Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo sát tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai không bị tiền sản giật và phụ nữ có thai bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ (Trang 39)

2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

a) Đối tượng nghiên cứu khảo sát tình trạng thiếu máu:

Gồm 1120 PNCT 19 - 49 tuổi, có tuổi thai từ 28 tuần trở lên đến khám, theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 10/2008 đến tháng 9/2009 được chia thành 2 nhóm:

* Nhóm PNCT bị tiền sản giật: 560 PNCT được chẩn đoán là tiền sản giật chia thành 2 thể

- TSG nhẹ khi có 1 trong các triệu chứng:

+ Huyết áp ≥ 140/90mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90 -110mmHg, đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai.

+ Protein niệu có thể tới (++) (tương đương với < 3g/l) Ngoài ra không có các triệu chứng khác.

- TSG nặng khi có 1 trong các triệu chứng:

+ Huyết áp tâm thu trên 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 110 mmHg, đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai.

+ Protein niệu (+++) (tương đương với > 3g/l) hoặc hơn.

Ngoài ra có các dấu hiệu sau: đau đầu tăng, chóng mặt, nhìn mờ, hoa mắt, thiểu niệu (< 400ml/24 giờ), đau vùng thượng vị, phù phổi.

* Nhóm PNCT không bị TSG: 560 PNCT không bị TSG và không bị mắc các bệnh như bệnh tim, bệnh thận, bệnh tăng huyết áp, bệnh gan, bệnh Basedow, bệnh đái tháo đường và các bệnh nội, ngoại khoa liên quan đến thiếu máu.

1120 đối tượng này đều được thực hiện xét nghiệm xác định các chỉ số huyết học thường quy.

b) Đối tượng nghiên cứu cho đánh giá cytokin

Trong các nghiên cứu trước ở nước ngoài [52], [105], [133]..., cho thấy các cytokin tạo máu biến đổi rõ ở nhóm thiếu máu và TSG điển hình nên chúng tôi chọn mẫu có chủ đích, cỡ mẫu nhỏ tối thiểu (n = 30) như sau:

* Nhóm PNCT bị tiền sản giật: Gồm 60 PNCT bị TSG chia 2 nhóm là 30 PNCT bị TSG có thiếu máu thực sự và 30 PNCT bị TSG không thiếu máu. Như vậy, mỗi đối tượng bị TSG ở các mức độ khác nhau kèm theo thiếu máu với các mức độ khác nhau.

* Nhóm PNCT không bị TSG: Chọn 30 PNCT không bị TSG có thiếu máu thực sự. Trong nhóm này, chúng tôi không lựa chọn nhóm PNCT không thiếu máu và xin so sánh với hằng số sinh học của người Việt Nam, nghiên cứu của Phan Thị Danh [11] và một số nghiên cứu ngoài nước [65], [73]... Đây cũng là điểm hạn chế của đề tài do kinh phí có hạn, bộ test kit gồm 96 test đảm bảo tiến hành cho 90 mẫu nên chúng tôi đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu như trên.

90 đối tượng này đều được định lượng 6 cytokin: EPO, GM-CSF, IL-4, IL-6, IL-10, TNFα.

- Tiêu chuẩn đánh giá thiếu máu ở PNCT [24], [29], [52], [70], [151]. + HGB < 110g/l: Thiếu máu thực sự.

+ 110g/l ≤ HGB < 120g/l: Thiếu máu tương đối. + HGB ≥ 120g/l: Không thiếu máu

- Tiêu chuẩn đánh giá mức độ thiếu máu ở PNCT [24], [70]. + 90g/l < HGB < 110g/l: Thiếu máu mức độ nhẹ. + 70g/l ≤ HGB ≤ 90g/l: Thiếu máu mức độ vừa. + HGB < 70g/l: Thiếu máu mức độ nặng.

- Tiêu chuẩn đánh giá tính chất thiếu máu ở PNCT: dựa vào các chỉ số thể tích trung bình hồng cầu (MCV), lượng hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH), nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) chia thành các loại [43]:

+ Thiếu máu HC đẳng sắc khi MCH ≥ 27pg.

MCHC ≥ 310g/l.

+ Thiếu máu HC nhược sắc khi MCH < 27pg.

MCHC < 310g/l.

+ Thiếu máu kích thước HC nhỏ MCV < 80fl.

+ Thiếu máu kích thước HC bình thường 80fl ≤ MCV ≤ 95fl. + Thiếu máu kích thước HC to MCV > 95fl.

2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Tất cả các đối tượng đã và đang điều trị các bệnh sau: + Bệnh tim.

+ Bệnh thận.

+ Tăng huyết áp do các nguyên nhân. + Bệnh gan.

+ Bệnh Basedow. + Bệnh đái tháo đường.

+ Các bệnh nội, ngoại khoa liên quan đến thiếu máu.

- Các đối tượng không có đủ thông tin theo yêu cầu của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu khảo sát tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai không bị tiền sản giật và phụ nữ có thai bị tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w