Sự kiện và chi tiết trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 62)

Trong các tác phẩm phóng sự, sự kiện, chi tiết có vai trò cực kỳ quan trọng.

Tác phẩm báo chí tập I” đã định nghĩa về sự kiện như sau: “Sự kiện có vị trí quan

trọng nhất trong các yếu tố nội dung. Nó là chất liệu cơ bản nhất để sáng tạo nên tác phẩm báo chí, là tiêu chí đầu tiên, quan trọng nhất để đánh giá chất lượng thông tin. Sự kiện chi phối các yếu tố nội dung khác, là cơ sở hàng đầu trong việc

vận dụng các yếu tố hình thức nhằm tạo thành tác phẩm báo chí hoàn chỉnh” [14; tr.8].

Đối với tác phẩm báo chí, sự kiện giữ vai trò quan trọng nhất. Sự kiện – đó là tư tưởng, vấn đề, xung đột, chứng cứ, hình ảnh, chi tiết, sự khái quát… Toàn bộ sự phong phú về nội dung của tác phẩm báo chí đều liên quan mật thiết với sự kiện, biểu hiện chủ yếu qua sự kiện.

Tác phẩm báo chí tập I” cũng nêu ra khái niệm về chi tiết: “Chi tiết là

những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện. Chi tiết có thể là một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người hay một trạng thái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện. Thông qua các chi tiết nhà báo mô tả, phản ánh các sự kiện. Lôgíc vận động của sự

kiện trong tác phẩm là mối quan hệ giữa các chi tiết cụ thể” [14, tr.11].

Chính thông qua các chi tiết, sự kiện, tác giả có thể bộc lộ rõ những thái độ của mình trước những vấn đề của đời sống. Trong phóng sự, không phải tác phẩm phóng sự nào cũng có thể đề cập đến những sự kiện vì phóng sự sự kiện chỉ là một trong năm dạng phóng sự trên báo chí hiện nay, nhưng bất cứ tác phẩm phóng sự nào cũng phải có chi tiết. Chi tiết là minh chứng cho sự lăn lội, tham gia vào thực tế của tác giả. Một tác phẩm phóng sự có ít nhất 2 đến 3 chi tiết điển hình tự nó nói lên bản chất của sự việc, sự kiện, vấn đề mà đề cập là hết sức cần thiết. Mỗi một sự việc, sự kiện chứa nhiều chi tiết, các chi tiết đều có những khả năng biểu đạt vấn đề ở một góc độ và cấp độ nào đó. Chính vì thế mà trong quá trình thu thập thông tin nhà báo phải biết tìm những chi tiết đắt để cho vào bài viết. Việc tìm ra chi tiết đắt, có khả năng thể hiện được bản chất của sự việc, sự kiện một cách khách quan đảm bảo cho hiệu quả và chất lượng của bài viết.

Phóng sự trên báo Tiền Phong đã đề cập đến những sự thật xúc động thông

qua những sự kiện, chi tiết gây được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Có thể lấy

ví dụ bằng loạt phóng sự “Người từng bị văng khỏi cuộc sống” của nhà báo Xuân

Ba - Tùng Duy (ngày 17-22/10/2009). Loạt phóng sự đã đoạt giải khuyến khích Giải báo chí toàn quốc lần thứ 4 năm 2009. Loạt bài nói về số phận truân chuyên của nhà văn Trần Thị Nhật Tân. Kỳ 1: Tác giả trở về nơi sinh của nhà văn Nhật Tân

để tìm hiểu thân thế và cuộc sống của nhà văn, đồng thời giúp độc giả hiểu hơn về

quá trình đến với vă, thơ của nhà văn Trần Thị Nhật Tân. Kỳ 2 với nhan đề “Dòng

xoáy vào đời”, cách viết sắc bén, đan xen chính kiến của bản thân, cùng với sự liên

tưởng thú vị. Tác giả đã khéo léo đưa vào phóng sự những chi tiết ấn tượng đối với

độc giả. “Nghe chuyện của chủ nhân, chúng tôi thầm nghĩ, giá như trong không khí

cải cách giáo dục bây giờ vị thủ lĩnh Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân chắc sẽ tìm ở Nhật Tân nhiều sự đồng điệu nhưng mà chênh vênh mong manh

thay vào những năm đầu bảy mươi của thế kỷ trước ấy!” “Bao năm qua, mà chất

giọng chủ nhân vẫn nghẹn ngào khi nhắc đến lần bị một chuyên viên già của Bộ

Giáo dục đuổi thẳng thừng con điên gây rối này ra khỏi Văn phòng Bộ”. Trong kỳ 3

của phóng sự “Gặp người cha tinh thần”, tác giả viết: “Chúng tôi để ý đến đôi bàn

tay của nữ chủ nhân. Một người viết mà có đôi bàn tay như thế? Những ngón sần

sùi sứt sẹo có vẻ như ăn với khuôn mặt có những nét nhàu nhĩ...”. Những chi tiết tác

giả đưa vào tác phẩm càng khắc họa rõ hơn sự vất vả, khó khăn của nhà văn Nhật Tâm. Rồi những lời động viên của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã tiếp thêm sức mạnh cho nhà văn Trần Thị Nhật Tân. Sau cuộc gặp này, Trần Thị Nhật Tân có thêm một người cha - người cha tinh thần. Chi tiết hai lần đăng ký kết hôn nhưng không thành cô dâu cũng khiến độc giả phải chua xót cho số phận của Trần Thị Nhật Tân. Hay chi tiết trong bản di chúc của nhà văn Trần Thị Nhật Tân gây xúc

động mạnh đối với độc giả. “Tên tôi là Trần Thị Nhật Tân, nhà giáo, nhà văn. Tôi

viết di chúc trong lúc tỉnh táo khỏe mạnh. Ngôi nhà hai tầng tôi xây trên diện tích 180 mét vuông theo trước bạ. Cả cuộc đời tôi lao động cực nhọc mới có cơ ngơi này. Là người cầm bút, tôi thấu hiểu nỗi cơ cực của những nhà văn chân chính. Bởi vậy tôi có nguyện vọng là, sau khi tôi qua đời, tôi để ngôi nhà này làm từ thiện cho

các nhà văn nghèo khổ...”. Khi tác phẩm này được đăng tải trên báo Tiền Phong,

nhiều độc giả đã gửi thư bày tỏ sự cảm thông đối với nhà văn Trần Thị Nhật Tâm. Tác phẩm đã thực sự để lại dấu ấn trong lòng công chúng.

Những chi tiết, sự kiện gây được ấn tượng với bạn đọc trong các tác phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đại đồng đường” của tác giả Bùi Trần (Số 022, Thứ năm, ngày 22/1/2009). Tác giả nói về cuộc sống của một đại gia đình với 55 nhân khẩu ngày ngày vẫn thổi cơm ăn chung. Đó là gia đình ông Trần Minh Chuật ở xã Quan Hưng, huyện Phù Cừ, tỉnh

Hưng Yên. Tác giả viết “Tách chén còn có lúc va nhau sứt vòi, mẻ quai huống chi

là con người. Nhà có 4 thế hệ với mấy chục con người, già – trẻ - trai – gái có cả, mỗi người một tính, mỗi thế hệ có quan niệm sống riêng nên đôi lúc cũng xảy ra chuyện này chuyện nọ, thậm chí là to tiếng với nhau. Những lúc ấy, tôi phải đảm nhiệm vai trò của người cầm còi, tìm hiểu rõ ngọn ngành rồi đưa ra phán quyết cuối cùng. Được cái, tất cả đều răm rắp nghe theo; mấy đứa em, các con, các cháu đều sống chan hòa, yêu thương nhau nên chin bỏ làm mười, chuyện to hóa chuyện

nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì”. Với cách tổ chức sinh hoạt độc đáo, gia đình

ông đã được giới thiệu đến trong nước và nước ngoài về sự hòa thuận, đùm bọc yêu

thương nhau hiếm thấy, mà mọi gia đình đều mong muốn học tập..

Trong phóng sự “Cửu vạn chợ Gò” của tác giả Tiến Trình (Số 171, Thứ bảy,

ngày 20/6/2009) có viết: “Mỗi chuyến đai hàng trót lọt, trung bình đoạn đường trên

dưới 2 cây số từ nơi lấy đến nơi giao hàng, một cửu vạn được chủ hàng trả thù lao

từ 15 đến 20 ngàn đồng, tùy theo giá trị hàng và đoạn đường ”… “Kiếm tiền ở đây

có lúc dễ như… đi chơi, nhưng cũng có khi như… chạy giặc vậy” và chi tiết một nữ

đồng nghiệp không hiểu mất hàng kiểu gì, mà làm việc bao nhiêu ngày sau đành ngậm ngùi chấp nhận cuốn gói về làm vợ lẽ của ông chủ… để trả nợ.

Câu chuyện về những cô gái Việt Nam làm nghề mại dâm ở Singapore trong

loạt bài phóng sự “Mại dâm Việt ở Singapore” của tác giả Thục Minh (Số 180, Thứ

hai, ngày 29/6/2009 đến Số 184, Thứ sáu, ngày 3/7/2009) dưới đây sẽ đặt ra nhiều trăn trở cho độc giả về số phận của những cô gái làm nghề này.

Mở đầu cho phóng sự nhiều kỳ, tác giả Thục Minh đã đề cập thẳng vào vấn đề với Sapo ngắn gọn, xúc tích: “Chuyện những cô gái trẻ Việt Nam đi ra nước ngoài bằng visa du lịch nhưng thực chất lại hành nghề mại dâm giờ đây không còn là chuyện có thể làm ngơ được nữa. Hình ảnh quốc gia đang xấu đi khi có không ít trường hợp phụ nữ Việt Nam, là du học sinh và khách du lịch thật sự, vừa đặt chân

đến đảo quốc sư tử đã cảm thấy bị xúc phạm nặng nề do cách cư xử theo kiểu

“đánh đồng” của nhân viên công lực nước bạn”. Tác giả đã phải dùng cụm từ “cái

tát đau điếng” bởi thực trạng có rất nhiều cô gái Việt Nam làm cái nghề bán thân ở đất nước này. Rồi những câu chuyện đau lòng tại các con phố đèn đỏ, trong đó có những cái chết thương tâm đối với các cô gái người Việt làm nghề mại dâm. Để tìm hiểu kỹ hơn cuộc sống của những cô gái này, tác giả đã đưa ra cái nhìn từ con mắt

của một người trong cuộc. Tác giả đặt ra câu hỏi: Có như mong muốn của của họ

trước khi bước chân ra phi trường thực hiện chuyến viễn du? Qua đơn thư tố cáo

của một người mẹ, một sự thật được phơi bày. Đó là có cả một đường dây đưa gái Việt Nam qua Singapore làm nghề mại dâm. Con đường đến với nghề buôn phấn bán hoa cũng muôn hình vạn trạng, có người lấy chồng Singapore, có người đi du

lịch… và cách đối phó của cơ quan quản lý ở Singapore là “dùng cách tiếp cận thực

dụng để đối phó với tệ nạn mại dâm bằng cách khống chế nó trong phạm vi các khu

đèn đỏ truyền thống”. Cũng từ đó, các cô gái bán dâm cũng nghĩ ra đủ mọi cách để

chống lại sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Một thực tế đáng buồn là tình trạng những cô gái Việt sang Singapore vẫn không được giải quyết một cách triệt để.

Trong số các tác phẩm phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM cũng có nhiều chi

tiết, sự kiện gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng. Đây là một trong những

chi tiết như thế được trích trong phóng sự “Ông Năm Lình của người nghèo” của

Vân Trường. Phóng sự nói về ông Năm Lình đã giúp hàng trăm người ở xã Thanh Hòa có việc làm, thu nhập khá và có tới 139 hộ đem sổ hộ nghèo trả lại Nhà nước vì đã có của ăn của để. Như để chứng minh cho điều đó, tác giả trích dẫn tâm sự của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính nhân vật: “Tôi già rồi nên chỉ nghĩ cố gắng làm đủ ăn là phước đức rồi. Bon

chen làm giàu làm chi khi xung quanh mình vẫn còn hàng trăm người đang từng ngày vật lộn với cái ăn cái mặc. Tôi thấy mình còn sức khỏe, còn minh mẫn thì làm

gì đó giúp họ vượt qua khó khăn cũng là lẽ thường tình”. Kết thúc phóng sự, tác giả

viết: “Cái tâm trong sáng, hết lòng vì người nghèo của ông đã làm nhiều hội viên

chữ thập đỏ trong xã cảm động và tình nguyện giúp mỗi người một tay”. Người ta

không có gì là không được. Điều đó thật đúng với trường hợp của ông Năm Lình trong phóng sự. Phải chăng đó là thông điệp mà tác giả dụng ý muốn gửi đến mỗi độc giả khi đọc bài viết này.

Với báo chí, phóng sự đã cùng một lúc thực hiện vai trò đa chức năng: vừa thực thi nhiệm vụ mô tả, điều trần những sự thật nhức nhối, khuất lấp, vừa giúp mở mang, thức tỉnh, khai sáng nhận thức cho công chúng, đồng thời mang đến cho các thế hệ bạn đọc lúc đó một kênh giao tiếp mới, thú vị, tiện lợi hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 62)