Interleukin 4

Một phần của tài liệu khảo sát tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai không bị tiền sản giật và phụ nữ có thai bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ (Trang 115)

IL-4 có vai trò kích thích tế bào gốc định hướng dòng HC (CFU-E) chuyển dạng sang tế bào tiền thân dòng HC. Trong tạo máu, một mình IL-4 không ảnh hưởng sự tăng sinh hoặc sự biệt hoá của những tế bào gốc tuỷ xương invitro. IL-4 tăng cường sự tăng trưởng của những tế bào gốc khi có mặt GM-CSF, IL-6 hoặc IL-1 nhưng ức chế sự hình thành đám khi có mặt , M-CSF cũng như IL-3. IL-4 hiệp đồng với EPO tạo ra sự tăng trưởng yếu các đơn vị hình thành dòng HC và tăng đáng kể sự tăng trưởng của những đơn vị dòng HC [38], [49], [54].

Kết quả thu được ở bảng 3.31 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ IL-4 giữa 2 nhóm PNCT bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ thiếu máu và không thiếu máu (p > 0,05). Nồng độ IL-4 ở nhóm PNCT bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ thiếu máu thấp hơn ở nhóm PNCT không bị tiền sản giật bị thiếu máu. Theo mức độ thiếu máu ở bảng 3.32, nồng độ IL-4 biến đổi không rõ từ thiếu máu mức độ nhẹ đến thiếu máu mức độ nặng ở PNCT bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ và PNCT không bị tiền sản giật. IL-4 tăng cao ở nhóm PNCT bị tiền sản giật thiếu máu mức độ nặng và ở nhóm PNCT không bị TSG bị thiếu máu mức độ vừa. Kết quả định lượng IL- 4 của chúng tôi ở các nhóm nghiên cứu đều cao hơn kết quả của Phan Thị Danh [11] trên 47 người tình nguyện tuổi từ 18 - 60 tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy nồng độ IL-4 là 2,36 ± 1,85 pg/ml.

Kết quả ở bảng 3.34, thể hiện mối tương quan thuận không chặt chẽ giữa nồng độ IL-4 với HC và HGB (hệ số tương quan r = 0,1); mối tương quan nghịch chiều giữa nồng độ IL-4 với số lượng hồng cầu lưới (hệ số tương quan r = -0,1) ở PNCT bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ với p > 0,05.

Với PNCT không bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ, qua bảng 3.34 thấy có mối tương quan thuận chiều giữa nồng độ IL-4 với số lượng HC và HGB (hệ số tương quan r = 0,1 và 0,1); có mối tương quan nghịch chiều giữa nồng độ IL-4 với số lượng hồng cầu lưới (hệ số tương quan r = -0,1) với p > 0,05.

Như vậy, vai trò tạo máu của IL-4 trên PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ không rõ ràng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo mức độ tiền sản giật, không thấy có sự biến đổi nồng độ IL-4 (Bảng 3.33). Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Kronborg C.S., Gjedsted J. tại Đan Mạch cho thấy không có sự khác biệt về IL-4 trên PNCT không bị tiền sản giật và PNCT bị tiền sản giật từ tuần thai thứ 18 cho đến vài tuần sau khi sinh [116]. Nghiên cứu của Tarnowska -Madra U. [142] cũng cho thấy không có sự khác biệt về IL-4 giữa 2 nhóm PNCT bị tiền sản giật và khỏe mạnh. Tại Sudan, nghiên cứu của Bakheit K.H. và cộng sự [65] cho kết quả là IL-4 cao hơn không đáng kể ở PNCT bị tiền sản giật.

Theo Johnsson Y. [112], Mansouri R. [121], ở PNCT bị TSG có sự gia tăng của IL-4 như một minh chứng ủng hộ giả thuyết miễn dịch với sụ thay đổi Th1/Th2 trong giải thích cơ chế bệnh sinh của tiền sản giật. Nghiên cứu của Tosun M., Celik H. [144] cũng cho kết quả tương tự.

Nghiên cứu của Szarka A. cũng nhận thấy có sự gia tăng của IL-4 trên PNCT bị TSG so với PNCT không bị TSG [139].

Như vậy các nghiên cứu cho các kết quả khác biệt nhau có thể là do thời điểm định lượng IL-4 trên các đối tượng khác nhau và sự biến đổi IL-4 trong quá trình mang thai, đặc biệt khi bị thiếu máu hoặc bị TSG có lẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Một phần của tài liệu khảo sát tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai không bị tiền sản giật và phụ nữ có thai bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w