Đối với quá trình tạo máu, TNFα có tác dụng ức chế tuỷ. Cytokin này kìm hãm sự sinh sản các tế bào gốc đa năng (CFU-blast), các tế bào gốc định hướng dòng tuỷ (CFU-GEMM), tế bào tiền thân dòng BC hạt/mono (CFU- GM)... Riêng với dòng HC, TNFα có tác dụng ức chế tế bào gốc định hướng dòng HC (BFU-E), ức chế tế bào tiền thân dòng hồng cầu (CFU-E) [38], [54]. Kết quả ở bảng 3.43 cho thấy nồng độ TNFα ở PNCT không bị tiền sản giật bị thiếu máu tương đương nhóm PNCT bị tiền sản giật thiếu máu nhưng cao hơn ở nhóm PNCT bị tiền sản giật không thiếu máu. Kết quả định lượng TNFα của chúng tôi ở các nhóm nghiên cứu đều cao hơn kết quả của Phan Thị Danh [11] trên 47 người tình nguyện tuổi từ 18 - 60 tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy nồng độ TNFα là 4,85 ± 3,05 pg/ml. Nghiên cứu của Văn Đình Hoa trong các giá trị sinh học về miễn dịch của người Việt Nam thập kỷ 90 thế kỷ XX, giá trị TNFα là 19,5 ± 11,3 pg/ml thì kết quả của chúng tôi là tương đương, còn giá trị TNFα chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới TNFα là 11,7 pg/ml trên người bình thường [19].
Theo mức độ thiếu máu (bảng 3.44), nồng độ TNFα có xu hướng thay đổi từ thiếu máu mức độ nhẹ đến thiếu máu mức độ nặng ở PNCT bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ và PNCT không bị tiền sản giật.
Kết quả bảng 3.46 và biểu đồ 3.17 thể hiện mối tương quan nghịch chiều giữa nồng độ TNFα với số lượng HC, HC lưới với hệ số tương quan r = -0,1; và -0,2 với p > 0,05, có mối tương quan nghịch chiều giữa TNFα với HGB (hệ số tương quan r = -0,3; p < 0,05) ở nhóm PNCT bị tiền sản giật.
Với PNCT không bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ, qua bảng 3.46 thấy có mối tương quan nghịch chiều giữa nồng độ TNFα với số lượng HC, HGB, hồng cầu lưới (hệ số tương quan lần lượt r = -0,2; r = -0,1 và p > 0,05). Năm 2003 khi tiến hành nghiên cứu trên PNCT bình thường, Nguyễn Viết Trung đã định lượng TNFα huyết thanh trên 2 nhóm PNCT thiếu máu và PNCT không thiếu máu kết quả cho thấy nồng độ TNF α ở nhóm PNCT thiếu máu cao hơn ở nhóm PNCT không thiếu máu nhưng sự khác biệt này không rõ rệt với p > 0,05. Nồng độ TNFα trung bình ở nhóm PNCT thiếu máu là 31,08 pg/ml, ở nhóm PNCT không thiếu máu là 24,98 pg/ml. Mối tương quan nghịch giữa nồng độ TNFα và lượng HGB là không chặt chẽ với hệ số tương quan: r = 0,08 [52]
Sự tăng lên của TNFα có thể có tác dụng ức chế tuỷ gây ra tình trạng thiếu máu, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Backx B, Broedrs L và cộng sự [64]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự khác biệt chưa rõ rệt về nồng độ TNFα giữa 2 nhóm PNCT có và không thiếu máu. Lý giải điều này có thể do số lượng mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn. Mặt khác trong đối tượng nghiên cứu bị thiếu máu rất ít thiếu máu nặng nên không thấy TNF α tăng lên rõ rệt. Trong nghiên cứu của Fried M., Muga R.O. và
cộng sự [93] đã xác định rằng chỉ khi các PNCT thiếu máu nặng mới thấy TNF α tăng cao kèm theo với hiện tượng cân nặng sơ sinh thấp.
Theo mức độ TSG, TNFα giảm dần từ thể nhẹ đến thể nặng không có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu của Kronborg C.S., Gjedsted J. [116] tại Đan Mạch cho thấy trên PNCT bị tiền sản giật có sự gia tăng của TNFα. Nghiên cứu của Szarka A. [139] và Sharma D., Singh A. [134] ở Ấn Độ cũng xác định TNFα tăng đáng kể ở PNCT bị tiền sản giật so với PNCT không bị tiền sản giật và phụ nữ không có thai. Nghiên cứu của Tosun M., Celik H. [144] nhận thấy sự tăng TNFα trong PNCT bị tiền sản giật mức độ nặng cao hơn PNCT bị tiền sản giật mức độ nhẹ. Ngược lại, Zhejiang Da Xue, Xue Bao, Yi Xue Ban [111] lại cho rằng TNFα không có khác biệt đáng kể trong huyết thanh của PNCT bị tiền sản giật và PNCT không bị tiền sản giật.
Như vậy từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy:
- Trong 6 cytokin EPO, GM-CSF, IL-4, IL-6, IL-10 và TNFα, có sự khác biệt rõ rệt về nồng độ các cytokin EPO, GM-CSF giữa 2 nhóm PNCT thiếu máu và không thiếu máu.
- Theo mức độ thiếu máu, nồng độ EPO, GM-CSF, TNFα có xu hướng tăng theo mức độ thiếu máu. Theo mức độ tiền sản giật, nồng độ GM-CSF giảm theo mức độ bệnh có ý nghĩa thống kê.
- Ở PNCT bị tiền sản giật 3 tháng cuối: có tương quan nghịch từ mức độ vừa đến mức độ khá chặt giữa nồng độ EPO với HC, HGB và tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ EPO với hồng cầu lưới (p < 0,001); có tương quan nghịch rất chặt chẽ giữa nồng độ GM-CSF với HC, HGB (p < 0,001); có tương quan thuận mức độ rất chặt chẽ giữa nồng độ GM-CSF với hồng cầu lưới (p < 0,001); có tương quan nghịch mức độ vừa giữa IL-6 với HC, HGB (p < 0,05); có tương quan nghịch mức độ vừa giữa TNFα với HGB (p < 0,05)
- Ở PNCT không bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ có tương quan nghịch rất chặt chẽ giữa nồng độ GM-CSF với HGB (p < 0,001); có tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ GM-CSF với hồng cầu lưới (p < 0,05).
Như vậy: Các cytokin EPO, GM-CSF, IL-6 có ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến quá trình tạo máu ở PNCT thiếu máu. Vai trò của EPO, GM- CSF, IL-6 là các yếu tố kích thích tạo hồng cầu. Sự tăng lên của TNFα ở các PNCT thiếu máu tuy chưa thực sự rõ rệt nhưng đã có khuynh hướng tăng. Đây có thể là một trong các nguyên nhân gây ra thiếu máu. Ngoài ra, các cytokin này có biến đổi với các mức khác nhau theo mức độ TSG.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 560 PNCT bị tiền sản giật và 560 PNCT không bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 10/2008 đến tháng 9/2009, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. Tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai không bị tiền sản giật và phụ nữ có thai bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Ở 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ thiếu máu ở PNCT bị tiền sản giật là 33%, PNCT không bị tiền sản giật là 32%. Tỷ lệ thiếu máu có liên quan tới tuổi mẹ, tuổi thai, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, số lượng thai và mức độ tiền sản giật.
- Đặc điểm thiếu máu ở PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ: thiếu máu mức độ nhẹ (91,6% và 83,8%), đẳng sắc (70,95% và 76,22%), kích thước hồng cầu trung bình (79,89% và 72,97%) là chủ yếu. 100% PNCT dưới 20 tuổi bị tiền sản giật có thiếu máu mức độ vừa và nặng.
- Các chỉ tiêu: HC, HGB, MCH, MCHC, HC lưới, BC ở PNCT bị tiền sản giật tương đương với PNCT không bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Có mối tương quan nghịch khá chặt giữa chỉ số hồng cầu lưới với lượng HGB ở máu ngoại vi ở PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ (với r lần lượt là - 0,70 và - 0,69; p < 0,001).
2. Nồng độ một số cytokin tạo máu và mối liên quan với mức độ thiếu máu, mức độ tiền sản giật ở PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản
giật 3 tháng cuối thai kỳ.
- Trong 6 cytokin EPO, GM-CSF, IL-4, IL-6, IL-10 và TNFα, chỉ thấy nồng độ các cytokin EPO, GM-CSF ở nhóm PNCT thiếu máu cao hơn ở nhóm PNCT không thiếu máu (p < 0,001)
- Theo mức độ thiếu máu: nồng độ EPO, GM-CSF, TNFα có xu hướng tăng theo mức độ thiếu máu.
- Theo mức độ tiền sản giật: nồng độ GM-CSF giảm theo mức độ nặng của bệnh có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Mối tương quan giữa số lượng HC, HGB, HC lưới với EPO, GM- CSF, IL-6 ở PNCT bị tiền sản giật và không bị tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ:
+ Ở PNCT bị TSG:
* EPO tương quan nghịch từ mức độ vừa đến khá chặt với HC, HGB và tương quan thuận mức độ vừa với HC lưới (r lần lượt: -0,4; -0,5 và 0,4).
* GM-CSF tương quan nghịch rất chặt chẽ với HC, HGB và tương quan thuận mức độ rất chặt chẽ với HC lưới (r lần lượt: -0,7; -0,8 và 0,8)
* IL-6, TNFα tương quan nghịch mức độ vừa với HC, HGB (r lần lượt: -0,3; -0,4; -0,3 ).
+ Ở PNCT không bị tiền sản giật: GM-CSF tương quan nghịch rất chặt chẽ với HGB (r = - 0,8) và tương quan thuận mức độ vừa với HC lưới (r = 0,4).
KIẾN NGHỊ
Để góp phần nâng cao sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em và dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm phát hiện sớm PNCT có nguy cơ thiếu máu và điều trị tích cực thiếu máu cho tất cả PNCT.
2. Cần phải tiếp tục nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn về sự biến đổi nồng độ một số cytokin liên quan đến tạo máu và TSG ở PNCT không bị TSG và PNCT bị TSG ở 3 tháng cuối thai kỳ.
1. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Nguyên (2011), “Một số đặc điểm thiếu máu ở phụ nữ có thai bị tiền sản giật”, Tạp chí Y học thực hành, (788), ISSN 1859 - 1663, tr 103 - 105.
2. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Viết Trung (2011), “Nồng độ Erythropoietin ở phụ nữ có thai bị tiền sản giật”, Tạp chí Y học thực
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Đạt Anh (2011), “Erythropoietin”, Các xét nghiệm thường quy
áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 147 - 149.
2. Phan Thu Anh (1997), "Thể tích máu ở phụ nữ có thai", Tóm tắt các công trình khoa học về Sinh lý bệnh học và Y học thực nghiệm, Đại học Y
Hà Nội, Hà Nội, tr. 58 - 59.
3. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Nguyên (2004), Nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở PNCT bị TSG trong 3 tháng cuối thai kỳ, Luận văn thạc sỹ Y học, Hà Nội, 2004.
4. Phan Thị Ngọc Bích (2008), Nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở PNCT đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2007, Luận văn thạc sỹ Y
học, Hà Nội, 2008.
5. Bộ môn Sản, ĐHY Hà Nội (2002), Bài giảng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học.
6. Bộ Y tế - Vụ sức khỏe sinh sản (2007), “Tăng huyết áp trong thai nghén”, Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản,Tài liệu đào tạo, Nhà xuất bản Y học, tr. 259 - 267.
7. Nguyễn Cận, Phan Trường Duyệt (1990), “Nhận xét ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại lai đến rối loạn cao huyết áp trong thời kỳ có thai”,
Công trình nghiên cứu khoa học 1986 - 1990, Viện Bảo vệ Bà mẹ và
Trẻ sơ sinh, tr. 10.
8. Đào Văn Chinh (1980), "Nguyên nhân thiếu máu trong thời kỳ thai nghén", Tập san nội khoa, Tổng hội Y học Việt Nam, tr. 4.
9. Lê Thị Chu, Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Trần Hán Chúc (1999),
"Dùng Aspirin liều thấp cho PNCT để đề phòng nhiễm độc thai nghén",
Tạp chí thông tin Y Dược, (12), tr. 134 - 137.
10. Trần Hán Chúc (2002), "Nhiễm độc thai nghén", Bài giảng Sản phụ khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 168 - 198.
hình cao huyết áp và thai nghén ở một huyện đồng bằng tỉnh Hà Sơn Bình", Công trình nghiên cứu khoa học 1981 - 1985, Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, tr. 11.
13. Phan Trường Duyệt (1998), "Nhiễm độc thai nghén muộn",Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 165 - 187.
14. Phan Trường Duyệt, Ngô Văn Tài (1999), “Ảnh hưởng của nhiễm độc thai nghén đối với sản phụ và trẻ sơ sinh”, Tạp chí thông tin Y Dược, (12), tr. 138 - 140.
15. Lê Điềm (1983), "Nhận xét 322 trường hợp nhiễm độc thai nghén tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng", Chuyên đề Nhiễm độc thai nghén, Tài
liệu học tập, (2), tr. 4 - 8.
16. Từ Giấy, Hà Huy Khôi (1990), “Một vài đặc điểm dịch tễ về thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại một số vùng nông thôn và thành phố Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, (3), tr. 17 - 31.
17. Đặng Thị Hà (1995), "Thiếu máu và thai”, Bài giảng dành cho lớp nghiên cứu, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 2 - 18.
18. Trần Nhật Hiển (1983), "Sản giật từ năm 1976-1981 tại khoa Sản bệnh viện Hà Sơn Bình", Chuyên đề Nhiễm độc thai nghén, Tài liệu học tập,
Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, (2), tr. 9 - 17.
19. Văn Đình Hoa và cộng sự (2003), “Các giá trị sinh học về miễn dịch”,
Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX,
Nhà xuất bản Y học, tr. 461.
20. Nguyễn Việt Hùng (2002), “Thay đổi giải phẫu - Sinh lý của người phụ nữ khi có thai”, Bài giảng Sản phụ khoa tập 1, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 36 - 50.
21. Phan Thị Thu Huyền (2008), Nghiên cứu những chỉ định đình chỉ thai
nghén ở những PNCT bị tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
23. Đỗ Trọng Hiếu, Lê Quỳnh Hoa (1989), ”Thiếu máu và thai nghén”,
Hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học và điều trị, tr. 11.
24. Nguyễn Công Khanh (1993), "Thiếu máu do dinh dưỡng", Bách khoa
thư bệnh học tập 1, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 395 - 401.
25. Nguyễn Công Khanh, Lê Xuân Ngọc (1993), "Một số thay đổi về máu ngoại biên ở phụ nữ có thai", Nhi khoa 2, tr. 131 - 135.
26. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn, Võ Thị Hiền (1994), “Đánh giá dự trữ sắt ở PNCT qua định lượng ferritin huyết thanh”, Tạp chí Y học thực hành, (7), tr. 16 - 18.
27. Hà Huy Khôi, Trần Xuân Ninh và cộng sự (1987), "Thiếu máu ở PNCT ở nội thành Hà Nội", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học,
Viện Dinh dưỡng.
28. Nguyễn Ngọc Lanh (2004), “Sinh lý bệnh tạo máu”, “Sinh lý bệnh chức năng thận”, Sinh lý bệnh học, Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr. 236 - 289 và tr. 392 - 417.
29. Nguyễn Ngọc Lanh và cộng sự (1976), "Một số thay đổi huyết học ở PNCT", "Vài nhận xét về lượng HC ở PNCT", "Về sức bền HC và HGB ở PNCT", Tóm tắt các công trình khoa học về Sinh lý bệnh học và
Y học thực nghiệm, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr. 56 - 58.
30. Nguyễn Ngọc Minh (2004), “Một số hiểu biết về Cytokin”, Một số
chuyên đề Huyết học - Truyền máu, Tập 1, tr 28- 45.
31. Đinh Quang Minh (1994), "Các giá trị về máu khi có thai", Sản khoa
hình minh hoạ, Tài liệu dịch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 40 - 42.
32. Đào Hồng Nga (2004), "Tế bào CD 34 (+) ở máu ngoại vi của một số đối tượng được nghiên cứu", Hội nghị khoa học chuyên ngành Huyết
học - Truyền máu toàn quân 2004, Tạp chí Y học Việt Nam tập 302, tr.
66 - 72.
33. Nguyễn Xuân Ninh (2004), “Bệnh thiếu máu do thiếu sắt và biện pháp phòng chống”, Một số chuyên đề Huyết học - Truyền máu, tập 1, tr. 250
thiếu máu ở PNCT ", Tập san Sinh lý, (2), tr. 50 - 61.
35. Bùi Thị Nhân, Trần Xuân Ninh và cộng sự (1988), "Thiếu máu ở PNCT ở nông thôn", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Viện Dinh dưỡng.
36. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2006), Tình hình song thai tại Bệnh viện Phụ