Xu hướng đa dạng hoá về đề tài phản ánh trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 83)

sống báo chí. Đó cũng chính là quá trình trả lại cho phóng sự báo chí những khả năng vốn có của nó ngày càng đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của cuộc sống.

Cuộc sống luôn vận động và phát triển theo quy luật của nó. Hàng ngày có bao nhiêu sự kiện, vấn đề lớn, nhỏ diễn ra. Đó là nguồn đề tài vô cùng quý giá cho báo chí, nhất là thể loại phóng sự. Phóng sự ngày càng đi sâu khám phá những góc khuất, khía cạnh của cuộc sống, nhờ vậy mà thể loại này trở nên gần gũi với cuộc sống đời thường hơn. Mục đích của phóng sự cũng là nhằm hướng tới những con người nằm trong những sự việc, sự kiện, vấn đề diễn ra đó.

Một điều dễ nhận thấy là đề tài được phản ánh trong phóng sự đã có sự biến đổi theo bối cảnh xã hội của đất nước. Phóng sự từ chỗ viết về những con người Việt Nam quật cường trong chiến đấu và lao động sản xuất, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đến nay phóng sự đã bám sát những đề tài phong phú của cuộc sống đời thường và phản ánh chúng một cách linh hoạt, năng động và khiến cho công chúng ngày càng tin tưởng và yêu mến thể loại này. Từ sự chuyển biến đó, vai trò của cái “tôi” cá nhân trong tác phẩm phóng sự cũng được phát huy, nhà báo có thể thể hiện thái độ, quan điểm của mình trước một sự kiện, vấn đề trên cơ sở khách quan, trung thực. Chính vì thế, mà những tác phẩm phóng sự khi được đăng tải đã gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng.

Có thể khẳng định rằng: chính công cuộc đổi mới đã tạo cơ sở xã hội cho phóng sự báo chí ở nước ta từng bước đa dạng hoá về đề tài theo hướng ngày càng gẫn gũi với đời sống.

Đa dạng hoá đề tài ngày càng gần gũi với cuộc sống là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với nghề báo, đặc biệt là với người viết phóng sự. Bởi ai cũng biết, đã làm báo trước hết là phải gắn với vấn đề thời sự. Tính thời sự là một yêu cầu cần thiết cho phong cách làm báo hiện đại. Nhưng để đảm bảo tính thời sự thì đòi hỏi nhà báo phải gắn với cuộc sống, khi đó nhà báo mới trả lời được câu hỏi: cái gì, xảy ra hôm nay trong cuộc sống và ý nghĩa của nó như thế nào, để thông tin với bạn đọc. Nhà báo viết phóng sự phải tìm ra được đề tài mới nhưng phải gắn với nhu cầu cần được thông tin của độc giả.

Người viết phóng sự muốn hiểu được cái gì bạn đọc mong muốn được thông tin thì chỉ có cách phải lăn lộn trong cuộc sống. Đó là yêu cầu đầu tiên của cái gọi là hay, là hấp dẫn. Thế là nhà báo phải đi, phải hoà nhập vào cuộc sống thì mới biết được điều độc giả trông đợi.

Nhà báo bên cạnh việc thông tin, còn phải đánh giá, phân tích ý nghĩa những sự kiện mới và cuối cùng là tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối sự kiện đó với những cách thức khác nhau. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến xu hướng đa dạng hoá đề tài gần với đời sống phù hợp với thực tế khách quan. Mỗi tác phẩm phóng sự muốn chiếm được sự yêu mến của độc giả thì nó đòi hỏi sự dày công, chăm chút của mỗi người viết dành cho nó. Với tác giả phóng sự, kiến thức được nhà báo sử dụng là kiến thức từ cuộc sống, cuộc sống cụ thể trong từng lĩnh vực cụ thể với bề dày cuộc sống của mình đã được tích luỹ trong nhiều năm. Nhưng nếu viết phóng sự mà nhà báo không đi vào cuộc sống thì làm sao hiểu được. Các phóng sự được viết tại văn phòng chỉ là những sản phẩm sách vở, sáo rỗng.

Một điều quan trọng nữa, các tác phẩm phóng sự không chỉ cung cấp thông tin, thể hiện quan điểm của các nhà báo mà phải tạo ra dư luận xã hội, cải tạo xã hội. Đó mới là mục đích cao nhất của mỗi tác phẩm báo chí nói chung, phóng sự nói riêng.

Hiện nay, các tác phẩm phóng sự là “bài đinh”, là “khẩu trọng pháo”, là thể loại để khẳng định thương hiệu, tiếng tăm, sức mạnh của tờ báo, nhà báo. Do vậy, quá trình khảo sát cho thấy, các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM, phóng sự đã trở thành một thể loại quan trong phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống. Chính vì vậy, khi nói rằng phóng sự hiện nay đang có xu hướng đa dạng hóa về để tài cũng có nghĩa là trong những năm qua, phóng sự báo chí ở nước ta đã có sự thay đổi, phát triển trong việc lựa chọn đề tài thể hiện, gắn với yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể.

Báo Tiền Phong, Thanh NiênTuổi trẻ TPHCM là những tờ báo được đánh

giá cao trong việc đa dạng hoá về đề tài. Đó cũng chính là một trong những ưu thế nổi bật trên các báo này. Do vậy, không phải tự nhiên mà khi nhắc đến phóng sự,

công chúng sẽ nói đến phóng sự trên báo Tiền Phong, báo Thanh Niên và báo Tuổi

trẻ TPHCM. Chúng ta có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể, sinh động cho việc đa

dạng hoá đề tài trên các báo này. Loạt bài phóng sự “Lương Chủ tịch, Tổng giám

đốc cao hay thấp?” (Báo Tiền Phong, Số ra ngày 7/12/2009) của nhóm tác giả

Phạm Tuyên - Ngọc Tiến đã được giải C Giải Báo chí toàn quốc năm 2009. Phóng sự nói về vấn đề tiêu cực của các lãnh đạo huyện Đắc R’lấp, tỉnh Đắc Nông lợi dụng chức quyền đã chiếm dụng và biến nhiều diện tích đất rừng của địa phương thành của cá nhân. Đồng thời, các quan chức đó cũng nhúng tay vào việc phá rừng. Quá trình tác giả đi viết bài là cả một quá trình tác giả lăn lội, nhập vai đầy khó khăn vất vả để tìm ra sự thật mà tác giả và mọi người khi biết đều cảm thấy xót xa. Trong khi Đảng và Nhà nước, nhân dân tin tưởng bầu ra họ và luôn mong muốn những nhà lãnh đạo đó khi được giao trách nhiệm quản lý sẽ hết lòng phục sự nhân dân, cống hiến sức lực và trí tuệ cho đất nước thì họ lại lợi dụng chức quyền để làm lợi cho bản thân và gia đình. Đó là những “con sâu làm dầu nồi canh”. Chi tiết tác giả viết về cuộc đối thoại giữa nhóm phóng viên báo Lao động với Chủ tịch UBND huyện Đắc R’lấp Trần Đình Mạnh đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề tác giả thắc mắc

trước đó: “Thưa ông, chúng tôi muốn hỏi trong Đắc R’tăng? “Của mấy người quen

chứ ổng không có đâu. Ngày nghỉ, chủ nhật họ làm. Nói chung, trong Đắc R’tăng tôi không rành”… Một câu hỏi khó khăn cho ông và cả chúng tôi: Ông Điểu Đỉnh, Chủ tịch HĐND xã Đắc R’tih nói ông có 270ha trong Đắc R’tăng? Chủ tịch Mạnh

giãy nảy: “Làm gì có! Là đứa em, nó có một miếng chừng 30ha đổ lại…” hay chi

tiết: “ Cũng tiền hậu bất nhiều như thế là thời điểm ông cầm chức khai hoang.

Thoạt đầu ông nói làm trước khi có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Đắc Lắc - đồng nghĩa với việc không “tranh phần” của dân – song khi chúng tôi “chiếu

tướng” về hành vi phá rừng, ông cải chính tắp lắp “Sau, sau chứ” (!?)”. Với nhiều

tình tiết thú vị khác, phóng sự đã thực sự đem đến cái nhìn sâu sắc, không hề mang tính chủ quan của tác giả. Nó thể hiện được năng lực khám phá, phát hiện và thể hiện vấn đề của tác giả trước một sự việc gai góc trong cuộc sống – Đó là vấn đề tham ô, tham nhũng của các quan chức, lãnh đạo hiện nay.

Cũng giống như báo Thanh Niên, các phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM đã thể hiện sinh động xu hướng đa dạng hoá về đề tài thể hiện. Ngoài những bài viết về chân dung những người nổi tiếng, báo cũng chú ý đề cập đến chân dung những con người bình thường như công nhân, nông dân… như các phóng sự “Ông Lý và

những đứa con nuôi” của Minh Tâm (Số ra Thứ tư, ngày 10/03/2010), May mền

tặng người nghèo của Minh Tâm (Số ngày Thứ bảy, ngày 22/05/2010), Cả nhà bắt

cướp của Đức Tuyên – Sơn Bình (Số ra Thứ năm, ngày 24/06/2010)... Trong phóng

sự: Ông Lý và những đứa con nuôi, tác giả nói về vợ chồng lương y nghèo Nguyễn

Minh Lý đã bảo bọc, nuôi dưỡng 20 đứa trẻ bị bỏ rơi từ lúc mới sinh đỏ hỏn cho đến trưởng thành... Mặc dù, hơn 30 năm qua, hai vợ chồng ông sống trong căn nhà xiêu vẹo được cất đậu trên mảnh đất nhà người khác ở thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu... Tác phẩm thể hiện sự đa dạng trong mảng đề tài trên báo này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)