 ± 0,7 pg/ml.
Theo bảng 3.42, thể hiện mối tương quan thuận chiều giữa nồng độ IL-10 với số lượng HC và HGB (hệ số tương quan r = 0,1; p > 0,05); mối tương quan nghịch chiều giữa nồng độ IL-10 với số lượng hồng cầu lưới (hệ số tương quan r = -0,1; p > 0,05) ở PNCT bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ.
Với PNCT không bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ, qua bảng 3.42 nhận thấy có mối tương quan thuận chiều giữa nồng độ IL-10 với số lượng hồng cầu và HGB (hệ số tương quan r = 0,1 và r = 0,2; p > 0,05);
có mối tương quan nghịch chiều giữa nồng độ IL-10 với số lượng hồng cầu lưới (hệ số tương quan là - 0,2; p > 0,05). Như vậy, chúng tôi nhận thấy ít có sự biến đổi của IL-10 trong tạo máu ở nhóm nghiên cứu.
Lai Z., Kalkunte S. [117] nhận xét IL-10 giảm trong máu ở PNCT bị TSG và liên quan đến mức độ bệnh. Nhưng trong nghiên cứu của Kronborg C.S., Gjedsted J. tại Đan Mạch cho thấy trên PNCT bị tiền sản giật ít có sự biến đổi về IL-10 [116]. Nghiên cứu của Sharma A. ở Ấn Độ cũng xác định IL-10 ở PNCT bị tiền sản giật giảm so với PNCT không bị tiền sản giật và phụ nữ không có thai [133]. Theo Georgian Med News [96] thì có sự gia tăng của TNF-α và giảm IL-10 trong máu của phụ nữ mang thai bị tiền sản giật sau 20 tuần tuổi thai và sự hoạt hóa cao nhất là ở 20 - 28 tuần tuổi thai.