Đặc điểm của các chỉ số huyết học theo mức độ tiền sản giật và mức

Một phần của tài liệu khảo sát tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai không bị tiền sản giật và phụ nữ có thai bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ (Trang 105)

độ thiếu máu

* Theo mức độ tiền sản giật ở bảng 3.20, trong nghiên cứu này thấy có sự khác biệt về các chỉ số huyết học giữa 2 nhóm PNCT bị tiền sản giật mức độ nhẹ và PNCT bị tiền sản giật mức độ nặng. Nhóm PNCT bị tiền sản giật mức độ nhẹ có chỉ số huyết học HC, HGB, MCV, MCHC thấp hơn hẳn còn các chỉ số HC lưới, BC, TC lại cao hơn nhóm PNCT bị tiền sản giật mức độ nặng, mặc dù tỷ lệ thiếu máu ở nhóm này cao hơn nhóm PNCT bị tiền sản

giật mức độ nặng. Đó là do nhóm PNCT bị tiền sản giật mức độ nặng bị mất nhiều protein qua nước tiểu làm áp lực keo trong máu giảm gây mất nước trong lòng mạch khiến máu bị cô đặc làm cho chỉ số HC, HGB ở nhóm PNCT bị tiền sản giật mức độ năng tăng hơn so với nhóm PNCT bị tiền sản giật mức độ nhẹ. Nghiên cứu của Trần Quốc Toản [50] cũng cho kết quả tương tự.

* Trên 1120 PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ chúng tôi lấy tiêu chuẩn phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới về thiếu máu để chia ra 3 nhóm (bảng 3.6):

- Nhóm PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ không thiếu máu (HGB ≥ 120g/l) lần lượt là 354 PNCT (63,2%) và 337 PNCT (60,2%).

- Nhóm PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ thiếu máu tương đối (110 ≤ HGB <120g/l) lần lượt là 27 PNCT (4,8%) và 38 PNCT (6,8%)

- Nhóm PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ thiếu máu thực sự (HGB < 110g/l) lần lượt là 179 PNCT (32%) và 185 PNCT (33%).

Khi tìm hiểu về các chỉ số huyết học ở 3 nhóm đối tượng này chúng tôi thấy (bảng 3.21):

- Các chỉ tiêu HC, HGB, HCT, MCH, MCHC ở nhóm PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ không thiếu máu đều cao hơn ở nhóm PNCT không bị tiền sản giật thiếu máu thực sự và PNCT bị tiền sản giật thiếu máu thực sự trong 3 tháng cuối thai kỳ (p < 0,05).

- Các chỉ tiêu HGB, HCT, TC, MCV, MCHC ở nhóm PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ thiếu máu tương

đối cao hơn ở nhóm PNCT không bị tiền sản giật thiếu máu thực sự và PNCT bị tiền sản giật thiếu máu thực sự trong 3 tháng cuối thai kỳ (p < 0,05).

- Các chỉ tiêu HC, HGB, HCT, MCV, MCH, MCHC ở nhóm PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ không thiếu máu cao hơn ở nhóm PNCT không bị tiền sản giật thiếu máu tương đối và PNCT bị tiền sản giật thiếu máu tương đối trong 3 tháng cuối thai kỳ với p < 0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Nguyên và cộng sự [34], Nguyễn Viết Trung [52], Trần Thị Vân Anh [3] thấy có sự khác biệt rõ rệt về các chỉ tiêu HC, HGB, HCT, TC, MCH, MCHC, MCV ở nhóm PNCT thiếu máu và không thiếu máu.

Một phần của tài liệu khảo sát tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai không bị tiền sản giật và phụ nữ có thai bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w