Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may hồ gươm (Trang 108)

thành sản phẩm

 Mỗi doanh nghiệp có quy mô, cơ cấu tổ chức, quy trình công nghệ cũng nh− năng lực, trình độ đội ngũ kế toán khác nhau, nên việc cải thiện và hoàn thiện công tác kế toán đảm bảo phải phù hợp với những đặc thù đó.

 Th−ờng xuyên cập nhật các thông t− h−ớng dẫn mới về luật kế toán có liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành, tuân thủ các chế độ kế toán hiện hành.

 Việc cải thiện, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, đảm bảo tính khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật phải đ−ợc phù hợp với yêu cầu sản xuất và quản lý. Đảm bảo cho công tác kế toán của doanh nghiệp đ−ợc chính xác và nhanh chóng kịp thời.

3.3. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản

xuất vμ tính giá thμnh sản phẩm tại Công ty cổ phần may Hồ

G−ơm

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Hồ G−ơm, đ−ợc tiếp cận thực tế với công tác quản lý, công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và đ−ợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo Công ty, các cô chú trong phòng tài chính kế toán đã giúp em có điều kiện tốt để

nghiên cứu và làm quen với thực tế, củng cố thêm kiến thức đã học ở tr−ờng và liên hệ với công tác thực tiễn. Tuy hiểu biết ch−a nhiều, ch−a có thời gian để tìm hiểu kỹ công tác kế toán của Công ty, nh−ng em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhận xét về công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty nói riêng.

3.3.1. Những −u điểm cơ bản

* Về bộ máy tổ chức quản lý

Từ một phân x−ởng may của Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may đ−ợc tách ra trở thành một doanh nghiệp kinh doanh độc lập từ năm 1995 đến nay, Công ty cổ phần may Hồ G−ơm đã không ngừng nỗ lực phát triển về quy mô sản xuất và trình độ quản lý. Đó là một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên và ban Giám đốc Công ty cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Tổng Công ty dệt may Việt Nam.

Trên đà phát triển và hội nhập kinh tế của đất n−ớc, và đặc biệt khi n−ớc ta ra nhập WTO để hoà nhập b−ớc đi của mình cùng với nhịp độ phát triển đó, Công ty cổ phần may Hồ G−ơm đã không ngừng cải tổ và hoàn thiện bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũ thợ lành nghề, đổi mới và bổ sung dây chuyền công nghệ. Chính điều đó đã tạo điều kiện để Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổng Công ty dệt may Việt Nam giao phó đồng thời không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. * Về tổ chức công tác kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty gọn nhẹ nh−ng có hiệu quả, đáp ứng đ−ợc yêu cầu công việc. Các nhân viên của phòng tài chính kế toán đ−ợc phân công công việc một cách cụ thể, khoa học, không bị chồng chéo công việc với nhau, đảm bảo tính độc lập cũng nh− khả năng phối kết hợp giữa các kế toán viên. Bên cạnh đó, việc phân công lao động kế toán cũng phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của từng cá nhân, tận dụng đ−ợc kinh nghiệm của kế toán viên lâu năm cũng nh− sự năng động, sáng tạo của lớp trẻ. Việc áp dụng phần mềm kế toán vi tính b−ớc đầu đã có tác dụng trong việc quản lý tài sản, theo dõi và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cho công tác kế toán. Nhờ vậy, phòng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đ−ợc giao, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời giúp lãnh đạo Công ty đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Nhìn chung, hệ thống chứng từ mà Công ty đang sử dụng đều phù hợp với mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Quy trình luân chuyển chứng từ tại Công ty đ−ợc kiểm soát khá chặt chẽ, giúp cho ban Giám đốc và Kế toán tr−ởng theo dõi sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hệ thống tài khoản của Công ty đ−ợc mở chi tiết đến tài khoản cấp 3, đáp ứng đ−ợc công tác hạch toán chi tiết tài sản và nguồn vốn tại Công ty. Hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty cũng đ−ợc mở và ghi chép một cách linh hoạt so với chế độ kế toán. Các báo cáo quyết toán đ−ợc lập theo đúng nguyên tắc và thời gian quy định.

* Về công tác tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành

Công ty cổ phần may Hồ G−ơm do nhận thức đ−ợc ý nghĩa quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nh−ng không làm ảnh h−ởng đến chất l−ợng sản phẩm sản xuất trong nền kinh tế thị tr−ờng có sự cạnh tranh gay gắt nên công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất đ−ợc quan tâm chú ý và nhận đ−ợc sự chỉ đạo th−ờng xuyên của các cấp lãnh đạo.

+ Việc quản lý chi phí nguyên vật liệu theo định mức là hoàn toàn đúng đắn. Với đặc điểm của ngành may mặc, định mức chi phí nguyên vật liệu cho mỗi sản phẩm đã đ−ợc phòng kỹ thuật xây dựng cụ thể và khá chính xác. Nguyên vật liệu xuất dùng cho các phân x−ởng đ−ợc căn cứ trên số l−ợng sản phẩm sản xuất ra theo kế hoạch sản xuất và định mức cho mỗi loại sản phẩm. Vì vậy, chi phí nguyên vật liệu của Công ty phản ánh chính xác, phù hợp với chi phí thực tế phát sinh.

+ Công ty đang áp dụng hình thức trả l−ơng theo sản phẩm cho tất cả các công nhân trực tiếp sản xuất. Việc làm này tác động đến lợi ích vật chất trực tiếp của ng−ời lao động. Đồng thời công ty còn áp dụng chế độ tiền th−ởng cho ng−ời lao động theo các mức th−ởng A, B, C, D đối với những công nhân hoàn thành và hoàn thành v−ợt mức chỉ tiêu sản xuất đ−ợc giao. Vì vậy, có tác dụng khuyến khích công nhân hăng hái lao động, nâng cao năng suất, làm giảm chi phí nhân công.

L−ơng sản phẩm trả cho công nhân trực tiếp sản xuất đ−ợc tính trên đơn giá tiền l−ơng cho từng sản phẩm. Đơn giá tiền l−ơng đ−ợc phòng tổ chức hành chính xây dựng chi tiết, căn cứ vào giá bán sản phẩm và định mức thời gian làm việc từng công việc, cấp bậc thợ cần sử dụng ở công đoạn đó. Việc xây dựng đơn giá l−ơng nh− vậy giúp quản lý chi phí nhân công trực tiếp đối với từng mã sản phẩm chặt chẽ, hợp lý và đảm bảo tính giá thành sản phẩm đ−ợc chính xác.

+ Mọi chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất chung tại các phân x−ởng đều đ−ợc ký duyệt chặt chẽ, nhằm đảm bảo các chi phí phát sinh là hợp lý và tiết kiệm.

3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nh−ợc điểm cần khắc phục

Bên cạnh những −u điểm đã đạt đ−ợc khá thành công trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm những năm vừa qua, thì ở Công ty cổ phần may Hồ G−ơm vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đây là điều khó tránh khỏi. Song theo em,

điều quan trọng ở đây là tìm thấy đ−ợc những điều còn tồn tại và có đ−ợc những biện pháp khắc phục nhằm làm cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

* Về việc sử dụng phần mềm kế toán:

Mặc dù, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán trong công tác hạch toán kế toán, song phần mềm này còn nhiều bất cập. Chẳng hạn nh− ch−ơng trình không đặt định khoản tr−ớc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh th−ờng xuyên, điều đó làm giảm tốc độ cập nhật và có thể sai sót trong quá trình hạch toán. Hơn nữa, một số phần hành kế toán vẫn phải tính toán thủ công nh− việc tính l−ơng cho cán bộ công nhân viên. Điều này làm tăng khối l−ợng công việc cho nhân viên Công ty.

* Về công tác quản lý chi phí

Trong quá trình sản xuất luôn phát sinh các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra. Tuy nhiên việc xác định chi phí của những loại sản phẩm này ch−a đ−ợc coi trọng đúng mức. Chỉ có một phần nhỏ sản phẩm hỏng đ−ợc gia công lại để bán trong thị tr−ờng nội địa, còn phần lớn đ−ợc coi là phế liệu nhập kho. Công ty ch−a xây dựng định mức cho sản phẩm hỏng, ch−a xây dựng quy chế về bồi th−ờng thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra. Điều này ảnh h−ởng lớn tới công tác quản lý chi phí, không quy kết trách nhiệm sản xuất sản phẩm hỏng cho công nhân trực tiếp sản xuất, ý thức của công nhân trong sản xuất sẽ không cao, góp phần làm tăng chi phí sản xuất.

* Về trích l−ơng nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất

Tiền l−ơng của công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm nh−ng Công ty đã không thực hiện trích tr−ớc tiền l−ơng nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc này sẽ tạo ra sự tăng đột biến của giá thành sản phẩm trong kỳ khi những khoản chi phí này phát sinh.

* Về việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và nhân viên quản lý phân x−ởng

Theo cách tính chi phí nhân công trực tiếp hiện nay của Công ty thì chi phí nhân công trực tiếp đ−ợc xác định trên đơn giá tiền l−ơng cho cả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân x−ởng. Nh− vậy, tiền l−ơng sản phẩm, các khoản trích theo l−ơng của nhân viên phân x−ởng đ−ợc hạch toán vào TK622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”. Theo quy định của Bộ Tài chính, TK622 đ−ợc dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền l−ơng, phụ cấp...cho nhân viên phân x−ởng. Việc hạch toán nh− trên không phù hợp với chế độ tài chính về phân loại các khoản mục chi phí.

Mặt khác, theo quy định BHTN bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2009 với quy định doanh nghiệp phải đóng 1% trên số l−ơng trả cho ng−ời lao động và ng−ời lao động phải đóng 1% từ tiền l−ơng của mình nh−ng doanh nghiệp vẫn ch−a trích.

* Về hình thức kế toán áp dụng:

Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các hình thức kế toán, đó là: Nhật ký chung, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký sổ cái, hình thức kế toán máy. Tuy nhiên, hình thức kế toán Nhật ký chứng từ mà Công ty đang áp dụng là hình thức kế toán phức tạp, sổ sách cồng kềnh, nên dù đã sử dụng phần mềm kế toán nh−ng Công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác hạch toán kế toán do khối l−ợng công việc quá lớn.

3.4. một số ý kiến nhằm hoμn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vμ tính giá thμnh sản phẩm tại công ty cổ phần may hồ G−ơm

Xuất phát từ thực trạng công tác kế toán ở Công ty, để từng b−ớc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, Công ty cần có biện pháp để phát huy mặt tích cực đồng thời hạn chế những khuyết điểm còn tồn tại.

Việc hoàn thiện này về cơ bản phải dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Phải dựa trên hệ thống kế toán do Bộ Tài chính ban hành áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung và cho các doanh nghiệp sản xuất nói riêng.

- Thực hiện đúng quy định của Nhà n−ớc về các sổ sách kế toán, tài khoản sử dụng.

- Vận dụng đ−ợc các yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị để đ−a ra các giải pháp cho phù hợp, đồng thời không trái với quy định chung.

- Đảm bảo đ−ợc tính kinh tế của công tác kế toán.

ý kiến thứ nhất: Về phần mềm kế toán mà Công ty áp dụng

Trên thị tr−ờng hiện nay có rất nhiều loại phần mềm kế toán khác nhau trong đó FPC 3.2 là phần mềm đang đ−ợc Công ty áp dụng. Tuy nhiên, tính động của phần mềm kế toán này không cao, dẫn tới khó khăn trong công tác hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh có yếu tố mới. Khi nhập số liệu vẫn phải nhập định khoản vào máy bằng tay, điều này làm giảm tốc độ cập nhật và có thể xảy ra sai sót trong quá trình hạch toán. Mặc dù các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, song rất ít xuất hiện các nghiệp vụ mới mà

chủ yếu là lặp đi lặp lại, do vậy Công ty cần kết hợp với nhà cung cấp phần mềm kế toán để tạo ra các định khoản mặc định sẵn trong ch−ơng trình, nhằm giảm bớt thao tác nhập số liệu nh−ng vẫn đảm bảo tính chính xác cao.

ý kiến thứ hai: Về việc hạch toán các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng

Theo lý luận thì mọi khoản thiệt hại trong sản xuất cần đ−ợc theo dõi một cách chặt chẽ theo nguyên tắc: những khoản thiệt hại trong định mức thì đ−ợc tính vào giá thành sản phẩm, còn những khoản thiệt hại ngoài định mức thì không đ−ợc phép tính vào giá thành sản phẩm mà coi chúng là chi phí thời kỳ hoặc quy trách nhiệm bồi th−ờng cho những ng−ời gây ra.

Nhằm mục đích nâng cao công tác quản lý chi phí, phòng kỹ thuật của Công ty nên xây dựng định mức sản phẩm hỏng cho phép ở mỗi khâu sản xuất, tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp của công việc ở khâu đó. Nếu sản phẩm hỏng ở khâu nào trong dây chuyền sản xuất v−ợt quá định mức, Công ty cần xem xét nguyên nhân rõ ràng để có biện pháp xử lý thích hợp và quy trách nhiệm bồi th−ờng.

Để hạch toán các thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra, kế toán cần dựa vào mức sản phẩm hỏng để xác định số l−ợng sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức, từ đó xác định giá trị sản phẩm hỏng. Giá trị của sản phẩm hỏng có thể xác định căn cứ trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, hoặc tính trên giá thành của sản phẩm hoàn thành.

+ Đối với các sản phẩm hỏng trong định mức: thiệt hại bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa đ−ợc và phần chi phí sửa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị thu hồi (nếu có), đ−ợc hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ.

+ Đối với những sản phẩm hỏng ngoài định mức: kế toán theo dõi riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm này trên TK1381 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), xem xét nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Sau khi trừ đi phế liệu thu hồi, bồi th−ờng (nếu có), số thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ đ−ợc trừ vào quỹ dự phòng tài chính hoặc vào chi phí khác. Ph−ơng pháp hạch toán nh− sau:

- Khi phát sinh sản phẩm hỏng ngoài định mức: Nợ TK 1381

Có TK 154: Giá trị sản phẩm hỏng - Khi xác định các biện pháp xử lý sản phẩm hỏng:

Nợ TK 111, 334, 1388: Giá trị nhận bồi th−ờng Nợ TK 152 : Giá trị phế liệu thu hồi

Nợ TK 811, 415 : Số thiệt hại thực Có TK 1381

ý kiến thứ ba: Về trích tr−ớc tiền l−ơng nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí, do vậy để

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may hồ gươm (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)